Hệ thống pháp luật Trung Quốc

03/03/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Trung Quốc có quá trình lịch sử lâu đời với nền văn minh trải dài hàng chục thế kỷ. Lịch sử pháp luật Trung Quốc có thể chia thành hai (02) giai đoạn: Lịch sử pháp luật Trung Quốc truyền thống và lịch sử pháp luật Trung Quốc hiện đại. Trung Quốc truyền thống là nhà nước Trung Quốc dưới các triều đại trước triều đại nhà Thanh. Lịch sử pháp luật và cấu trúc pháp luật Trung Quốc truyền thống mang đặc điểm của chế độ phong kiến, đứng đầu là Hoàng đế và chịu ảnh hưởng của hai trường phái triết học cổ điển của Trung Quốc: Nho giáo và Chủ nghĩa tuân thủ pháp luật tuyệt đối (legalism).

1- Khái quát về hệ thống pháp luật Trung Quốc

Trung Quốc có quá trình lịch sử lâu đời với nền văn minh trải dài hàng chục thế kỉ. Lịch sử pháp luật Trung Quốc có thể chia thành hai giai đoạn: lịch sử pháp luật Trung Quốc truyền thống và lịch sử pháp luật Trung Quốc hiện đại.

Trung Quốc truyền thống là nhà nước Trung Quốc dưới các triều đại trước triều đại nhà Thanh. Lịch sử pháp luật và cấu trúc pháp luật Trung Quốc truyền thống mang đặc điểm của chế độ phong kiến, đứng đầu là hoàng đế và chịu ảnh hưởng của hai trường phái triết học cổ điển của Trung Quốc: Nho giáo và Chủ nghĩa tuân thủ pháp luật tuyệt đối (legalism).

Bộ luật lâu đời nhất của Trung Quốc truyền thống là Bộ luật nhà Đường ban hành vào thế kỉ thứ VII sau công nguyên. Bộ luật nhà Đường là nền tảng cho việc xây dựng và phát triển các bộ luật của các triều đại nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh và thậm chí cả nhà Thanh sau này. Những bộ luật và luật đó điều chỉnh cả những vấn đề đáng nhẽ phải được điều chỉnh bằng luật hình sự, theo cách tiếp cận pháp luật hiện đại. Tuy nhiên, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, không có sự phân biệt về phương diện luật học giữa luật hình sự và luật dân sự và các chế tài hình sự đôi khi được áp dụng đối với cả những hành vi mà ngày nay được điều chỉnh bởi luật dân sự.

Vì vậy, nếu một người muốn nhà nước can thiệp vào vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực luật tư, người đó sẽ phải cáo buộc bên bị về hành vi phạm tội nào đó. Các tranh chấp giữa các cá nhân (tranh chấp dân sự) có liên quan tới những vấn đề gia đình hoặc đất đai nói chung, thường được giải quyết bằng con đường hoà giải. Việc giải quyết tranh chấp không chính thức đó do những người lãnh đạo có uy tín hoặc người già trong các làng, xã đảm nhiệm. Luật áp dụng để hoà giải xung đột giữa các bên có tranh chấp là tập quán pháp và các quy phạm đạo đức.

Trong nhà nước Trung Quốc truyền thống, hoàng đế được trao cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Luật do hoàng đế sáng tạo ra có giá trị ràng buộc mọi chủ thể trong xã hội nhưng không có giá trị ràng buộc chính Hoàng đế. Tuy nhiên, cái được gọi là luật do hoàng đế ban hành chỉ chủ yếu nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hành chính và hình sự; luật tư hầu như không có và vì vậy vẫn phải dựa vào tập quán pháp. Với quyền lực tư pháp tối cao, hoàng đế có thể định tội cho các phạm nhân, áp đặt hình phạt hoặc sửa đổi phán quyết của các cơ quan xét xử cấp dưới.

