Khái quát về bán hàng đa cấp và pháp luật về bán hàng đa cấp

10/03/2023
Bán hàng đa cấp là hình thức kinh doanh kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. Trên thực tế, có rất nhiều hành vi sử dụng mô hình kinh doanh đa cấp này để thu lợi bất chính. Pháp luật Việt Nam cũng đã có những văn bản quy định về vấn đề này.

I- KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁN HÀNG ĐA CẤP 

Mua bán hàng hóa là lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại. Khi tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trên thị trường, thương nhân có thể lựa chọn nhiêu phương thức bán hàng khác nhau. Phương thức bán hàng truyên thống được các thương nhân áp dụng rộng rãi, phổ biến để tiêu thụ sản phẩm của mình là phương thức bán hàng thông qua việc thương nhân xây dựng hình tháp các tổng đại lý, các đại lý bán buôn bán lẻ và hỗ trợ rất nhiều cho các chương trình xúc tiến thương mại như khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại. Theo phương thức bán hàng truyền thống này, để hàng hóa đến người tiêu dùng, phải trải qua rất nhiều khâu trung gian. Mỗi khâu trung gian là một hoạt động kinh doanh của một thương nhân và để thu được lợi nhuận thì các thương nhân này phải tăng giá qua mỗi khâu. Bên cạnh đó, nhà sản xuất, cũng như các thương nhân trung gian muốn tiêu thụ được sản phẩm, họ còn phải tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại để giới thiệu, quảng bá, khuyến khích việc mua hàng và tìm kiếm cơ hội bán hàng cũng như để xây dựng một hình ảnh đẹp về chính họ. Với tất cả những lý do đó sẽ khiến cho giá thành của sản phẩm mà người tiêu dùng phải trả bị đẩy lên cao hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất ra sản phẩm - một hạn chế của phương thức bán hàng truyền thống. Chính hạn chế này đã khiến nhiều người tiêu dùng, dù không muốn nhưng cūng không thể không mua một món hàng với giá thành cao, điều này đồng nghĩa với việc cơ hội bán hàng của thương nhân (nhà sản xuất) bi suy giảm. Nhận thức rõ được hạn chế này, nhiều thương nhân đã sử dụng phương thức bán hàng trực tiếp để tiêu thụ sản phẩm. Lúc đầu nhân viên tiếp thị bán lẻ sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng và hướng hoa hồng trên số lượng sản phẩm tiêu thụ được. Hình thức bán hàng này được gọi là hình thức bán hàng đơn cấp. Dần dần để mở rộng thị trường, các nhân viên tiếp thị vừa bán lẻ sån phẩm cho người tiêu dùng, vừa tuyển thêm nhân viên tiếp thị khác làm nhà phân phối cho mình và được hưởng hoa hồng trên số sản phẩm do chính mình và nhà phân phối của mình bán được. Đây chính là hình thức bán hàng đa cấp.

Theo pháp luật của Hàn Quốc, bán hàng đa cấp là một nhà phân phối bán hàng hóa thông qua một hệ thống bán hàng đa cấp được tổ chức bới một số người giao hàng theo chuỗi và theo cấp (các cấp của những người giao hàng có liên kết với nhau và ít nhất có từ ba cấp trở lên), thông qua việc chào hàng cho một người để đổi lại những người giao hàng có thể hướng những lợi ích cụ thể từ một số hoạt động sau:

Thứ nhất, người nhận chào hàng sẽ mua hàng do nhà phân phối mời,sau đó bán hàng cho người tiêu dùng;

Thứ hai, người nhận giấy mời sẽ liên kết với toàn bộ hoặc một phần người tiêu dùng như đã nêu ở trên để những người này sau khi mua hàng lại làm người bán lại hàng cho người tiêu dùng.

1. Hình thức này còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như tiếp thị đa cấp, kinh doanh truyền tiêu, kinh doanh theo mạng, bán hàng hình tháp hay hợp tác tiêu thụ đa tầng...

2. Khoản 8 điều 2 Luật Bán hàng tận cửa của Hàn Quốc.

Theo pháp luật của Thái Lan, bán hàng trực tiếp (bao gồm bán hàng đơn cấp và đa cấp), được hiểu là việc marketing hàng hóa bằng cách bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng tại nhà hoặc nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc của các đối tượng khác, hoặc tại các địa điểm khác không phải là nơi làm việc thông thường, bất kể thông qua các đại lý bán hàng trực tiếp, hoǎc người bán hàng đơn cấp hoặc đa cấp, trừ các hoạt động pháp lý được ghi trong các quy định cấp bo1.

