Kỹ năng của Luật sư tham gia thủ tục tái thẩm vụ án dân sự

"Công lý mà tình yêu mang lại là sự đầu hàng, công lý mà luật pháp mang lại là sự trừng phạt".

Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc Ấn Độ

Kỹ năng của Luật sư tham gia thủ tục tái thẩm vụ án dân sự

Thủ tục tái thẩm là xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Vì sự khác nhau về tính chất, nên bên cạnh những điểm tương đồng, kỹ năng tham gia thủ tục tái thẩm của Luật sư cũng có sự khác biệt so với kỹ năng tham gia thủ tục giám đốc thẩm. Sự khác biệt này tập trung ở kỹ năng xác định căn cứ, điều kiện kháng nghị tái thẩm: nghiên cứu hồ sơ xác định căn cứ đề nghị giám đốc thẩm: soạn thảo đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm và chuẩn bị tài liệu, chứng cứ gửi kèm.

Liên hệ

I- XÁC ĐỊNH CĂN CỨ, ĐIỀU KIỆN KHÁNG NGHỊ TÁI THẨM

1- Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Giống như giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm cũng là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nhưng căn cứ để kháng nghị thủ tục tái thẩm là hoàn toàn khác. Căn cứ để kháng nghị thủ tục tái thẩm là phải có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Như vậy, khi xem xét đến căn cứ tái thẩm, các nội dung mà Luật sư cần phải xác định rõ:

Thứ nhất, có hay không có tình tiết là căn cứ để kháng nghị. Để đánh giá được điều này, Luật sư phải trả lời được các câu hỏi:

- Tình tiết mới phải là tình tiết đã tồn tại vào lúc Tòa án giải quyết vụ án nhưng Tòa án và đương sự không thể biết được. Những tình tiết mới phát sinh sau khi Tòa án ra bản án, quyết định giải quyết vụ án thì không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Nếu có thì đây chỉ là căn cứ để đương sự khởi kiện vụ án mới.

- Thời điểm đương sự phát hiện tình tiết mới phải là sau khi đã có bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nếu tình tiết này đã được biết trong quá trình giải quyết vụ án đến trước khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật không được coi là các tình tiết mới hoặc những tình tiết đã được biết nhưng không được Tòa án áp dụng dẫn đến việc ra quyết định hoặc bản án không đúng pháp luật thì đây không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

- Phải là những tình tiết có giá trị làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nếu thời điểm tồn tại và thời điểm biết được tình tiết là yếu tố cần thì tính chất giá trị của tình tiết là yếu tố đủ. Luật sư phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc xác định được tình tiết mới này có tính chất “làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định” hay không. Tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định có nghĩa là sự thay hoàn toàn hoặc thay đổi lớn về nội dung của bản án, quyết định đó, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong vụ án dân sự.

Ngược lại, với những tình tiết tuy mới được phát hiện nhưng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự, không có mối quan hệ nhân quả đối với quyết định của Tòa án thì Luật sư phải xác định đó không phải là tình tiết làm căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Thứ hai, có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ. Kết luận của giám định, lời dịch của người phiên dịch là một trong những căn cứ quan trọng để xác định sự thật khách quan của vụ việc. Thậm chí, trong nhiều trường hợp. đây là những yếu tố đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định đối với quá trình đánh giá, sử dụng chứng cứ của Hội đồng xét xử để đưa ra bản án, quyết định đúng pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, người giám định, người phiên dịch đã không trung thực khi thực hiện chức năng công việc của mình.

Với sự vi phạm quy định về nghề nghiệp như vậy, người giám định, người phiên dịch đã tạo ra những kết quả giám định không đúng sự thật, những văn bản, tài liệu dịch thuật giả mạo. Vì thế, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định, đây cũng là căn cứ để kháng nghị thủ tục tái thẩm. Khi xem xét căn cứ kháng nghị này, Luật sư phải xác định được những nội dung sau: (1) Thời điểm phát hiện kết luận giám định, chứng cứ, tài liệu đã được dịch thuật, phiên dịch không đúng sự thật, giả mạo sau khi Tòa án ra bản án, quyết định; (2) Có cơ sở để kết luận giám định không đúng sự thật theo quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động giám định hoặc có sự giả mạo chứng cứ của người phiên dịch (dịch sai tài liệu, giấy tờ,... do đương sự cung cấp, trình bày hoặc do Tòa án thu thập trong quá trình giải quyết vụ án); (3) Sự thay đổi nội dung của kết luận giám định, chứng cứ, tài liệu sau khi giám định lại, phiên dịch lại làm thay đồi cơ bản nội dung bản án, quyết định của Tòa án như làm thay đổi quan hệ pháp luật tranh chấp, quyền và nghĩa vụ các bên, tư cách đương sự,...

Thứ ba, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên là những người tiến hành tố tụng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Nhiệm vụ của những chủ thế này là xem xét, giải quyết vụ việc dân sự theo đúng quy định của pháp luật. Nếu những người tiến hành tố tụng này cố tình vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hay cố tình kết luận trái pháp luật thì đây chính là cơ sở để Luật sư lấy làm căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Khi vận dụng căn cứ này để xem xét thủ tục tái thẩm, Luật sư phải làm rõ được những nội dung của căn cứ này như sau:

(1) Thời điểm phát hiện Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật là sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

(2) Cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án có thể là việc cố tình bớt đi những chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc hoặc thêm vào những chứng cứ, tài liệu mà đương sự không cung cấp, Tòa án không thu thập để phục vụ cho một mục đích cá nhân nào đó của những người tiến hành tố tụng;

(3) Cố ý kết luận trái pháp luật là việc người tiến hành tố tụng nhận thức được với những chứng cứ, tài liệu thực sự đã có trong hồ sơ vụ án (là những chứng cứ chưa bị làm sai lệch) thì theo quy định của pháp luật sẽ phải đưa ra những kết luận phù hợp với những chứng cứ, tài liệu đó nhưng đã không làm như vậy:

(4) Do chứng cứ chứng minh Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật. Trên thực tế, căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm này gần giống với căn cứ kháng nghị "kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án” theo thủ tục giám đốc thẩm. Sự giống nhau thể hiện ở mặt hiện tượng. Đó là kết luận trong bản án, quyết định để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm đều không phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án.

Tuy nhiên, điểm khác nhau chính là ở bản chất, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng. Nếu xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì phải chứng minh việc đưa ra kết luận không phù hợp trong bản án, quyết định đã có hiệu lực là do lỗi vô ý của người Thẩm phán hoặc của những thành viên khác trong Hội đồng xét xử khi đánh giá chứng cứ, tài liệu trong vụ án chưa toàn diện, đầy đủ nhưng đã vội vàng đưa ra kết luận theo ý chí chủ quan.

Như vậy, Luật sư có thể thấy nguyên nhân sâu xa của việc “kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án" theo căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm chính là xuất phát từ nghiệp vụ nghề nghiệp của một số người trong Hội đồng xét xử chưa cao, kinh nghiệm chưa nhiều nên chưa có cái nhìn khách quan, toàn diện về việc đánh giá và sử dụng chứng cứ để giải quyét vụ án. Ngược lại, nếu xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì việc đưa ra chứng cứ sai, kết luận trái pháp luật là do lỗi cố ý của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên.

Điều này được thể hiện ở việc mặc dù những người tiến hành tố tụng này biết và đánh giá được toàn bộ chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc, hiểu rõ được câu chuyện pháp lý và câu chuyện chứng cứ giữa các bên trong vụ việc dân sự nhưng cố tình làm cho chứng cứ khác đi (về số lượng, về nội dung) để từ dó đưa ra kết luận trái pháp luật vi phạm nguyên tắc tố tụng nhằm phục vụ ý dồ riêng tư của thành viên Hội đồng xét xử.

Thứ tư, bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm ở đây là trương hợp quá trình giải quyết vụ án dân sự, Toà án vẫn căn cứ vào các phán quyết của Tòa án các cấp trong nhiều lĩnh lực khác nhau hoặc quyết dịnh của cơ quan nhà nước đã bị hủy bỏ, không còn giá trị thi hành để ban hành bản án, quyết định (bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm).

Vận dụng căn cứ này để xem xét kháng nghị thủ tục tái thẩm, Luật sư phải xác định được: (1) Tòa án đã sử dụng những bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao dộng hoặc quyết định của cơ quan nhà nước đã bị hủy bỏ để giải quyết vụ việc bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm; (2) Thời điểm huỷ bỏ những bản án, quyết định mà Toà án đã sử dụng trước thời điểm Tòa án ra bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Thời hạn kháng nghị tái thẩm

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Để áp dụng đúng quy định này, Luật sư phải xác định được các thời hạn sau:

- Thời hạn từ khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho tới khi người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị (thời điểm mà Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao biết được căn cứ kháng nghị trong thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát) là không xác định.

- Thời hạn kể từ khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Tòa án nhân dân cấp cao) hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Viện kiểm sát nhân dân cấp cao) biết được căn cứ kháng nghị cho tới khi gửi văn bản kháng nghị cho chủ thể có thẩm quyền xem xét kháng nghị (Hội đồng xét xử tái thẩm) là một năm. Đây mới chính là thời hạn để kháng nghị thủ tục tái thẩm theo quy định của pháp luật.

3- Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Căn cứ vào việc xác định bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật do Tòa án nào ban hành và quy định của Điều 354 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật sư xác định thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm như sau:

- Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết (trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);                             

- Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

II- NGHIÊN CỨU HỒ SƠ XÁC ĐỊNH CĂN CỨ ĐỀ NGHỊ TÁI THẨM

Tương tự thủ tục giám đốc thẩm, sau khi nắm được các kiến thức pháp luật về xác định các căn cứ và điều kiện kháng nghị tái thẩm, Luật sư sẽ phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật giải quyết vụ việc ấy để xác định được có căn cứ để đề nghị chủ thể có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm.

