Kiểm tra tính hiệu lưc của hợp đồng và các trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý

26/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

Việc không thực hiện đúng hợp đồng hay vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận. Hợp đồng được giao kết hợp pháp thì các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng. Tuy nhiên, việc hợp đồng không được thực hiện đúng cũng diễn ra phổ biến và câu hỏi mà khách hàng nhờ luật sư tư vấn lúc này là phải xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng như thế nào?

Trao đổi và đề xuất Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527

 

 Kiểm tra tính hiệu lực của hợp đồng

Trước hết, để xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng của các đối tác thì luật sư phải kiểm tra tính hiệu lực của hợp đồng. Khi được giao kết một cách hợp pháp, hợp đồng phải được thực hiện đúng và yêu cầu cầu này là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Một hợp đồng có hiệu lực pháp luật mới ràng buộc các bên chủ thể về quyền và nghĩa vụ và việc không thực hiện đúng hợp đồng của một bên là hành vi vi phạm hợp đồng.

Như vậy, luật sư cần kiểm tra lại các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015 để xác định hợp đồng có thể bị vô hiệu không, bởi lẽ hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự. Một giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi xin lập giao dịch đó, các bên tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hợp đồng không tuân thủ một trong các điều kiện này thì hợp đồng đó có thể bị coi là vô hiệu và vì vậy không phát sinh hiệu lực pháp lý, các quyền và nghĩa vụ mà các bên tham gia mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó không được thực hiện. Ngoài điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, pháp luật dân sự còn quy định trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.

Kiểm tra các trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý

Luật sư phải kiểm tra việc không thực hiện đúng hợp đồng có thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý. Đây chính là các trường hợp bên vi phạm không có lỗi dẫn đến thành vi vi phạm hợp đồng được quy định trong LTM năm 2005 và khoản 2, 3 Điều 351 LLDS năm 2015, Theo quy định của pháp luật dân sự và thương mại , trong những trường hợp này thì bên không thực hiện đúng hợp đồng được miễn trách nhiệm pháp lý. Trong khi khoản 1 Điều 294 LTM năm 2005 quy định bốn căn cứ được miễn trách nhiệm gồm có: (i) theo thỏa thuận của các bên; (ii) sự kiện bất khả kháng, (iii) hành vi phạm do lỗi của bên kia và (iv) thực hiện quyết định của Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết vào thời điểm giao kết hợp đồng thì khoản 2, 3 Điều 351 BLDS năm 2015 chỉ quy định hai căn cứ được miễn trách nhiệm là sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm của một bên do lỗi của bên kia.

Đối với hợp đồng thương mại, Luật sư cần kiểm tra hành vi không thực hiện đúng hợp đồng của một bên có thuộc các trường hợp sau:

(i) Hành vi không thực hiện đúng hợp đồng được các bên thỏa thuận miễn trách nhiệm pháp lý

Quyền tự do thỏa thuận trong hợp đồng của các bên bao gồm cả việc thỏa thuận những trường hợp vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong hợp đồng. Luật sư sẽ phải xác định hành vi vi phạm hợp đồng của phía bên kia các bên có thỏa thuận là trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng hay không. Việc thỏa thuận có thể là thỏa thuận trong văn bản hợp đồng hoặc là những thỏa thuận sửa đổi bổ sung trong Phụ lục.

(ii) Hành vi không thực hiện đúng hợp đồng là do xảy ra các sự kiện bất khả kháng

Không phải lúc nào hợp đồng cũng được thực hiện một cách suôn sẻ mà khi có những rủi ro khách quan xảy ra khiến cho bên có nghĩa vụ không thể thực hiện đúng nghĩa vụ. BLDS năm 2015 quy định trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. LTM năm 2005 cũng cụ thể hóa nội dung này trong quy định tại Điều 294.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Một sự kiện được coi là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là sự kiện khách quan xảy ra sau khi các bên ký kết hợp đồng - Các bên trong hợp đồng không thể dự đoán và kiểm soát được ;
  • Là nguyên nhân dẫn đến một bên chủ thể không thể thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng.

Sự kiện bất khả kháng là những rủi ro có nguồn gốc khách quan gây ra. Nó có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, bão, động đất, sóng thần... mà thường được gọi là thiên tai, địch họa. Nó có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ... Ngoài ra, trường hợp các bên trong hợp đồng thỏa thuận thêm về các sự kiện được coi là sự kiện bất khả kháng thì luật sư cần căn cứ trong các điều khoản của hợp đồng. Ví dụ sự cố mất điện trên diện rộng, sự cố mất đường truyền internet...

Luật sư cần lưu ý nghĩa vụ chứng minh khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thuộc về bên có nghĩa vụ (bên vi phạm nghĩa vụ). Việc chứng minh bao gồm: Gửi công văn thông báo xảy ra sự kiện bất khả kháng và tài liệu chứng minh việc xảy ra sự kiện này hoặc có xác nhận của cơ quan nào đó để chứng minh sự kiện bất khả kháng xảy ra trong một thời hạn nhất định. Nếu không chứng minh trong một thời hạn nhất định thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý phát sinh

(iii) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia

Trong các hợp đồng song vụ, đặc biệt là trong các hợp đồng dịch vụ, các bên chủ thể của hợp đồng phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối ứng nhau. Chủ thể này phải thực hiện nghĩa vụ thì chủ thể kia mới thực hiện được nghĩa vụ của mình. Nếu hành vi vi phạm của một bên là hoàn toàn do lỗi của bên kia thì bên vi phạm không có lỗi dẫn đến hành vi vi phạm của mình. Bởi sự vi phạm của một bên do nguyên nhân chủ yếu từ lỗi của bên bị vi phạm. Trong trường hợp này, bên vi phạm được miễn trách nhiệm pháp lý và bên bị vi phạm phải chịu thiệt hại về hành vi vi phạm của mình.

(iv) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được tại thời điểm giao kết hợp đồng.

 

 

Căn cứ về hành vi vi phạm của một bện do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được tại thời điểm giao kết hợp đồng là căn cứ được quy định trong LTM năm 2005. Xét về bản chất, hành vi vi phạm này là do sự kiện bất thả kháng về sự biến pháp lý. Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước làm bên vi phạm không thể thực hiện đúng hợp đồng theo thỏa thuận mà các bên không thể lường trước được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Như vậy, luật sư lưu ý rằng trường hợp hành vi không thực hiện đúng hợp đồng của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được tại thời kết hợp đồng thì bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm pháp lý. Và để được miễn trách nhiệm pháp lý, bên vi phạm phải gửi thông báo và gửi tài liệu chứng minh cho bên bị vi phạm trong thời gian sớm nhất để các bên có thể thoả thuận gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.

Trong trường hợp tư vấn cho khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ logistic, luật sư lưu ý có những ngoại lệ. Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 LTM năm 2015, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:

  • Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền;
  • Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền;
  • Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
  • Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;
  • Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực thương mại được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhTrường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn. 
0 bình luận, đánh giá về Kiểm tra tính hiệu lưc của hợp đồng và các trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.08960 sec| 966.734 kb