Theo pháp luật của Indonesia, bán hàng đa cấp là một phương thức hoặc phương pháp bán hàng cho người tiêu dùng thông qua các mạng lưới bán hàng được phát triển từ cá nhân hoặc các thương nhân giới thiệu hàng hóa và/hoặc dịch vụ của mình cho một số các cá nhân hoặc thương nhân khác, quá trình này được diễn ra một cách liên tục, phương thức hoặc phương pháp này hoạt động dựa trên tỷ lệ hoa hồng hợp lý hoặc các khoản đóng góp của thành viên.

Theo pháp luật của Trung Quốc, bán hàng hình tháp là việc bán hàng trực tiếp từ một doanh nghiệp sản xuất cho khách hàng thông qua đại lý bán hàng hình tháp trung gian mà không thông qua các cửa hàng, bao gồm cả việc bán hàng hình tháp đa cấp hay đơn cấp. Bán hàng hình tháp đa cấp là một phương thức bán hàng thông qua nhiều hơn hai cấp đại lý bán hàng trong đó sản phẩm liên quan sẽ được chuyển từ cấp này sang cấp khác.

Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc pháp luật về bán hàng đa cấp của nhiểu nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam, lần đầu tiên thuật ngữ “bán hàng đa cấp” được chính thức ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam tai Luật Cạnh tranh năm 2004, theo đó:

Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp,nhiều nhánh khác nhau;

Thứ hai, hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở,nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;

Thứ ba, người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiên hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định: “Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới”.

Từ những quy định trên, có thể định nghĩa bán hàng đa cấp như sau:

Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng trực tiếp theo đó doanh nghiệp bán hàng hóa thông qua mạng lưới những người tham gia ở nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó người tham gia sẽ nhận được tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do mình tổ chức ra và được doanh nghiệp chấp thuận.

Với định nghĩa này, có thể rút ra một số đặc điểm pháp lý sau đây của bán hàng đa cấp:

Thứ nhất, bán hàng đa cấp là phương thức bán hàng trực tiếp theo đó doanh nghiệp bán hàng hóa thông qua người tham gia.

Trước hết, bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng trực tiếp, có sự luân chuyển hàng hóa từ người kinh doanh trói tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự luân chuyển của hàng hóa tới tay người tiêu dùng có điểm khác biệt so với phương thức bán hàng truyền thống. Bán hàng đa cấp là phương thức phân phối hàng hóa không qua bất kỳ một cấp trung gian nào. Mọi hoạt động sản xuất, phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng đều do nhà sản xuất/nhà phân phối đảm nhiệm thông qua mạng lưới những người tham gia - người bán hàng trực tiếp.

Thứ hai, người tham gia bán hàng đa cấp xây dựng hệ thống bán hàng bằng cách giới thiệu người tham gia khác.

Người tham gia bán hàng đa cấp xây dựng và phát triển hệ thống bán hàng của mình bằng cách thức sử dụng kết hợp cả nguyên lý chia sẻ và nguyên lý phát triển theo cấp số nhân để giới thiệu người tham gia khác. Nguyên lý chia sẻ là hình thức quảng cáo truyền miệng để giới thiệu sản phẩm dựa vào tâm lý của con người. Đó là khi người tham gia biết đến, sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó tốt mà họ cảm thấy hài lòng thì họ thường có thói quen chia sẻ nó với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp để những người này biết và mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.

Thứ ba, người tham gia ở nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau.