Trung Quốc hiện đại là nhà nước Trung Quốc từ triều đại nhà Thanh trở đi. Đầu thế kỉ XX, nhà Thanh đã có những nỗ lực để hiện đại hoá hệ thống pháp luật Trung Quốc. Một số khía cạnh của hệ thống pháp luật Trung Quốc dưới triều đại Nhà Thanh (ví dụ : sự khắc nghiệt của thủ tục tố tụng hình sự và sự vắng bóng của luật thương mại) đã cho thấy sự sơ khai của pháp luật Trung Quốc so với các hệ thống pháp luật của các quốc gia khác trong cùng thời kì. Vì vậy, một sáng kiến đã được đưa ra vào năm 1904, đó là việc thành lập Văn phòng cải tổ pháp luật với nhiệm vụ dịch các bộ luật của nước ngoài để nghiên cứu và tham khảo, phục vụ cho việc xây dựng và ban hành luật mới. Sáng kiến thứ hai theo xu hướng hiện đại hoá là việc soạn thảo Đe cương Hiến pháp đế quốc (Imperial Constitutional Outline) vào năm 1908. Tuy nhiên, triều đại nhà Thanh đã bị sụp đổ vào năm 1911 trước khi kịp ban hành những đạo luật đã được soạn thảo.

Theo sau cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911, ước nguyện về một đất nước không bị các cường quốc văn minh phương Tây chi phối đã buộc Trung Quốc phải ban hành hàng loạt các bộ luật được soạn thảo dựa trên hình mẫu các bộ luật của các nước châu Âu lục địa. Bộ luật dân sự trong giai đoạn năm 1929 - 1931 bao gồm cả luật dân sự và thương mại, Bộ luật đất đai năm 1930 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 1932 đã lần lượt được đưa vào áp dụng. Như vậy về mặt hình thức, có thể nói, luật của Trung Quốc đã bị Âu hoá và vì vậy có thể tạm xếp hệ thống pháp luật Trung Quốc vào dòng họ civil law. ở Trung Quốc, cũng tương tự như ở Châu Âu lục địa khi đó, người ta có xu hướng quan tâm tới việc nghiên cứu về lí luận pháp luật.

Sau đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ra đời ngày 01 tháng 07 năm 1921) đã thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, vì vậy, hệ thống pháp luật Trung Quốc đã chuyển sang hướng mới theo mô hình của Liên Xô, dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự kiện này đã làm cho hệ thống pháp lụât Trung Quốc trở thành thành tố của dòng họ pháp luật mới, đó là dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa vào cuối thập kỉ thứ 8, đầu thập kỉ thứ 9 của thế kỉ XX đã một lần nữa đem đến những đổi thay cho hệ thống pháp luật Trung Quốc. Trong những năm gần đây, nhiều đạo luật điển hình của nền kinh tế thị trường đã được Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thông qua, ví dụ: Luật công ti năm 1993 (sửa đổi năm 1999 và 2005); Luật chứng khoán năm 1998 (sửa đổi năm 2005); Luật phá sản năm 2006 và Luật chống độc quyền năm 2007... Vì vậy, khó có thể nói ngày nay Trung quốc vẫn tiếp tục sở hữu hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa thuần túy. Thực chất, hệ thống pháp luật đó đã ít nhiều pha trộn với pháp luật phương Tây, pháp luật của chủ nghĩa tư bản. Hơn nữa, sự trở lại với Trung Quốc đại lục của Hong Kong năm 1997 theo thoả thuận giữa Chính phủ Trung Quốc với Chính phủ Anh (năm 1984) và của Macau năm 1999 theo thoả thuận giữa Chính phủ Trung Quốc với Chính phủ Bồ Đào Nha (năm 1987) đã làm cho hệ thống pháp luật Trung Quốc thêm phần phức tạp, đặc biệt với chính sách “một quốc gia, hai chế độ” của Đặng Tiểu Bình.

Chính phủ Trung Quốc đã và đang theo đuổi chính sách khoan dung thực dụng đối với Hong Kong và Macau nhằm mục đích kinh tế, với điều kiện chính sách áp dụng ở những miền đất mới được giành lại này không gây ảnh hưởng bất lợi tới an ninh chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc. Ngay từ năm 1957, Thủ tướng Chu Ân Lai đã chỉ rõ rằng Hong Kong và Macau hoàn toàn khác với Trung Quốc đại lục, vì vậy, cần phải có chính sách khác áp dụng với những miền đất này; rằng sẽ là sai lầm nếu Chính phủ Trung Quốc quản lí Hong Kong và Macau theo cùng phương thức với Trung Quốc đại lục; rằng Hong Kong có nền kinh tế thị trường tự do dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản và hoạt động theo mô hình tư bản chủ nghĩa, vì vậy không thể và không nên quản lí Hong Kong theo phương thức xã hội chủ nghĩa; ràng Hong Kong chỉ có thể tồn tại và thịnh vượng nếu được quản lí theo chế độ tư bản chủ nghĩa và chỉ bàng cách đó Trung Quốc có thể tận dụng được sự tăng trưởng kinh tế của Hong Kong.

