Ký hợp đồng thời vụ có được hưởng chế độ vào ngày nghỉ lễ không?
1- Quy định về hợp đồng thời vụ
[a] Khái niệm hợp đồng thời vụ
Hiện nay Bộ luật lao động năm 2019, không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng lao động thời vụ mà chỉ có quy định chung về khái niệm hợp đồng lao động tại Điều 13: Hợp đồng lao động thời vụ được hiểu là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có tính chất không thường xuyên, và hợp đồng thời vụ có thời hạn dưới 12 tháng, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động teo quy định của pháp luật
Như vậy, hợp đồng thời vụ là loại hợp đồng có thời gian được giới hạn nhất định và được các bên thỏa thuận với nhau về điều kiện làm việc, thời gian, tiền lương.
[b] Quy định về nội dung của hợp đồng thời vụ
Hợp đồng lao động thời vụ là một trong những loại hợp đồng lao động, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc quy định các điều khoản trong hợp đồng lao động mùa vụ, nhưng về mặt nguyên tắc, hợp đồng lao động mùa vụ vẫn cần phải có những nội dung cơ bản sau: Thông tin về người sử dụng lao động, người lao động, công việc và địa điểm làm việc, thời hạn của hợp đồng, mức lương và hình thức trả lương, chế độ nâng lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về việc đóng các khoản tiền bảo hiểm, và các nội dung bảo hộ lao động (tùy vào từng công việc),…
[c] Hình thức của hợp đồng thời vụ
Khoản 2 Điều 14 Bộ luật lao động quy định về hình thức hợp đồng lao động: "2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này".
Theo đó, đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động, trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest
2- Hợp đồng thời vụ hoặc đang thử việc có được nghỉ phép năm không?
Quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019 (nghỉ hằng năm):
“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: (a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; (b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; (c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này”.
Như đã phân tích ở trên, hợp đồng thời vụ là một trong những loại hợp đồng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Do đó, người làm theo hợp đồng thời vụ vẫn được đảm bảo các quyền lợi như những lao động khác, trong đó có chế độ nghỉ phép năm.
Số ngày nghỉ phép năm của lao động thời vụ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc được quy định cụ thể như sau:
Số ngày nghỉ = [(Số ngày nghỉ hàng năm + Số ngày nghỉ theo) thâm niên (nếu có) : 12] x Số tháng làm thực tế
Tùy thuộc vào công việc và thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động mà mỗi lao động thời vụ sẽ có thời gian nghỉ phép năm khác nhau theo quy định.
Theo đó mà chúng ta có thể hiểu là chỉ trong trường hợp người lao động thử việc đạt và họ được tiếp tục làm việc theo hợp đồng chính thức thì lúc đó thời gian thử việc của họ mới được tính vào thời gian làm việc để tính phép năm theo quy định của pháp luật. Còn trong trường hợp người lao động thử việc nhưng không đạt thì thời gian thử việc của họ sẽ không được tính là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật. Theo đó, khi người lao động đang trong quá trình thử việc thì doanh nghiệp thường sẽ không tính nghỉ phép cho người lao động bởi chưa biết được người lao động có đạt hay không đạt nên sẽ không có cơ sở để tính thời gian hưởng phép năm theo quy định của pháp luật đề ra.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
3- Quy định về nghỉ phép năm cho người làm việc chưa đủ tháng
Quy định tại Điều 66 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021, quy định chi tiết và hướng dẫn về điều kiện lao động, quan hệ lao động:
Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
"1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
2. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
3. Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước".
Theo đó mà trong các trường hợp quy định nếu người lao động làm việc chưa đủ tháng theo quy định của pháp luật nhưng thuộc trường hợp có tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương chiếm tỉ lệ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính 1 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm theo quy định của pháp luật quy định
Trong đó, số ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động theo quy định đối với ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định và theo đó căn cứ tại khoản 1, Điều 66 Nghị định này cũng hướng dẫn cách tính ngày nghỉ hằng năm trong trường hợp người lao động chưa làm đủ 12 tháng quy định như sau:
Số ngày nghỉ hằng năm = [Số ngày nghỉ hằng năm + số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có)] : 12 tháng x số tháng làm việc thực tế trong năm.
Theo đó chúng tôi cung cấp các nội dung để giúp người lao đông có thể dễ dàng thực hiện các quyền lợi cơ bản của mình đối với việc tính số ngày nghỉ theo quy định cua pháp luật đề ra đối với các trường hợp như thử việc hay lao động chính thức hay lao động thâm niên. Tùy từng trường hợp mà có các quy định khác nhau về số ngày nghỉ theo quy định.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Ký hợp đồng thời vụ được hưởng chế độ vào ngày nghỉ lễ không? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Ký hợp đồng thời vụ được hưởng chế độ vào ngày nghỉ lễ không? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@ everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm