Hợp đồng cầm cố tài sản - Những điều cần biết
1- CẦM CỐ TÀI SẢN LÀ GÌ?
Theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015, Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Về cơ bản, cầm cố tài sản là một phương thức bảo đảm thông qua việc đưa tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố cho bên nhận cầm cố để làm tin, đảm bảo chắc chắn sẽ thực hiện nghĩa vụ nhất định.
2- CẦM CỐ TÀI SẢN CÓ PHẢI LẬP HỢP ĐỒNG?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, hợp đồng cầm cố không bắt buộc phải lập hợp đồng bởi có thể thể hiện nội dung cầm cố bằng hợp đồng riêng hoặc là một điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các loại hợp đồng khác.
Tuy nhiên, đối với những tài cầm cố lớn như nhà đất hay quyền sở hữu trí tuệ,… việc lập hợp đồng cho việc cầm cố tài sản là một điều cần thiết. Một hợp đồng rõ ràng sẽ đảm bảo cả bên nhận cầm cố và bên cầm cố tránh được những rủi ro không đáng có; đồng thời hỗ trợ cho hoạt động điều tra, tố tụng nếu có tranh chấp xảy ra.
3- HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN LÀ GÌ?
Hợp đồng cầm cố tài sản là văn bản/thoả thuận được ghi lại của bên cầm cố và bên nhận cầm cố về việc một bên giao tài sản của mình cho bên còn lại giữ nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đảm bảo.
4- HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN
Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng cầm cố tài sản mà hợp đồng cầm cố tài sản cũng là một giao dịch dân sự nên ta có thể hiểu, hợp đồng cầm cố tài sản có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói tùy vào thỏa thuận của các bên, nếu cầm cố bất động sản thì bắt buộc phải bằng văn bản.
5- ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN
Về cơ bản, đối tượng của hợp đồng cầm cố tài sản là Tài sản. Tài sản để đem đi cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản nhưng phải đáp ứng các điều kiện pháp luật sau đây:
- Tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Khi người cầm cố giao tài sản cho người nhận cầm cố, thì từ thời điểm đó, họ đã bị hạn chế một số quyền đối với tài sản của mình. Tuy nhiên, nguyên tắc này được loại trừ trong người hợp bên có nghĩa vụ là doanh nghiệp nhà nước bởi các tài sản mà doanh nghiệp nhà nước quản lý là tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là chủ sở hữu.
- Tài sản cầm cố phải là vật được phép chuyển giao. Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố đến thời hạn mà người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ với cam kết thì bên cầm cố được quyền xử lý tài sản cầm cố. Nếu tài sản cầm cố là loại tài sản mà pháp luật cấm giao dịch thì không những giao dịch cầm cố đó vô hiệu mà người nhận cầm cố cũng không thể xử lý được tài sản.
6- ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN
- Là hình thức đảm bảo có chuyển giao tài sản;
- Chủ thể của hợp đồng là Bên nhận cầm cố và Bên cầm cố;
- Tài sản được cầm cố trong hợp đồng cầm cố là động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu,…;
- Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
- Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ 3 từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Cầm cố bất động sản thì thời điểm có hiệu lực đối kháng này là khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
7- KHUYẾN NGHỊ CỦA CÔNG TY LUẬT TNHH EVEREST
(i) Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm