Hiệp định TRIPs về thực thi quyền sở hữu trí tuệ

20/09/2022
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Hiệp định TRIPs quy định về những khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có những yêu cầu chung về vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

1- Tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ

Xuất phát từ bản chất pháp lý, quyền sở hữu trí tuệ có thế được tiếp cận theo các tiêu chí khác nhau, cụ thể:

[a] Dưới góc độ lý luận, quyền sở hữu trí tuệ có thế được hiếu theo hai phương diện:

- Theo khách quan, đây là tồng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo ra, xác lập, cũng như sử dụng và định đoạt các đối tượng sở hữu trí tuệ.

- Theo phương diện chủ quan, quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức đối với đối tượng sở hữu trí tuệ.

[b] Dưới góc độ đối tượng quyền: Quyền sở hữu trí tuệ được chia làm ba nhánh tuỳ thuộc vào đối tượng quyền:

- Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;

- Quyền sở hữu công nghiệp;

- Và quyền đối với giống cây trồng.

Các nhánh quyền này được tiếp cận theo cách thức liệt kê đối tượng cụ thể trong Luật sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

2- Thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, của cơ quan nhà nước và chủ thể khác có liên quan nhằm đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Theo nghĩa rộng, thực thi quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, của cơ quan nhà nước và chủ thể khác có liên quan nhằm đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Theo nghĩa hẹp, đây là cách thức, biện pháp để phát hiện và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khái quát về Hiệp định TRIPs

TRIPs là tên viết tắt của Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 và là một trong những trụ cột quan trọng nhất của WTO. Hiệp định dành riêng phần từ Điều 41 đến Điều 61 quy định về vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Hiệp định TRIPs đặt ra những yêu cầu chung về thực thi quyền sở hữu trí tuệ như sau:

(i) Các thành viên tham gia Hiệp định phải bảo đảm các thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng theo cách thức: Tránh không tạo ra rào cản cho hoạt động thương mại hợp pháp và bảo đảm chống lại việc lạm dụng;

(ii) Các thành viên bảo đảm thủ tục thực thi được tiến hành một cách công bằng, vô tư, không gây ra sự phức tạp hay tốn kém không cần thiết. Và không được đưa ra những giới hạn bất hợp lý về thời gian hay trì hoãn tùy tiện việc thực thi;

(iii) Các quyết định về vụ việc nên được thực hiện bằng văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời được gửi tới ít nhất là cho các bên để thực hiện đúng thời hạn và sẽ chỉ dựa trên các chứng cứ mà các bên đưa ra khi xét xử;

(iv) Các bên tham gia vụ kiện sẽ có cơ hội xem xét lại các quyết định hành chính cuối cùng và xem xét lại ít nhất là các khía cạnh pháp lý của các quyết định xét xử vụ việc ở cấp sơ thẩm. Ngoại trừ việc tuyên bố vô tội trong vụ án hình sự.

Tuy nhiên, Hiệp định TRIPs không áp đặt nghĩa vụ cho các thành viên trong việc thiết lập hệ thống cơ quan xét xử. Cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ khác với hệ thống cơ quan xét xử. Cho việc thực thi luật chung, theo đó dành cho các quốc gia thành viên quyền lựa chọn mô hình hay cơ quan thực thi phù hợp.

Căn cứ theo đó các quốc gia thành viên có quyền lựa chọn giữ nguyên hệ thống cơ quan xét xử và thực thi chung hoặc thiết lập các cơ quan xét xử riêng. Chẳng hạn như thành lập toà chuyên trách về sở hữu trí tuệ hoặc thành lập cơ quan điều phối thực thi riêng quyền sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

4- Các biện pháp bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPs

[a] Biện pháp dân sự

Yêu cầu thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự trong Hiệp định TRIPs nhấn mạnh đến tính công bằng và vô tư, quy định về thẩm quyền thu thập chứng cứ và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà án.

Hiệp định yêu cầu các thành viên quy định cho toà án thẩm quyền buộc bên vi phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, ngăn chặn, loại ra khỏi các kênh thương mại hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó bao gồm cả những hàng hoá nhập khẩu sau khi đã hoàn tất các thủ tục hải quan.

Hiệp định yêu cầu các thành viên quy định cho toà án thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thoả đáng cho chủ thể quyền nhằm bù đắp những thiệt hại mà họ đã phải gánh chịu. Khoản bồi thường sẽ bao gồm cả chi phí thuê luật sư.

Tại Điều 46 còn đưa ra những cách thức xử lý hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như:

- Tiêu hủy hàng hoá,

- Tiêu hủy cả các nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng để tạo ra hàng hoá vi phạm, nhằm giảm thiểu nguy cơ vi phạm tiếp tục xảy ra.

[b] Biện pháp hành chính

Hiệp định chỉ dành một điều luật quy định về thủ tục hành chính tại Điều 49. Cụ thể thủ tục hành chính có thể được áp dụng để giải quyết vụ việc về sở hữu trí tuệ, nhưng phải bảo đảm thủ tục này tuân thủ các nguyên tắc tương đương với các nguyên tắc được quy định trong thủ tục về dân sự.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest

[c] Biện pháp kiếm soát biên giới

Tại Điều 51 Hiệp định quy định biện pháp kiểm soát biên giới được quy định nhằm xử lý hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng hoá sao chép lậu. Các biện này cho phép cơ quan hải quan được ngăn chặn hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng hoá sao chép lậu được đưa vào lưu thông tự do.

Hiệp định TRIPs đặt ra những yêu cầu cơ bản và mang tính bắt buộc với các nước thành viên trong việc áp dụng biện pháp này như sau: Mọi thành viên phải thực hiện “biện pháp biên giới" đối với hàng nhập khẩu giả mạo nhãn hiệu, hàng xâm phạm bản quyền mà không bắt buộc áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu xâm phạm các loại quyền sở hữu trí tuệ khác.

Tuy nhiên căn cứ Điều 60, các thành viên có thể không áp dụng quy định này trong trường hợp nhập khẩu với số lượng nhỏ và không có mục đích thương mại

Nhằm tránh sự lạm dụng, tùy tiện của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, Hiệp định yêu cầu khi thực hiện quyền yêu cầu đình chỉ thông quan, chủ thể quyền phải nộp một khoản tiền bảo đảm phù hợp để bảo vệ người xuất khẩu, nhập khẩu theo ủy thác hoặc chủ sở hữu hàng hoá.

[d] Biện pháp hình sự

Tại Điều 61 của Hiệp định TRIPs, các thành viên phải quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và các hình phạt áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hóa hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại.

Các chế tài phải:

(i) Bao gồm cả phạt tù và/hoặc phạt tiền đủ để ngăn ngừa sự xâm phạm, tương ứng với mức phạt được áp dụng cho các tội phạm có mức độ nghiêm trọng tương đương trong các trường hợp thích hợp,

(ii) Các chế tài cũng phải bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu và tiêu hủy hàng hóa xâm phạm cũng như bất cứ vật liệu hay các phương tiện nào khác được sừ dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm.

(iii) Các nước thành viên có thế quy định các thủ tục hình sự và các hình phạt áp dụng cho các trường hợp khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt là với trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hiệp định TRIPs về thực thi quyền sở hữu trí tuệ được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Hiệp định TRIPs về thực thi quyền sở hữu trí tuệ có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Hiệp định TRIPs về thực thi quyền sở hữu trí tuệ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19177 sec| 982.148 kb