Đặc điểm tâm lý của người bị bắt và người bị tạm giữ

13/05/2021

 

Đặc điểm tâm lý của người bị bắt, người bị tạm giữ ảnh hưởng trực tiếp tới lời khai cũng như sự tham gia của họ trong các hoạt động tố tụng. Luật sư nhận lời bào chữa cho họ cần phải nắm được những đặc điểm tâm lý của họ, từ đó Luật sư sẽ chủ động tác động điều chỉnh để thực hiện các hoạt động bào chữa đạt được kết quả như mong muốn. Khách hàng của Luật sư đang trong hoàn cảnh bị tước đi một số quyền công dân cơ bản, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn để điều tra, ở người bị bắt, người bị tạm giữ xuất hiện những biểu hiện tâm lý phổ biến, đó là: Tâm trạng hoang mang, lo lắng, Trạng thái tâm lý hay quan sát, thăm dò, đánh giá người bào chữa trong lần tiếp xúc đầu tiên.

 

 

tìm hiểu tài liệu Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Tâm trạng hoang mang, lo lắng

 

 

Đây là biểu hiện tâm lý phổ biến nhất ở người bị bắt, người bị tạm giữ trong các vụ án hình sự, là trạng thái tâm lý biểu hiện sự bất ổn, sự xáo trộn trong đời sống tinh thần của họ. Thông thường, tâm trạng này xuất hiện ở cá nhân ngay sau khi bị bắt và có thể kéo dài trong suốt quá trình tham gia tố tụng. Tâm trạng hoang mang, lo lắng là trạng thái không có lợi cho hoạt động chủ động, sáng suốt của chủ thể. Ở trạng thái này, khi khách hàng trình bày thông tin về sự việc xảy ra trong quá trình tiếp xúc với Luật sư thường thiếu lôgic, dễ bộc lộ các điểm mâu thuẫn. Cùng với việc người bị buộc tội là người bị bắt, bị tạm giữ xuất hiện tâm trạng hoang mang, lo lắng, bất an khi bị khống chế, giám sát bởi các cơ quan tiến hành tố tụng thì ở trong họ cũng nảy sinh cảm giác cô độc, mất phương hướng, tự ti. Nắm vững trạng thái và đặc điểm tâm lý này của khách hàng là điều vô cùng quan trọng đối với Luật sư bào chữa.

 

 

Trạng thái tâm lý hay quan sát, thăm dò, đánh giá người bào chữa trong lần tiếp xúc đầu tiên

 

 

Trong lần tiếp xúc đầu tiên với Luật sư, người bị bắt luôn quan sát, nhận xét về thái độ, cách đặt câu hỏi và mọi biểu hiện khác nhau của Luật sư để phán đoán tình hình và căn cứ vào nhận định đó để lựa chọn cách thức làm việc với Luật sư. Ở người bị bắt, người bị tạm giữ sẽ xuất hiện ấn tượng ban đầu về Luật sư, đó là hình ảnh tâm lý khái quát về người bào chữa xuất hiện ở người bị bắt sau lần tiếp xúc, gặp gỡ đầu tiên. Ấn tượng ban đầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giao tiếp giữa Luật sư và người bị bắt, người bị tạm giữ. Ấn tượng ban đầu có thể là nhận thức cảm tính thiếu chính xác nhưng đôi khi nó trở thành yếu tố quyết định đến việc có hay không việc duy trì mối quan hệ giao tiếp giữa người bị bắt, người bị tạm giữ với Luật sư. Ấn tượng ban đầu có hai thành phần là nội dung nhận thức và nội dung thái độ cảm xúc. Trong nhận thức, trên cơ sở nắm bắt những đặc điểm bề ngoài thông qua hành vi, tác phong, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, trang phục, lời nói... của Luật sư mà người bị bắt, người bị tạm giữ sẽ phân tích, tổng hợp những đặc điểm tâm lý của Luật sư. Nội dung nhận thức trở thành nên tảng làm xuất hiện thái độ cảm xúc ở người bị bắt, người bị tạm giữ về Luật sư. Ấn tượng ban đầu vì vậy thường chia thành hai loại: Ấn tượng tốt và ấn tượng xấu. Do vậy, Luật sư cần chú ý đến cơ chế hình thành ấn tượng ban đầu để có sự thận trọng khi tiếp xúc lân đầu với người bị bắt, người bị tạm giữ. Nhiều trường hợp khi tiếp xúc với Luật sư ban đầu, khách hàng có cảm giác lạnh nhạt, thờ ơ, khó chịu và cảm giác đó khiến họ bị thất vọng và không muốn nói, không muốn tiếp tục hợp tác với Luật sư. Có trường hợp Luật sư vồn vã, hỏi han, khuếch trương thành tích và kinh nghiệm bào chữa của mình và thao thao nói về mình, không chú ý gì đến cảm giác của khách hàng, việc này khiến khách hàng hoang mang và choáng ngợp tạo tâm lý bất an không biết sẽ thế nào. Chính vì vậy, sự ôn tồn, sẻ chia, lắng nghe, thấu hiểu vấn đề và có những điều hướng ban đầu chính xác sẽ tạo cảm giác ấm áp, tin cậy và ấn tượng tốt về Luật sư.

 

0 bình luận, đánh giá về Đặc điểm tâm lý của người bị bắt và người bị tạm giữ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18780 sec| 939.023 kb