Chủ trương nói trên của Thủ tướng Chu Ân Lai trong thập kỉ thứ năm của thế kỉ XX đã được thu nhỏ và thể hiện trong lời phát biểu nổi tiếng nhất của Đặng Tiểu Bình về “một đất nước có thể có hai chế độ”. Đặng Tiểu Bình còn khẳng định: “trừ khi họ không cố ý lật đổ chế độ của Đại lục, chúng tôi sẽ không tìm cách lật đổ họ”. Đó chính là cốt lõi của chính sách “một đất nước, hai chế độ”

Như vậy, sau khi Hong Kong và Macau được trả về với đại lục, Trung Quốc, từ một hệ thống pháp luật điều chỉnh nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã trở thành một hệ thống pháp luật đa dạng, gồm những thành tố của pháp luật xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn chuyển đổi, của common law (trong địa phận của Hong Kong) và của civil law (trong địa phận của Macau). Theo các tuyên bố chung và theo các luật cơ bản (Tiểu Hiến pháp) của cả Hong Kong và Macau, pháp luật ở hai vùng này về cơ bản không thay đổi, cả hai vùng vẫn tiếp tục hưởng quyền lập pháp và tư pháp độc lập để duy trì sự thịnh vượng và ổn định của mỗi vùng. Với tư cách là những khu vực hành chính đặc biệt, độc lập về phương diện pháp luật, Hong Kong vẫn tiếp tục duy trì hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng sâu sẳc của hệ thống pháp luật Anh, thuộc dòng họ common law; còn Macau vẫn tiếp tục duy trì hệ thống pháp luật chịu sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Bồ Đào Nha, thuộc dòng họ civil law.

Hệ thống pháp luật của Đặc khu hành chính Hong Kong: Hong Kong vẫn giữ lại quyền lập pháp, thực thi bởi những dân biểu do địa phương bầu ra, có quyền ban hành luật với điều kiện những đạo luật này không trái với các quy định trong Tiểu Hiến pháp (Luật cơ bản) của Hong Kong. Cơ quan lập pháp của Hong Kong chịu trách nhiệm báo cáo với ủy ban thường trực của Quốc hội nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, cơ quan lâp pháp tối cao của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Tất cả các văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp trước kia của Hong Kong ban hành vẫn tiếp tục có hiệu lực nếu không trái với Luật cơ bản của Hong Kong. Cơ quan lập pháp được phép làm luật bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc.

Hệ thống pháp luật của Đặc khu hành chính Macau: Theo Tiểu Hiến pháp (Luật cơ bản) của Macau, sau khi thành lập Đặc khu hành chính Macau, quyền lập pháp của Macau vẫn được trao cho cơ quan lập pháp của Macau. Các thành viên của cơ quan lập pháp này vẫn tiếp tục do nhân dân địa phương bầu ra. Cơ quan lập pháp có quyền ban hành luật và chịu trách nhiệm báo cáo với ủy ban thường trực của Quốc hội nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, luật do cơ quan này ban hành phải phù họp với Luật cơ bản của Macau. Trừ những quy định trái với Luật cơ bản của Macau, các văn bản pháp luật, nghị định, các quy chế hành chính và các văn bản pháp luật khác của Macau trước đây vẫn tiếp tục có hiệu lực. Vì vậy, tương tự như Hong Kong, hệ thống pháp luật của Macau gồm Luật cơ bản của Macau, hầu hết các văn bản pháp luật có từ trước khi tái họp Macau với Trung Quốc đại lục và những văn bản pháp luật mới được ban hành bởi cơ quan lập pháp của Đặc khu hành chính Macau. Các văn bản pháp luật đã và đang được thông qua ở Macau rất khác với các văn bản pháp luật của Đại lục cả về hình thức và nội dung.

Hệ thống toà án của Hong Kong, tương tự như hệ thống toà án của Macau, có quyền tư pháp độc lập và là cấp xét xử phúc thẩm cuối cùng đối với các vụ việc diễn ra trong đặc khu hành chính, không chịu bất kì sự can thiệp nào từ phía Đại lục. Mọi vụ việc sẽ được xét xử theo luật của mỗi đặc khu hành chính. Toà án Hong Kong còn có thể viện dẫn án lệ của các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ common law nếu cần. Riêng cấp xét xử phúc thẩm cuối cùng của Hong Kong có quyền mời thẩm phán của các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ common law tham gia vào quá trình tố tụng.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thẩm phán ở Hong Kong cũng tương tự như ở Macau, được tiến hành bởi Thủ tướng (chief executive) của Đặc khu, trên cơ sở kiến nghị của ủy ban độc lập của thẩm phán địa phương, gồm các thẩm phán địa phương, những người đại diện cho giới hành nghề luật và những người đặc biệt khác (prominent persons). Tiêu chí để lựa chọn thẩm phán là kĩ năng xét xử và phẩm chất nghề nghiệp của từng người.

