Khái niệm thương mại

17/07/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Khái niệm thương mại Thương mại, tiếng Anh là Trade, vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, tiếng Anh còn dùng một thuật ngữ nữa là Business hoặc Commerce với nghĩa là buôn bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa hay là mậu dịch. Tiếng Pháp cũng có từ ngữ tương đường Commerce (tương đương với từ Business, Trade của tiếng Anh) là sự buôn bán, mậu dịch hàng hóa, dịch vụ. Tiếng La tinh, thương mại là “Commercium” vừa có ý nghĩa là mua bán hàng hóa, vừa có ý nghĩa là hoạt động kinh doanh. Từ điển Nga - Việt xuất bản năm 1977, Thương mại (Topgobla) cũng được hiểu là mua bán, kinh doanh hàng hóa... Như vậy, khái niệm thương mại cần được hiểu cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

1-  Cơ sở ra đời và phát triển của thương mại

Thương mại ra đời và phát triển dựa trên hai cơ sở là phân công lao động xã hội và lợi thế của các quốc gia, ngành và địa phương. Các ngành ra đời và phát triển trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân công lao động xã hội. Chuyên môn hóa sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội và là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chính yếu tố chuyên môn hóa sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi trong xã hội các sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Mối quan hệ trao đổi hàng tiền đỏ chính là lưu thông hàng hóa.

Sản xuất và lưu thông hàng hóa là những phạm trù lịch sử, lưu thông hàng hóa sinh ra ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ thay cho chế độ cộng sản nguyên thuỷ. Trong thời kỳ này, trong xã hội đã có sự phân công giữa chắn nuôi và trồng trọt và những người chủ nô khác nhau chiếm hữu sản phẩm thặng dư của những người nô lệ làm ra đã bắt đầu có những sản phẩm thừa. Sự trao đổi này bắt đầu với tính chất ngẫu nhiên, dần dần nó phát triển đi đôi với sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Khi trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nhất định đã xuất hiện tiền tệ làm chức năng phương tiện lưu thông thì trao đổi hàng hóa được gọi là lưu thông hàng hóa.

Quá trình lưu thông hàng hóa tất yếu đòi hỏi một sự hao phí lao ở nhất định trong quan hệ trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa người sản xuất với người tiêu dùng và cả trong việc thực hiện những hoạt động mua - bán giữa họ với nhau. Lao động đó cần thiết và ích lợi cho xã hội. Cũng giống như lao động ở các lĩnh vực khác, lao động trong lưu thông hàng hóa luôn đổi hỏi được chuyên môn hóa cao. Nếu như mọi chức năng lưu thông do chính người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm thực hiện thì việc chuyên môn hóa lao động xã hội rất bị hạn chế. Việc phân công lao động xã hội không cụ thể, chi tiết ngay từ đầu giữa các đơn vị sản xuất dẫn tới hậu quả là năng suất lao động sẽ rất thấp, hiệu quả không cao. Sự xuất hiện mối quan hệ tổng hợp đó trong các doanh nghiệp, các hộ tiêu dùng dẫn tới sự ra đời các ngành lưu thông hàng hóa - các ngành thương mại - dịch vụ. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật, các ngành thương mại - dịch vụ phát triển hết sức đa dạng và phong phú. 

bång việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thể so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế.

Trong nền kinh tế hiện đại các nghiên cứu về lý thuyết cạnh tranh quốc gia được phát triển. Sự thịnh vượng của một quốc gia được tạo ra chứ không phải thừa kế. Nó không phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia giống như điều mà kinh tế học cổ diễn khăng khăng khẳng định. Năng lực cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực đối mới và nâng cấp của các ngành công nghiệp trong quốc gia đó. Các công ty tạo ra được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là nhờ phải chịu áp lực và thách thức. Các công ty này hưởng lợi từ việc có những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội địa năng động và những khách hàng trong nước có nhu cầu. Trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các quốc gia đã trở nên quan trọng hơn, chứ không phải kém quan trọng di. Vì cơ sở của sự cạnh tranh đã ngày càng dịch chuyển sang sự sáng tạo và đồng hóa kiến thức, cho nên vai trò của quốc gia đã tăng lên. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra và duy trì thông qua một quá trình địa phương hóa cao độ. Tất cả những khác biệt về giá trị, văn hóa, cơ cấu kinh tế, thể chế, và lịch sử của các nước đều đóng góp cho sự thành công về cạnh tranh. Đây là những khác biệt đáng kể trong các mô thức của năng lực cạnh tranh tại mọi quốc gia; không một quốc gia nào có thể hay sẽ có năng lực cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn các ngành. Cuối cùng, các nước thành công trong các ngành cụ thể bởi vì môi trường nội địa của các nước đó hướng về tương lai nhiều nhất, năng động nhất và thách thức nhất.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Khái niệm về thương mại

Thương mại (tiếng Anh: Trade), vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, tiếng Anh còn dùng một thuật ngữ nữa là Business hoặc Commerce với nghĩa là buôn bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa hay là mậu dịch. Tiếng Pháp cũng có từ ngữ tương đương: Commerce (tương tự với từ Business hay Trade của tiếng Anh) là sự buôn bán, mậu dịch hàng hóa dịch vụ. Tiếng La tinh, Thương mại là “Commercium” vừa có ý nghĩa là mua bản hàng hóa vừa có ý nghĩa là hoạt động kinh doanh. Từ điển Nga - Việt xuất bản năm 1977, Thương mại (Topgobla) cũng được hiểu là mua bán, kinh doanh hàng hóa. Như vậy, khái niệm thương mại cần được hiểu cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trưởng. Theo Luật thương mại năm 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới thì thương mại bao gồm: thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ; đầu tư; sở hữu trí tuệ.

Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có một bên là người nước ngoài, thì người ta gọi đó là thương mại quốc tế. Với cách tiếp cận này, thi các hành vi thương mại bao gồm: mua bán hàng hóa: đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; uỷ thác mua bán hàng hóa; đại lý mua bán hàng hóa; gia công thương mại; đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa: dịch vụ giám định hàng hóa; khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày giới thiệu hàng hóa; hội chợ triển lãm thương mại; dịch vụ phát triển kinh doanh... Trên thực tế, thương mại có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau:

- Theo phạm vi hoạt động, có thương mại trong nước (nội thương), thương mại quốc tế (ngoại thương), thương mại khu vực, thương mại thành phố, nông thôn, thương mại nội bộ ngành...

- Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại hàng từ liệu sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng...

- Theo mối i quan hệ với người tiêu dùng cuối cùng trong quá trình lưu thông, có thương mại bán buôn, thương mại bán lẻ.

- Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại, có thương mại tự do hay mậu dịch tự do và thương mại có sự bảo hộ.

- Theo kỹ thuật giao dịch, có thương mại truyền thống và thương mại hiện đại hoặc thương mại phi truyền thống

Việc xem xét thương mại theo các góc độ như vậy tuy mang tính tương đối nhưng có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc hình thành các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững thương mại.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

[a] Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm thương mại

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.04530 sec| 969.906 kb