Hiến đất làm đường, có lấy lại được không?

10/01/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Trường hợp hiến đât làm đường, nhà nước đã thu hồi, nhưng vì lý do nào đò, người sử dụng đất muốn lấy lại quyền sử dụng đất này. Hậu quả pháp lý của vân đề này như thế nào?

1- Căn cứ pháp lý của việc hiến đất

- Luật Đất đai năm 2013;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 102/2014/NĐ-CP của CHính phủ Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.

2- Quy định về thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất

Tại Điều 65 Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc Nhà nước thu hồi đất do người dân tự nguyện trả lại đất (hiến đất) và kèm theo quyết định thu hồi đất. Đồng nghĩa với việc người dân không còn quyền sử dụng đất nữa. Chi tiết Điều luật như sau:

1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:

a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;

đ) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

2. Việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều này phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

d) Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

3- Hiến đất làm đường có lấy lại được không

Hiến đất làm đường là hành vi của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tự nguyện hiến đất mà mình có quyền sử dụng với mục đích phục vụ cho việc làm đường, làm lối đi chung… vì vậy khi người dân hiến đất để xây dựng các công trình trên đều phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất.

Cụ thể tại khoản 3 Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có quy định về vấn đề này như sau:

3. Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định.”

Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai năm 2013 quy định về sự đảm bảo của Nhà nước đối với người sử dụng đất có đề cập không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao như sau:

Điều 26. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất … 5- Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Từ những Điều luật trích dẫn ở trên cho thấy, khi đã hiến đất làm đường thì sẽ không lấy lại được. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã tự nguyện giao để làm các công trình công cộng và đồng thời chủ sở hữu mảnh đất đó đã không còn quyền sử dụng nữa.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

4- Thẩm quyền thu hồi đất hiến làm đường

Thẩm quyền thu hồi đất trong trường hợp này được quy định tại Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

1- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: (a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; (b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

(a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; (b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3- Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất”.

Như vậy khi thu hồi đất hiến làm đường sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tiến hành thu hồi.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

5- Xử lý đối với trường hợp lấn chiếm đất

Với phần đất đã hiến để làm đường theo quy định của pháp luật phần đất đó đã thuộc về quyền sở hữu chung của xã hội và do Nhà nước quản lý, người đã hiến đất không có quyền lấy lại phần đất đã hiến làm đường như phân tích ở trên.

Phần đất đã hiến sẽ nằm trong sự quản lý của chính quyền địa phương nên nếu ai chiếm dụng sẽ là hành vi chiếm dụng bất hợp pháp, lấn chiếm đất. Với hành vi này sẽ bị xử lý hành chính căn cứ tại Điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP, chi tiết như sau:

1- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4- Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5- Biện pháp khắc phục hậu quả: (a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; (b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này".

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hiến đất làm đường, có lấy lại được không? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Hiến đất làm đường, có lấy lại được không? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. 

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org. vn.

0 bình luận, đánh giá về Hiến đất làm đường, có lấy lại được không?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18132 sec| 978.594 kb