Như vậy, hệ thống pháp luật của các Đặc khu hành chính Hong Kong và Macau rất khác nhau vì mỗi đặc khu đã thừa hưởng di sản pháp lí từ một nước thực dân có hệ thống pháp luật thuộc những dòng họ pháp luật rất khác nhau. Và cũng chính vì thế, cho tới nay, mặc dù cả hai đặc khu này đều thuộc về chính phủ Trung Quốc nhưng Trung Quốc vẫn không có sự thống nhất về phương diện pháp luật. Có thể nói, Trung Quốc ngày nay là một quốc gia với hai chế độ và ba hệ thống pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tư vấn hợp đồng (Luật sư hợp đồng) của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Hệ thống toà án Trung Quốc

Hệ thống toà án của nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập theo Điều 123 - 135 của Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và gồm các toà án nhân dân, đứng đầu là Toà án nhân dân tối cao, tiếp đến là các toà án nhân dân cấp cao, rồi các toà án nhân dân cấp trung và cuối cùng là các Toà án nhân dân cơ sở. Toà án nhân dân cấp cơ sở có tới hơn 3000 toà đặt ở khắp các tỉnh và lại được tiếp tục chia thành 20.000 đơn vị nhỏ hơn gọi là các cơ quan tài phán địa phương đặt tại các thành phố và làng xã. Có khoảng 376 toà án nhân dân cấp trung và 31 toà án nhân dân cấp cao đặt tại các tỉnh. Đây là kiểu tổ chức hệ thống toà án khá phổ biến của các nước xã hội chủ nghĩa.

Toà án nhân dân tối cao là cấp xét xử cao nhất trong hệ thống xét xử của Trung Quốc với ba toà chuyên trách: hình sự, dân sự và kinh tế. Toà có quyền thành lập các toà chuyên trách khác khi cần. Toà có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các vụ việc theo quy định của pháp luật hoặc đối với những vụ việc mà toà thấy rằng toà cần phải trực tiếp xét xử sơ thẩm. Toà cũng có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ việc đã được xét xử bởi toà án nhân dân cấp cao và toà án nhân dân đặc biệt khi có kháng cáo hoặc kháng nghỊ từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Toà án nhân dân tối cao còn có quyền giám sát hoạt động xét xử của các toà án nhân dân cấp dưới và toà án nhân dân đặc biệt.

Toà cũng có quyền giải thích những vấn đề có liên quan tới việc áp dụng pháp luật trong công tác xét xử. Trên thực tế, trong những năm gần đây, thực tiễn giải thích luật của Toà án nhân dân tối cao đã phát triển tới mức có thể gọi là “pháp luật thành văn của toà” (judicial legislation). Thẩm quyền này trước đây không được ghi nhận trong Hiến pháp, tuy nhiên, luật rất cần có văn bản hướng dẫn thi hành nhằm lấp lỗ hổng và để giải quyết những mâu thuẫn, những điểm mơ hồ trong các quy phạm pháp luật nằm trong các văn bản pháp luật đó. Đây là việc làm có ý nghĩa nhằm giúp các toà án cưỡng chế pháp luật hiệu quả. Vì lẽ đó, ngày nay, Toà án nhân dân tối cao có thêm quyền năng này.

Toà án nhân dân cấp cao là các toà án cấp tỉnh, cấp vùng tự trị và các thành phố trực thuộc trung ương. Cơ cấu tổ chức của toà gần giống với cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao. Toà có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đổi với những vụ việc luật định, những vụ việc được các toà án cấp dưới trực tiếp chuyển lên và những vụ án hình sự lớn có ảnh hưởng tới toàn tỉnh. Toà cũng có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ án đã được toà án cấp dưới xét xử khi có kháng cáo, kháng nghị.

