Khái quát chung về hợp đồng Dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp
1- Khái quát hợp đồng dịch vụ pháp lý doanh nghiệp
Từ những khái niệm và các quy định của pháp luật về hợp đồng, hợp đồng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp có thể được hiểu là sử thỏa thuận giữa bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ pháp lý, theo đó, bên cung ứng dịch vụ pháp lý thực hiện một hoặc nhiều công việc thuộc lĩnh vực hành nghề của mình cho bên sử dụng dịch vụ pháp lý còn bên sử dụng dịch vụ pháp lý dụng dịch vụ pháp lý và phải thanh toán..
Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ cung ứng dịch vụ pháp lý, hợp đồng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
(i) Chủ thể của hợp đồng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp
Tham gia vào quan hệ cung ứng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp gồm có bên cung ứng dịch vụ pháp lý và bên sử dụng dịch vụ pháp lý.
+ Bên cung ứng dịch vụ:
Thứ nhất, đối với các chủ thể đủ điều kiện cung cấp dịch vụ pháp lý, với đặc trưng nghề nghiệp, họ hành nghề một cách tự do, dịch vụ mà họ cung cấp là dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao - ngành dịch vụ tri thức (knowledge - based services). Phẩm chất, uy tín, kỹ năng là điều quan trọng nhất, mô hình hoạt động đài hỏi phải thúc đẩy được sự tự do, sáng tạo và toàn quyền quản lý trong công việc của mình. Ngoài ra, tiêu chí để họ lựa chọn nhân sự hợp tác cũng không phải là yếu tố vốn góp mà là mối quan hệ hợp tác. Họ cần có được một người cộng sự có thể hợp tác, cùng gánh vác trách nhiệm với độ tin cậy cao về phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp, chủ không cần một nhà đầu tư có nhiều vốn.
Thứ hai, đối với yêu cầu điều chỉnh của pháp luật, đó là khó khăn trong việc tính toán trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên cung ứng dịch vụ pháp lý có lỗi. Việc tư vấn pháp luật sai lầm có thể làm hỏng cả dự án đầu tư hoặc việc làm mất tài liệu, chứng cứ có thể dẫn đến việc thua kiện... Do đó, trong một thời gian dài, tính chịu trách nhiệm hữu hạn, khó có thể được chấp nhận, áp dụng đối với các chủ thể cung ứng dịch vụ pháp lý, cũng tương tự như bác sỹ hoặc kiểm toán viên. Theo quan niệm truyền thống, các chủ thể cung ứng dịch vụ này phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.
+ Bên sử dụng dịch vụ:
Các chủ thể có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp là các doanh nghiệp. Các cá nhân chỉ đôi khi mới cần đến dịch vụ pháp lý và thường là trong những trường hợp đặc biệt quan trọng với cuộc đời họ (như ly hôn, thừa kế, mua bất động sản) còn các doanh nghiệp, tổ chức cần có sự hỗ trợ pháp lý một cách liên tục. Trong nền kinh tế thị trường, đối với các doanh nghiệp - chủ thể kinh doanh, mục đích của họ là tìm kiếm lợi nhuận, việc họ sử dụng các dịch vụ pháp lý là để việc kinh doanh kiếm lợi nhuận của họ được an toàn, tránh rủi ro, đặc biệt thực hiện dùng các quy chế hành chính.
(ii) Về đối tượng của hợp đồng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp là những công việc cụ thể, liên quan chặt chẽ với các vấn đề pháp lý, như việc áp dụng luật, thực hiện đúng pháp luật, tiên liệu trước những hậu quả pháp lý có thể xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên sử dụng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của bên sử dụng dịch vụ. Là những công việc đặc thù của bên cung ứng dịch vụ, những hoạt động này mang hàm lượng chất xám cao, nội dung của nó là những tri thức, kiến thức, nghiệp vụ pháp lý, thậm chí còn mang tính “nghệ thuật" (nghệ thuật tư vấn, hùng biện, tranh tụng...).
(iii) Về hình thức của hợp đồng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp
Hình thức của hợp đồng dịch vụ pháp lý là phương tiện để ghi nhận kết quả mà các bên thỏa thuận với nhau và là căn cứ để bảo đảm việc thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng. Về nguyên tắc, phương tiện này có thể bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, các lĩnh vực trong dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp thường tương đối phức tạp, ngoài ra còn là sự chênh lệch hiểu biết pháp luật giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, nên hình thức của hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được thể hiện dưới hình thức rõ ràng và là căn cứ để chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích các bên. Từ yêu cầu đó, hợp đồng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
(iv) Về nội dung của hợp đồng dịch vụ pháp lý
Nội dung của hợp đồng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp là toàn bộ những điều khoản mà các bên thỏa thuận với nhau, thể hiện quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ dịch vụ pháp lý. Nội dung của hợp đồng dịch vụ pháp lý được các bên thỏa thuận dựa trên mục đích của các bên khi tham gia vào hợp đồng, xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng, các bên được tự do thỏa thuận tuy nhiên nội dung của hơn đồng phải không bị pháp luật cấm và
không trái đạo đức xã hội. Theo đó, hợp đồng dịch vụ pháp lý có những nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
- Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
- Thời hạn thực hiện dịch vụ pháp lý;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
2- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp
(i) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên cung ứng dịch vụ
- Bên cung ứng dịch vụ pháp lý có quyền tiếp nhận và từ chối vụ việc. Nếu có thể tự giải quyết vụ việc một cách tốt nhất thì khách hàng không bao giờ tìm đến dịch vụ pháp lý. Khách hàng chỉ tìm đến dịch vụ pháp lý khi họ thực sự cần có sự trợ giúp, những lý do buộc họ phải tìm đến dịch vụ pháp lý là họ thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật, không nắm được các thủ tục tố tụng tại tòa án cũng như tại các cơ quan khác... Tìm đến dịch vụ pháp lý họ tin rằng sẽ nhận được sự hỗ trợ để giải quyết tốt nhất khó khăn của mình. Do đó, khách hàng có quyền tự do lựa chọn bên cung ứng dịch vụ mà họ muốn, tuy nhiên bên cung ứng
dịch vụ pháp lý có quyền từ chối cung cấp dịch vụ trong một số trường hợp như:
+ Yêu cầu của khách hàng không có căn cứ pháp luật, hoặc trái đạo đức xã hội hoặc vi phạm
+ Bên cung ứng dịch vụ không có đủ năng lực và kiến thức để cung cấp dịch vụ cho khách hàng
+ Bên cung ứng dịch vụ biết hoặc có căn cứ cho rằng việc khách hàng yêu cầu là do sự cưỡng ép hoặc chịu ảnh hưởng từ bên thứ ba...