Giả sử khi người đầu tiên tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp (cấp 1) giới thiệu được 5 người cùng tham gia (cấp 2), sau đó mỗi người này lại giới thiệu được 5 người nữa tham gia (cấp 3), mạng lưới bán hàng đa cấp đã có 31 người. Sau đó mỗi người ở cấp 8 lại tìm được 5 người nữa cùng tham gia (cấp 4), dén day mạng lưới đã có 156 người... tương tự như vậy, khi một mạng lưới có 10 cấp thì tổng số người bán hàng trong hệ thống lên tới 2.441.406 người tham gia. Trong mạng lưới bán hàng đa cấp, việc phân định giữa các cấp (cấp cao và cấp thấp) chỉ có ý nghĩa về mặt tổ chức và trả hoa hồng, tiền thưởng. Người tham gia sau thì o cap thap hon so với người tham gia trước trong cùng hệ thống, tuy nhiên họ không chịu sự quản lý hay ràng buộc bởi người vào trước. Mỗi người tham gia là một nhà phân phối độc lập, có tư cách pháp lý độc lập. Người tham gia trước sẽ trở thành người giúp đỡ hay người bảo trợ cho người tham gia sau, truyền lại cho những người thuộc mạng lưới của mình một niềm đam mê vào công việc, những kiến thức và kinh nghiệm về sản phẩm bán hàng. Người tham gia sau hoàn toàn có thể đạt doanh thu và hưởng hoa hồng, tiền thưởng cao hơn so với người tham gia trước nếu họ làm việc chăm chỉ, hiệu quả.

Thứ tư, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mang lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.

Trên thực tế, thù lao mà những người tham gia được hưởng xuất phát từ hai nguồn:(i) Thù lao trực tiếp: được tính trên doanh số bán hàng trực tiếp của người tham gia và của những người tham gia cấp dưới trong mạng lưới phân phối do người đó xây dựng được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận; (ii) Thù lao gián tiếp: là khoản tiền thưởng cho công sức xây dựng mạng lưới tiêu thụ của người tham gia.

II- VÀI NÉT VỀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 

Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp đã được áp dụng từ dâu những nǎm 1940 tại Mỹ nhưng phải đến đầu những nǎm 1980, phương thức bán hàng đa cấp môi thực sự phát triển mạnh mẽ tại quốc gia này và nhiều quốc gia khác ở khu vực Âu - Mỹ nhu Canada, Mêhicô, Braxin, Anh, Pháp, Đức,Thụy Điển... đến đầu những nǎm 1990, bán hàng đa cấp cūng đã xâm nhập và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc),Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan, Singapore...Hiện nay, trên thế giới có hàng chục nghìn công ty ở trên 100 quốc gia áp dụng phương thức bán hàng đa cấp với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. Ở Việt Nam, phương thức bán hàng đa cấp mới được du nhập từ năm 1998. Phương thức bán hàng này bắt đầu xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó lan ra thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh khác như Lâm Đông, Bình Phước, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên... Với phương thức kinh doanh khá đơn giản mang lợi nhuận rất lớn nên trong thời gian ngắn nó đã thu hút khối lượng khách hàng tham gia rất đông. Có thời điểm đã có hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp. Các sản phẩm được các doanh nghiệp này đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp lên tới hàng nghìn mặt hàng, chủ yếu là thực phẩm chức nǎng,mỹ phẩm, hàng tiêu dùng như máy mát xa, nồi cơm diện, máy tạo khí ozone... Tuy nhiên, với việc quy định và kiểm soát ngày càng chặt chẽ phương thức kinh doanh này, theo Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 12/2018, số lượng doanh nghiệp có giấy chứng nhận đǎng ký hoạt động bán hàng đa cấp giảm còn 30 doanh nghiệp với tổng số lượng người ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là 1.246.195 người. Tổng doanh thu bán hàng đa cấp năm 2018 của 30 doanh nghiệp này đạt khoảng 10.782 tỷ đồng. Tổng số hoa hồng và các lợi ích kinh tế khác mà các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã chi trả cho người tham gia bán hàng đa cấp đạt khoảng 3.395,122 tỷ đồng, chiếm khoảng 34,6% tổng doanh thu (doanh thu chưa bao gồm VAT). Trong đó, giá trị khuyến mại quy đổi thành tiến là 311,882 tỷ đồng, chiếm khoảng 9% tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế. Theo số liệu của  30 doanh nghiệp, tổng số thuế đã nộp về ngân sách nhà nước trong nǎm 2018 ước đạt 1.365,317 tỷ đồng, trong đó thuế giá trị gia tǎng chiếm 33,29%, thuế xuất, nhập khẩu chiếm 34,434%, thuế thu nhập cá nhân của người lao động 4,28%, thuế thu nhập cá nhân nộp hộ cho người tham gia bán hàng đa cấp chiếm 9,33%, thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 11,27%, các loại thuế khác 2,1%.

Cùng với sự phát triển của phương thức bán hàng đa cấp, thời gian qua ở Việt Nam đã xuất hiện một phương thức kinh doanh lừa đảo theo mô hình huy động tài chính hình tháp. Mô hình này cũng tổ chức người tham gia theo mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh giống như bán hàng đa cấp gây thiệt hại về tài sản và tinh thần cho nhiều người dân. Bản chất đây là công cụ huy động tài chính bất hợp pháp, thu tiền của nhüng người cấp dưới để trả cho những người cấp cao hơn.Người mới tham gia sẽ được yêu cầu đóng một khoản tiền gia nhập mạng lưới để trả cho các cấp trên, bù lại họ sẽ được quyền tuyển dụng người mới ở cấp dưới và thu tiền từ những người này. Mô hình này không tạo ra bất kỳ giá trị thặng dư cho nền kinh tế và tất yếu sẽ đổ vỡ khi không còn tìm được những người mới đóng tiên vào hình tháp. Khi đó, số đông những người ở cấp thấp sẽ gánh chịu thiệt hại do khoán tiên đã đóng cho cấp trên. Yếu tố lừa đảo còn thể hiện ở việc những người điều hành mô hình thông tin gian dối về khoản tiền gia nhập mạng lưới dưới danh nghĩa mua hàng, đầu tư... cũng như gian dối về khả năng lợi nhuận mà mô hình đem lai. Để nhận biết phương thức kinh doanh lừa đảo này, có thểcǎn cứ vào một trong các dấu hiệu dưới đây:

- Chủ yếu tập trung tuyển dụng, không chú trọng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.

Bản chất của hoạt động bán hàng đa cấp là phân phối, bán lẻ hàng hóa đến người tiêu dùng. Nếu thực hiện tốt hoạt động bán hàng,doanh nghiệp sê có doanh thu và từ đó họ có tiền để chi trả hoa hồng cho nhà phân phối. Những doanh nghiệp bán hàng đa cấp không bán hàng mà chỉ tuyển dụng thường hoạt động theo phương thức dụ dỗ, tuyển dụng người tham gia để thu tiền của người đó và trích tiền đó để trả công cho người tuyển dụng, hay nói cách khác là thu tiền của người sau trả cho người trước. Doanh nghiệp dạng này sẽ sụp đổ khi không tiếp tục tuyển được người để thu thêm tiền. Khi hệ thống sụp đổ, chỉ có số ít người tham gia đầu tiên được hưởng lợi, đa số những người tham gia sau bị mất tiền.

- Yêu cầu, hướng dẫn người tham gia đầu tư một khoản tiền hoặc mua một lượng hàng hóa để được quyền tham gia.

Với các doanh nghiệp chân chính, việc tham gia hoàn toàn miễn phí và tự nguyện. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường dụ dỗ, kêu gọi người tham gia nộp một khoản phí hoặc mua một lượng hàng để được tham gia và hứa hẹn cho hưởng các quyền lợi hấp dẫn. Sau khi thu được khoản tiền này, họ không đào tạo để người tham gia đi bán hàng mà yêu cầu người đó tuyển thêm người để thu thêm tiền. Khi người tham gia nhận ra bản chất bất chính của doanh nghiệp này thì họ đã mất tiền và không thể đòi lại được.

- Quảng cáo sai sự thật, thổi phồng về công dụng hàng hóa.

Để dễ dàng lôi kéo người khác tham gia hoặc mua hàng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp thường thông qua các thành viên của họ để đưa ra các thông điệp thổi phồng về công dụng hàng hóa...Ðó chính là hiện tượng một số doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm được gọi là "thực phẩm dinh dưỡng” và được đăng ký tại Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế. Những sản phẩm này có thể có tác dụng chǎm sóc sức khỏe, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng không phải và chưa bao giờ là thuốc chữa bệnh (nếu là thuộc thì phải đăng ký tại Cục Quản lý Dược - Bộ y tế). Nhưng các loại thực phẩm dinh dưỡng này đã bị những người bán hàng quảng cáo mập mờ là như sản phẩm công nghệ mới có khả nǎng chữa ung thư, chữa các bệnh nan y. Nghiêm trọng hơn nữa là các doanh nghiệp bán hàng đa cấp lại không kiểm soát được hệ thống người tham gia và những người tham gia vì những khoán “siêu tiền thưởng” nên sẵn sàng quảng cáo sai sự thật để được hưởng lợi. Họ có thể quảng cáo sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng như là một loại "thần dược” với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

- Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn, thổi phồng về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp.