Toà án nhân dân cấp trung có thẩm quyền xét xử sơ thẩm trong một số vụ việc như vụ việc được chuyển lên từ toà án nhân dần cơ sở, hầu hết các vụ việc có đương sự là người nước ngoài, các vụ án phản cách mạng, các vụ án hình sự có mức án tù chung thân hoặc tử hình, các vụ án hình sự mà người phạm tội là người nước ngoài. Toà cũng có thẩm quyết xét xử phúc thẩm đối với những vụ việc đã được xét xử bởi toà án nhân dân cơ sở khi có kháng cáo, kháng nghị.

Toà án nhân dân cơ sở là toà án ở cấp địa phương, có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các vụ việc hình sự có mức án thấp hơn án tử hình và án tù chung thân; xét xử vụ dân sự không có yếu tố nước ngoài. Toà án nhân dân cơ sở có quyền chuyển những vụ việc có tính chất nghiêm trọng tới toà án cấp trên để giải quyết.

Ngoài ra, trong hệ thống toà án Trung Quốc còn có một số toà án chuyên biệt, ví dụ: những toà án giải quyết các vấn đề về vận tải đường săt, về rừng, về quân giải phóng nhân dân và về hàng hải. Thẩm quyền của các toà án được quy định một phần trong Hiến pháp, một phần trong Luật tổ chức toà án nhân dân, Luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính.

Các đương sự, nói chung, bị giới hạn quyền kháng cáo và chỉ được kháng cáo một lần theo phương châm “phán quyết cuối cùng bởi cơ quan tài phán thứ hai”. Các vụ việc được đưa ra xét xử phúc thẩm đều được rà soát lại cả về cơ sở pháp lí mà toà án sơ thẩm đã áp dụng để xét xử và cả về tình tiết vụ việc. Yêu cầu xét xử phúc thẩm phải được thể hiện bằng đơn kháng cáo hoặc kháng nghị. Đơn kháng cáo có thể do các bên có liên quan tới vụ việc, do bị đơn hoặc do người bị hại gửi tới toà. Đơn kháng nghị do viện kiểm sát gửi tới toà trong những vụ việc hình sự khi viện kiểm sát tin rằng phán quyết của toà sơ thẩm đã áp dụng sai luật hay bản án có lỗi về các tình tiết vụ việc. Trong các vụ việc dân sự thường thì viện kiểm sát không giành quyền kháng nghị trực tiếp mà có thể đề xướng việc giám sát xét xử thông qua kháng nghị. “Giám sát xét xử” là thuật ngữ được sử dụng để hàm chỉ quyền xem xét lại phán quyết lần cuối cùng, có thể xảy ra trong một số tình huống xét xử các vụ việc hình sự.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Thủ tục tố tụng tại Trung Quốc

[a] Thủ tục tố tụng dân sự:

Thủ tục tố tụng dân sự được tiến hành theo Luật tố tụng dân sự năm 1991 theo đó, một vụ việc bắt đầu tại toà án sơ thẩm theo một trong hai hình thức: tố tụng thông thường và tố tụng rút gọn.

Tố tụng thông thường là hình thức tố tụng theo đó vụ kiện được bát đầu bằng đơn khiếu kiện được gửi tới toà, tại đó toà sẽ xem xét liệu đơn có đáp ứng yêu cầu để cố thể thụ lí. Khi đơn khiếu kiện hợp lệ, toà án sẽ tiếp nhận đơn và giải quyết vụ việc. Nếu toà án quyết định không tiếp nhận vụ khiếu kiện để xét xử, quyết định này của toà có thể bị nguyên đơn kháng cáo. Trường hợp vụ việc được toà chấp nhận, toà sẽ phải gửi thông báo tới bị đơn. Bị đơn có quyền gửi đơn bác lại đơn khiếu kiện của bên nguyên.

Trước khi tiến hành xét xử, toà có nghĩa vụ rà soát lại toàn bộ hồ sơ vụ việc và điều tra để thu thập chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ việc. Toà cũng có thể tiến hành hoà giải nhàm giúp hai bên đương sự tự nguyện giải quyết tranh chap. Neu việc hoà giải trong giai đoạn tiền xét xử không thành, các bên phải thông báo cho toà về việc vụ án cần được xét xử và khi nào họ sẽ sẵn sàng tham dự phiên toà.

Thủ tục tố tụng thông thường gồm ba giai đoạn: (1) Giai đoạn điều tra do toà tiến hành: toà sẽ triệu tập các bên có tranh chấp và nhân chứng để chất vấn và đưa ra các chứng cứ viết cũng như tang vật; (2) Giai đoạn tranh luận tại toà: là khi luật sư của các bên đương sự tranh cãi, đưa ra lí lẽ để bảo vệ cho thân chủ của mình; (3) Giai đoạn ra phán quyết.