+ Khi yêu cầu đó trái ngược với lợi ích của bên cung ứng dịch vụ, lợi ích của các khách hàng khác nhau hoặc lợi ích cộng đồng.
Bên cung ứng dịch vụ pháp lý có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện dịch vụ pháp lý. Khách hàng là bên tìm đến dịch vụ pháp lý để yêu cầu hỗ trợ, giải quyết các vụ việc. Bên cung ứng không thể thực hiện được dịch vụ pháp lý khi chưa có thông tin, hiểu biết về vụ việc, do đó, thông qua tiếp xúc với khách hàng, bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cần thiết về nội dung của việc yêu cầu.
Bên cung ứng dịch vụ pháp lý có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng khi có dấu hiệu gây hại cho khách hàng nếu tiếp tục thực hiện dịch vụ pháp lý. Bên cung ứng dịch vụ pháp lý là những chuyên gia về pháp lý, trực tiếp thực hiện công việc, vì vậy họ có thể am hiểu, phát hiện những điểm còn thiếu sót, chưa đầy đủ, nhìn thấy tước hậu quả đó, giúp đỡ khách hàng xác định được sự cần thiết khi chấm dứt vụ việc để cùng thỏa thuận ngừng thực hiện dịch vụ pháp lý.
Bên cung ứng dịch vụ pháp lý có quyền nhận thù lao. Thù lao chính là tiền công làm việc và là yếu tố quan trọng nhất trong hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng dịch vụ pháp lý nói riêng. Thù lao vừa là quyền lợi để bên cung ứng dịch vụ pháp lý thực hiện dịch vụ có chất lượng, hiệu quả nhất vừa là trách nhiệm gắn liền với tính chất đặc biệt của dịch vụ pháp lý như đã phân tích ở phần đặc điểm của dịch vụ pháp lý. Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây: nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; thời gian và công sức của chuyên gia sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; Kinh nghiệm và uy tín của chuyên gia.
Bên cung ứng dịch vụ pháp lý phải tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng, thực hiện đúng công việc đã thỏa thuận và chỉ trong phạm vi yêu cầu của khách hàng. Ngoài những trường hợp được quyền từ chối cung ứng dịch vụ pháp lý với những lý do chính đáng thì bên cung ứng dịch vụ phải tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng
Bên cung ứng dịch vụ pháp lý phải trung thực, độc lập, vô tư, không bị ảnh hưởng của bên thứ ba. Điều quan trọng trong việc cung ứng dịch vụ pháp lý là bên cung ứng có thể đưa ra những lời tư vấn vô tư, độc lập, không bị ảnh hưởng của bên thứ ba. Những yếu tố đó được dựa trên tính trung thực khi cung ứng dịch vụ pháp lý. Nếu lòng trung thực của bên cung ứng dịch vụ bị nghi ngờ, bên cung ứng dịch vụ pháp lý khó có thể đưa ra lời khuyên vô tư cho khách hàng.
Bên cung ứng dịch vụ pháp lý phải bảo đảm bí mật thông tin khách hàng. Thông tin về khách hàng là một phần quan trọng trong việc hoạt động hành nghề dịch vụ pháp lý. Những thông tin khách hàng cung cấp có thể liên quan tới đời tư cá nhân hoặc là thông tin nội bộ của một cơ quan, tổ chức. Vì vậy, những thông tin này nếu bị tiết lộ sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống của cá nhân hoặc hoạt động của tổ chức. Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về khách hàng và các quan hệ của khách hàng là cần thiết và phải được bên cung ứng dịch vụ pháp lý thực hiện, ngoại trừ một số trường hợp cần thiết pháp luật quy định bắt buộc phải tiết lộ thông tin đó cho cơ quan công quyền.
(ii) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của khách hàng
- Khách hàng có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ pháp lý thực hiện đúng như thỏa thuận và được bảo vệ lợi ích tốt nhất trong khuôn khổ pháp luật. Trong cung ứng dịch vụ pháp lý, bên cung ứng không được hứa hẹn kết quả công việc đối với khách hàng vì những kết quả này chịu nhiều ảnh hưởng từ yếu tố như cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Do đó, khách hàng có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải vận dụng hết khả năng, kinh nghiệm và sự nỗ lực, cố gắng hết mức trong khi giải quyết công việc, qua đó, khách hàng bảo vệ được tốt nhất những lợi ích hợp pháp của họ.
- Khách hàng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nếu có căn cứ bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, khách hàng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên cung ứng bởi thường thiệt hại.
- Khách hàng có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để bên cung ứng thực hiện công việc.
- Khách hàng có nghĩa vụ trả tiền thù lao theo thỏa thuận.
3- Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp
4- Khuyến nghị công ty luật TNHH Everest
(i) Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm