Kỹ năng của luật sư trao đổi với khách hàng với tư cách là người bào chữa

22/05/2021

1- Nội dung luật sư bào chữa trao đổi với khách hàng

Phạm vi những nội dung Luật sư bào chữa cần trao đổi với khách hàng tùy thuộc vào từng vụ án và tùy thuộc vào thời điểm trao đổi diễn ra vào giai đoạn tố tụng nào của quá trình giải quyết vụ án. Nếu thời điểm Luật sư trao đổi với khách hàng khi vụ án mới được khởi tố hoặc đang trong giai đoạn điều tra thì phạm vi các nội dung cần trao đổi sẽ rộng hơn, trao đổi sẽ kỹ hơn so với thời điểm đã có kết luận điều tra hoặc cáo trạng truy tố, khi đó các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được khá đầy đủ nên việc trao đổi sẽ chỉ tập trung vào những nội dung còn chưa rõ ràng hoặc có sự mâu thuẫn.

Luật sư cũng cần có phương pháp trao đổi phù hợp tùy thuộc vào từng khách hàng cụ thể, từng trường hợp cụ thể, có thể để khách hàng tự trình bày hoặc khéo léo đặt những câu hỏi gợi mở cho khách hàng trả lời. Tuy nhiên, nhìn chung Luật sư cần trao đổi với bị can, bị cáo hoặc người thân của họ để làm rõ những vấn đề sau:

+ Bị can, bị cáo có thực hiện hành vi phạm tội như quyết định khởi tố, quyết định truy tố đối với bị can, bị cáo hay không? Nếu bị can, bị cáo cho rằng mình bị oan, tức là không thực hiện hành vi thì phải làm rõ dựa trên cơ sở nào cơ quan tiến hành tố tụng bị can, bị cáo thực hiện; Đồng thời bị can, bị cáo dựa trên cơ sở nào để có thể chứng minh mình không thực hiện hành vi.

+ Trong trường hợp bị can, bị cáo thừa nhận có thực hiện hành vi phạm tội thì cần phải làm rõ: Cụ thể là đã thực hiện hành vi gì, Viện kiểm sát lại cáo buộc có thể chứng minh mình không thực hiện hành vi, (ví dụ: Hành vi đâm, chém người khác; Hành vi ôm ấp, sờ mó vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của trẻ em; Hành vi chửi bới, cởi bỏ quần áo của người khác trước đám đông...); Hành vi đó được thực hiện như thế nào (công cụ, phương tiện được sử dụng: thời gian, địa điểm thực hiện...); Hành vi đó đã gây ra hậu quả gì (nạn nhân chết, bị thương tích...); Nguyên nhân thực hiện hành vi (do mâu thuẫn trong gia đình hay trong việc làm ăn chung; do ghen tuông; do nạn nhân có lỗi...); Có những ai khác cùng thực hiện với bị can, bị cáo ...

+ Diễn biến của vụ án: Hành vi phạm tội bị phát hiện do nạn nhân hoặc người khác tố cáo hay trường hợp phạm tội quả tang; Các hoạt động tố tụng đã được cơ quan tố tụng thực hiện (lấy lời khai hỏi cung; khám nghiệm; giám định; đối chất, nhận dạng, thực nghiệm...).

+ Thái độ và cư xử của bị can, bị cáo (hoặc của người thân) sau để khi thực hiện hành vi phạm tội như: Có khai nhận hay không khai đã nhận hành vi phạm tội; Có xin lỗi phía bị hại hoặc có bồi thường, khắc phục hậu quả...

Như đã nêu, trước khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, Luật sư cần có sự chuẩn bị trước, trong đó cần tìm hiểu thông tin về vụ án. Trên cơ sở những thông tin này Luật sư cần có sự thẩm định về sự trung thực, tính chính xác của những nội dung mà khách hàng trình bày với Luật sư, mặc dù sự thẩm định có thể chỉ là bước đầu và cần phải dựa trên cơ sở những chứng cứ, tài liệu được thu thập.

Thực tiễn cho thấy có nhiều trường hợp bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố, xét xử oan, sai nhưng cũng có nhiều trường hợp bị can, bị cáo khai báo gian dối, quanh co chối tội. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu của vụ án, khi các chứng cứ chưa được thu thập đầy đủ thì bị can thường khai báo quanh co với hy vọng trốn tránh được tội lỗi hoặc cố gắng đổ lỗi cho nạn nhân...

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Luật sư bào chữa lưu ý đến đặc thù của từng nhóm tội

Đối với Luật sư dù là người có vai trò bào chữa cho bị can, bị cáo nhưng bị can, bị cáo không phải lúc nào cũng trình bày sự việc với Luật sư một cách trung thực nhất là ở những lần tiếp xúc đầu tiên hay giai đoạn đầu của vụ án .

Luật sư cũng cần hết sức lưu ý đến những đặc thù của nhóm tội để có những trao đổi sâu, kỹ càng về những vấn đề có tính chất mấu chốt từ đó có cơ sở xác định định hướng bào chữa cho bị theo hướng không có tội hoặc tội danh nhẹ hơn.

Chẳng hạn, như ở tình huống: khi Nguyễn Văn Tr về đất đai, ông C đã chửi bới vợ của Tr nên Tr đã dùng dao chém ông C trình bày lý do Tr chém ông C là do hai bên có mâu thuẫn tranh chấp với ông C. Luật sư cần phải hỏi kỹ ông C chửi như thế nào, trong bao lâu, có căn cứ gì kèm theo... để xác định có phải ông C đã có hành vi trải an pháp luật là xúc phạm nhân phẩm, danh dự của vợ Tr dẫn đến Tr bị kích động về tinh thần, không kìm chế được nên đã có chém ông C. Nếu có cơ sở để xác định Tr bị kích động mạnh về tinh thần thì trong trường hợp này có thể bào chữa theo hướng Tr không phạm tội, vì theo quy định tại Điều 135 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì hành vi cổ gây thương tích cho người khác trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh chỉ cấu thành tội khi gây tổn hại sức khỏe cho người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % trở lên .

Trên cơ sở những nội dung đã trao đổi với bị can, bị cáo (hoặc người thân thích của họ) thì ngoài những vấn đề chung liên dén quan việc ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý cũng như những vấn đề chung của bất kể vụ án hình sự nào thì Luật sư cần trao đổi và tư vấn cho khách hàng một số vấn đề sau:

+ Luật sư cần phân tích, trao đổi để bị can, bị cáo có được sự nhận thức đúng về tình trạng pháp lý của họ;

+ Luật sư cần tư vấn cho bị can, bị cáo cách cư xử phù hợp với cơ quan và người tiến hành tố tụng, đặc biệt là với phía bị hại. Trong trường hợp bị can, bị cáo đã thừa nhận hoặc có chứng cứ rõ ràng bị can, bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội và đã gây ra thiệt hại, Luật sự cần thuyết phục bị can, bị cáo (hoặc người thân của họ) phải xin lỗi hoặc bồi thường, khắc phục hậu quả cho phía bị hại. Nếu vì lý do nào đó bị can, bị cáo hoặc người thân không thể đến gặp trực tiếp phía bị hại hoặc phía bị hại từ chối không nhận khoản bồi thường thì Luật sư thường tư vấn cho họ đến cơ quan tố tụng để nộp khoản bồi này.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết: Kỹ năng của luật sư trao đổi với khách hàng với tư cách là người bào chữa được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Kỹ năng của luật sư trao đổi với khách hàng với tư cách là người bào chữa có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư trao đổi với khách hàng với tư cách là người bào chữa

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16856 sec| 957.906 kb