Tố tụng rút gọn là hình thức tố tụng được sử dụng tại toà án cấp cơ sở để giải quyết các vụ việc dân sự đơn giản, theo cách thức không nghi thức. Khiếu kiện của bến nguyên có thể được trình bày bằng miệng hoặc các bên tranh chấp có thể cùng nhau trực tiếp tới toà và yêu cầu toà ngay lập tức ra phán quyết. Trong trường hợp đó, thường chỉ có một thẩm phán đứng ra xét xử vụ việc theo thủ tục rất không nghi thức.

Kháng cáo có thể do một trong hai bên, bên nguyên hoặc bên bị gửi tới toà án cao hơn toà án sơ thẩm một cấp. Một hội đồng thẩm phán sẽ tiến hành rà soát lại toàn bộ các tình tiết vụ việc và luật áp dụng mà toà án sơ thẩm đã dựa vào để giải quyết vụ việc. Tại toà phúc thẩm, việc hoà giải cũng có thể được tiến hành. Phán quyết của toà phúc thẩm là phán quyết cuối cùng và có giá trị ràng buộc các bên đương sự và những bên có liên quan. Tuy nhiên, thủ tục xét xử giám đốc thấm (adjudicative supervision) cũng có thể được áp dụng đối với vụ việc đã được xét xử phúc thẩm nếu có đơn của toà án, của một bên đương sự hoặc của Viện kiểm sát.

[b] Tố tụng hình sự:

Thủ tục tố tụng hình sự được áp dụng tại toà án nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa theo Luật tố tụng hình sự năm 1979 và Luật sửa đổi Luật tố tụng hình sự năm 1996, gồm năm bựớc: tố cáo, điều tra, khởi tố, xét xử và thi hành án.

Việc tố cáo và điều tra có thể được tiến hành bởi cơ quan công an hoặc viện kiểm sát. Thông thường, cơ quan công an sẽ chịu trách nhiệm cầm chân nghi can (mà không cần có sự uỷ quyền trước từ phía viện kiểm sát), thực hiện việc bắt giữ (cần có sự uỷ quyền của viện kiểm sát), xét hỏi ban đầu và giám sát nơi cư trú.

Việc khởi tố sẽ do viện kiểm sát tiến hành nếu có kết luận điều tra rằng thực sự tội ác đã được thực hiện. Viện kiểm sát cũng có quyền chất vấn nghi can và đưa ra một trong bốn quyết định có thể: (1) Trả lại vụ việc cho cơ quan công an điều tra thêm; (2) Thực hiện khởi tố; (3) Tha không khởi tố nghi can; (4) Quyết định không khởi tố.

Trường hợp viện kiểm sát ra quyết định khỏi tố, vụ việc sẽ được chuyển tới toà án cấp sơ thẩm, thường là toà án nhân dân cấp cơ sở, tuỳ theo bản chất của hành vi phạm tội. Tại phiên toà xét xử, tố tụng xét hỏi và tố tụng đối kháng được sử dụng kết hợp theo đó, các thẩm phán có quyền chất vấn bị cáo và các bên có liên quan (công tố viên, luật sự biện hộ, nhân chứng và nạn nhân); công tố viên phỏng vấn nhân chứng và nếu được phép, bị cáo và luật sư biện hộ cũng được chất vấn nhân chứng; công tố viên, nạn nhân được phép đưa ra lí lẽ để buộc tội bên bị; bị cáo và luật sư biện hộ được phép đưa ra lí lẽ chứng minh sự vô tội của bên bị.

Sau khi toà án sơ thẩm đã tuyên án, vụ việc vẫn có thể được xét xử phúc thẩm bởi toà án cấp trên, nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị. Bị cáo hoặc người tư tố được phép kháng cáo trong giai đoạn luật định. Viện kiểm sát cũng có thể kháng nghị nếu không đồng ý với quan điểm của toà án sơ thẩm đã xét xử vụ án. Phán quyết của cấp xét xử phúc thẩm có giá trị ràng buộc các bên, tuy nhiên, cũng có thể bị bãi bỏ thông qua thủ tục xét xử giám đốc thẩm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thừa kế của Công ty Luật TNHH Everest.

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hệ thống pháp luật Trung Quốc được  chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Hệ thống pháp luật Trung Quốc có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Hệ thống pháp luật Trung Quốc

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.09094 sec| 1034.742 kb