Người tham gia bán hàng đa cấp chỉ có thể có thu nhập cao nếu họ thực sự bán được hàng hóa và những người do họ giới thiệu cũng bán được hàng hóa. Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường đưa ra những lời hứa hẹn hấp dẫn về lợi nhuận, thu nhập khi tham gia vào doanh nghiệp dó. Tuy nhiên, các hứa hẹn này thường mập mờ, không nêu hoặc nêu không rõ vê viêc muốn đạt được thu nhập như vậy thì phải đáp ứng những điều kiện rất khó về doanh số bán hàng, về xây dựng hệ thống.. hoǎc các hứa hẹn chỉ được nói miệng, khi ký hợp đồng thì nội dung hợp đồng không có các điều khoản về việc chắc chắn nhận được các khoản thu nhập đó. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường thổi phồng về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp thông qua các thông điệp về làm giàu không khó, không làm mà có thu nhập cao. Để tạo lòng tin của người nghe, doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường tổ chức các sự kiện lớn và bố trí người lên chia sẻ về thành công, về các khoản thu nhập mơ ước... nhưng thực chất các khoản thưởng và thành công dó hoàn toàn không có thật.

- Không cam kết mua lại hàng hóa hoặc tìm cách cản trở việc mua lại hàng hóa.

Theo quy định của pháp luật, người tham gia có quyền trả lại hàng hóa cho doanh nghiệp để lấy lại tiền trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường không cam kết mua lại hàng hóa hoặc không có chính sách rõ ràng về việc mua lại hàng hóa bởi họ không thực sự kinh doanh hàng hóa mà chỉ tìm cách thu tiền của người tham gia. Có doanh nghiệp hợp thức hóa việc mua bán khống hàng hóa bằng cách thu tiền và không giao hàng nhưng yêu cầu người tham gia ký vào các phiếu xuất kho, biên bản giao hàng, phiếu gửi lại hàng...

- Có chính sách khuyến khích mua nhiều hàng, đầu tư nhiều mã số.

Khi tham gia bán hàng đa cấp, mỗi người tham gia được cấp một mã số đại diện để sử dụng trong quá trình hoạt động để thuận tiện cho việc thao tác trên hệ thống phần mềm quản lý nội bộ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đầu tư nhiều mã số là việc một người đăng ký nhiều mã số trong một mạng lưới để đặt vào hệ thống của mình nhằm đạt được các điều kiện trả thưởng. Đầu tư nhiều mã thường gắn liền với đầu tư tiền để mua mã hoặc mua hàng, biểu hiện của bán hàng đa cấp bất chính. Thực tế hoa hồng người đầu tư nhiều mã số nhận được được trích chính từ số tiền họ đã bỏ ra để đầu tư, và nó luôn thấp hơn số tiền họ đầu tư. Họ sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn nữa để duy trì các mã số và các điều kiện trả thưởng. Họ chắc chắn sẽ không bao giờ thu hồi được số tiền đã đầu tư bởi các mã số hộ đầu tư không phải là người thực, không hoạt động bán hàng, không phát sinh doanh thu để có thể chi trả hoa hồng. Để lách quy định này, một số doanh nghiệp hướng dẫn người tham gia mượn chứng minh thư của người khác để ký các hợp đồng khác nhau. Do đó, khi gặp doanh nghiệp có hướng dẫn như vậy cần phải hết sức để phòng.

- Lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào các hoạt động bị pháp luật nghiêm cấm như hoạt động bán hàng đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận dǎng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với dịch vụ hoặc các loại hình khác không phải là mua bán hàng hóa như dich vu du lịch, bất động sản, từ thiện, mua bán tiền đô...

III- PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP

Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bán hàng đa cấp đồng thời ngǎn chặn các hiện tượng bán hàng đa cấp bất chính, nhiêu quốc gia và vùng lānh thổ trên thế giới dā ban hành các vǎn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp. Chẳng hạn như Ðao luật Cấm kế hoạch tiếp thị theo mô hình kim tự tháp nǎm 2003 của Hoa Ky,Luat về Kinh doanh đa cấp nǎm 1990 của Anh, Quy chế giám sát việc bán hàng đa cấp năm 1999 của Đài Loan (Trung Quốc), Luật Bán hàng tân cua của Hàn Quốc, Quy tắc quản lý kinh doanh đa cấp năm 1997 của Trung Quốc, Đạo luật bán hàng và marketing trực tiếp nǎm 2002 của Thái Lan, Luật Tiếp thị đa cấp và cấm bán hàng theo mạng năm 2000 của Singapore... Việt Nam, sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của phương thức bán hàng đa cấp từ cuối những nǎm 1990 đến nay là cơ sở thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam. Do tính chất phức tạp của quan hệ bán hàng đa cấp nên pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam cũng rất phong phú và da dang. Có thể tìm thấy các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ bán hàng đa cấp ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau và trước hết là ở các văn bản pháp luật sau:

- Các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp:

Trước ngày 01/7/2019, bán hàng đa cấp là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh năm 2004. Đây là vǎn bản quy phạm pháp luật đầu tiên và cao nhất điểu chỉnh đối với hoạt động bán hàng đa cấp những Luật Cạnh tranh năm 2004 chỉ quy định khái niệm về bán hàng đa cấp và quy định cấm một số hành vi bán hàng đa cấp bất chính mà không quy định cụ thể về cơ chế quản lý đối với  hoạt động này.

Để thi hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Chính phủ và Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã ban hành một số vǎn bản hướng dẫn về hoạt động bán hàng đa cấp, cụ thể là: Nghị định số 110/2005/NÐ-CP ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (sau đây viết gọn là Nghị định số 110/2005/NĐ-CP), Nghị định số 120/2005/NÐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh,Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 08/11/2005 của Bộ Thương mại hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (sau đây viết gọn là Thông tư số 19/2005/TT-BTM) và Thông tư số 35/2011/TT-BCT ngày 23/9/2011 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thủ tục hành chính tại Thông tư số 19/2005/TT-BTM (sau đây viết gọn là Thông tư số 35/2011/ TT-BCT).

Nghị định số 110/2005/ND-CP là Nghị định đầu tiên thiết lập một cơ chế quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp từ trung ương đến địa phương với sự tham gia của Bộ Công Thương (thông qua Cục Quản lý canh tranh, nay là Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng) và Ủy ban nhân dân các tỉnh (thông qua các Sở Công Thương). Theo Nghị định số 110/2005/ NÐ-CP, các doanh nghiệp muốn tổ chức bán hàng đa cấp thì phải đǎng ký với Sở Công Thương và sau đó mở rộng hoạt động ra địa bàn nào thì thông báo với Sở Công Thương tỉnh đó. Một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp được đǎng ký hoạt động bán hàng đa cấp đó là phải ký quỹ tối thiểu 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 1 tỷ đồng.

Để bảo đảm hiệu quả của cơ chế quản lý tai Nghị định số 110/2005/ND-CP, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP quy định chế tài xử lý đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính vái mức tiền phạt cao nhất là 100 triệu đồng.

Thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp và các vấn đề cụ thể chưa được quy định tai Luật Cạnh tranh nǎm 2004 và các Nghị định nêu trên được quy định tai Thông tư 06 19/2005/TT-BTM và Thông tư số 35/2011/TT-BCT.

Sau gần 10 năm thực hiện, các vǎn bản quy phạm pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp đã bộc lộ một số bất cập, hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện nhiều biến tướng theo chiều hướng tiêu cực, nhiều chủ thể lợi dụng các khe hở của pháp luật để thực hiện các hành vi bất chính khiến cho hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng trở nên xấu đi trong mắt cộng đồng xã hội và gây khó khǎn cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Từ thực tiễn đó, nǎm 2014, Chính phủ và Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế cho hệ thống vǎn bản còn bất cập để tǎng cường hiệu quả quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, cụ thể là:

Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (sau đây viết gọn là Nghị định số 42/2014/NÐ-CP). Nghị định này thay thế cho Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp với những thay đổi cơ bản, quan trong theo hướng thắt chặt quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp như nâng cao điều kiện gia nhập, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hoạt động của người  tham gia, bổ sung nhiều quy định cấm, tǎng cường sự tương tác giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý cũng như giữa các cơ quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn công tác đào tạo người tham gia của doanh nghiệp.

Nghị định số 71/2014/NÐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (thay thế Nghị định số 120/2005/NĐ-CP) cũng nâng mức tiến phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp lên tối đa 200 triệu đồng và bổ sung quy định xử lý đối với nhiều hành vi môi được quy định tại Nghị định số 42/2014/NĐ-CP.

Thủ tục hành chính trong hoạt động bán hàng đa cấp được quy định chặt chẽ tại Thông tư số 24/2014/TT-BCT ngày 30/7/2014, thay thế cho các quy định tại Thông tư số 19/2005/TT-BTM và Thông tư số 35/2011/TT-BCT.

Với những thay đổi cơ bản, quan trọng trong cơ chế quan lý hoạt động bán hàng đa cấp nêu trên, hoạt động bán hàng đa cấp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tiếp tục có một số doanh nghiệp lợi dụng mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để huy động vốn nhằm thu lợi bất chính cũng như thực hiện các hành vi vi phạm mới, để lại những hậu quá xấu về kinh tế - xã hội. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu tăng cường kiểm soát, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, ngày 12/3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp dễ thay thế Nghị định số 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (sau đây viết gọn là Nghị định số 40/2018/NĐ-CP). Nghị định số 40/2018/NĐ-CP đã bổ sung nhiêu quy định mới, thể hiện vai trò quản lý chặt chẽ hơn của Nhà nước đối với cả doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp; bổ sung thêm các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cũng như các quy định nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp như nâng mức ký quỹ tối thiểu từ 5 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng đối với doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, phải có hệ thống thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp; phải có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp; bổ sung quy định nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người tham gia bán hàng đa cấp. Nghị định số 40/2018/NĐ-CP đã đơn giản hóa một số thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính thông qua việc ban hành đính kèm theo phụ lục có biểu mẫu cụ thể trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đa cấp như: Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, mẫu bản cam kết, mẫu xác nhận ký quý,.. mà trước đây Nghị định số 42/2014/NĐ-CP không có.

Ðể kịp thời hướng dẫn Nghị định số 40/2018/NĐ-CP,ngày 24/5/2018 Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 10/2018/ TT-BCT quy dinh chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.

Trên cùng quan điểm siết chặt quản lý nhà nước đối với phương thức kinh doanh theo phương thức đa cấp và để tạo hành lang pháp lý đồng bộ điều chỉnh phương thức kinh doanh này, ngày 08/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2018/ NÐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp 1 theo hướng tiếp tục tǎng mức phạt đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính từ 60 đến 100 triệu đồng (theo Nghị định số 71/2014/NĐ-CP) lên 80 đến 100 triệu đồng. Đồng thời, Nghị định tiếp tục quy định rõ phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Nghị định cũng bổ sung mức phạt từ 20-25 triệu đồng đối với cá nhân tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đǎng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với cá nhân tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Đồng thời,phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500 triệu đồng.

Với việc ban hành 02 nghị định của Chính phủ và 01 thông tư của Bộ Công Thương, có thể khẳng định nǎm 2018 là nǎm đánh dấu bước hoàn thiện quan trọng của hệ thống các vǎn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, đồng thời tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng đa cấp, hướng tới xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2019, Luat Canh tranh năm 2018 có hiệu lực (thay thế Luật Cạnh tranh năm 2004) đã bỏ quy định liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp, theo đó các quy định điều chỉnh trực tiếp hoạt động bán hàng đa cấp sẽ chủ yếu nằm ở các vǎn ban ở cấp nghị định trở xuống (trừ quy định tại danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư). Đây là vấn đề quan trọng về cơ sở pháp lý đối với việc xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trong thời gian tới.

- Các văn bản pháp luật liên quan khác như Luật Đầu tư năm 2014, sửa đổi, bổ sung nǎm 2016, 2017, 2018, 2019 quy định kinh doanh theo phương thức đa cấp là thuộc danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh; Luật Doanh nghiệp nǎm 2014 và các vǎn bản hướng dẫn thi hành điều chỉnh vấn để thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động và giải thể của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp; Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành điều chỉnh vấn để giao kết hợp đồng nói chung, trong đó có hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2018, Luật Quảng cáo năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018, Luật Giá năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2014, Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, sửa đổi, bổ sung năm 2018... và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của hoạt động bán hàng đa cấp như vấn để quảng cáo thương mại, giá bán hàng hóa, chất lượng hàng hóa, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi mua hàng hóa theo phương thức bán hàng đa cấp; Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp nhằm chiếm đoạt tài sản...

0 bình luận, đánh giá về Khái quát về bán hàng đa cấp và pháp luật về bán hàng đa cấp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.01666 sec| 1079.461 kb