Hồ sơ nghiên cứu sẽ bao gồm: hồ sơ sơ thẩm và hồ sơ phúc thẩm, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (cấp sơ thẩm, phúc thẩm), giấy tờ, tài liệu khác (nếu có).

1- Mục đích nghiên cứu hồ sơ

Luật sư phải xác định được có căn cứ hợp pháp để đề nghị chủ thể có thẩm quyền ra quyết định kháng nghị tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, về nội dung này, Luật sư cần phân biệt giữa căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Theo quy định thì chỉ những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật xét xử có vi phạm pháp luật sẽ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Còn những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; sau đó có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó sẽ bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Luật sư cần phân biệt tình tiết mới là những tài liệu, chứng cứ mới được phát hiện với những chứng cứ đã tôn tại trong vụ án từ trước, nhưng do quá trình thu thập không đầy đủ dẫn đến việc bỏ sót chứng cứ này và sau đó mới thu thập được.

2- Nội dung nghiên cứu hồ sơ

Không giống với những nội dung cần xác định khi Luật sư giúp khách hàng đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, đối với hoạt động nghiên cứu hồ sơ đề nghị kháng nghị tái thẩm, Luật sư phải làm rõ những nội dung sau:

(i) Xác định tình tiết mà khách hàng cho rằng đây là những tình tiết mới để làm căn cứ để nghị kháng nghị tái thẩm. Vì thế, Luật sư phải kiểm tra cụ thể những chứng cứ này (kiểm tra nguồn mà chứng cứ được thu thập, kiểm tra người cung cấp, tính hợp pháp của chứng cứ....) để biết được nội dung cũng như số lượng tình tiết mới;

(ii) Xác định tình tiết đó có thỏa mãn các yêu cầu để được xem xét là căn cứ kháng nghị tái thẩm hay không (thời điểm xuất hiện tình tiết, hậu quả xuất hiện tình tiết,...).

3- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

Với mục đích đề nghị kháng nghị tái thẩm, Luật sư phải đi sâu nghiên cứu, đánh giá và tìm ra những tình tiết mới có đảm bảo những yêu cầu theo quy định pháp luật là căn cứ kháng nghị tái thẩm hay không? Vì thế, phương pháp tối ưu khi nghiên cứu hồ sơ kháng nghị tái thẩm đó là kiểm tra xem đương sự đã cung cấp những chứng cứ mới gì và giá trị những chứng cứ mới này như thế nào? Khi nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị đề nghị kháng nghị tái thẩm, trọng tâm của việc nghiên cứu là Luật sư cần xem xét về tính xác thực và giá trị của tình tiết mới được phát hiện. Điều này có nghĩa là Luật sư phải xác định vụ việc đà được giải quyết xuất hiện những tình tiết mới gì và những tình tiết mới này có giá trị là cơ sở để chủ thể có thẩm quyền ra quyết định kháng nghị tái thẩm hay không?

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

III- SOẠN ĐƠN ĐỀ NGHỊ KHÁNG NGHỊ VÀ CHUẨN BỊ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHÁNG NGHỊ TÁI THẨM

1- Soạn thảo đơn đề nghị kháng nghị tái thẩm

Trường hợp Luật sư xác định được có tình tiết mới là căn cứ kháng nghị tái thẩm thì Luật sư sẽ tư vấn (giúp) khách hàng soạn thảo đơn đề nghị kháng nghị tái thẩm gửi cho chủ thể có thẩm quyền. Đơn đề nghị thủ tục tái thẩm không được Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể. Căn cứ vào Điều 357 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, quy định về việc áp dụng các quy định khác của thủ tục giám đốc thẩm nếu thủ tục tái thẩm không có quy định thi có thể hiểu đơn đề nghị thủ tục tái thẩm sẽ tuân thủ nội dung và hình thức tương tự đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm được quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Luật sư cần chú ý những nội dung sau khi giúp khách hàng soạn thảo đơn đề nghị kháng nghị tái thẩm:

- Thời hạn đề nghị kháng nghị tái thẩm: Theo quy định tại Điều 355 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn kháng nghị là 01 năm. Tuy nhiên, mốc để bắt đầu tính thời hạn kháng nghị là kể từ thời điểm chú thể có thẩm quyền biết được căn cứ kháng nghị (yêu cầu kháng nghị của đương sự là một trong những cơ sở giúp cho chủ thể có thẩm quyền biết được căn cứ kháng nghị) mà không phải 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, có thể thấy, khác với quy định về quyền yêu cầu kháng nghị của đương sự, chỉ được thực hiện trong 01 năm, quyền yêu cầu kháng nghị của đương sự đối với thủ tục tái thẩm không giới hạn về thời gian

- Nội dung đơn đề nghị kháng nghị tái thẩm: tương tự những nội dung của đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, bao gồm các nội dung: Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị, tên, địa chỉ của người đề nghị; tên bản án, quyết định của Tòa án đã có  hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm; lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị. Ở phần cuối đơn, đương sự đề nghị là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và phải có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc phải nộp kèm theo bản phô tô giấy tờ tùy thân của họ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

- Hình thức đơn đề nghị kháng nghị tái thẩm tuân thủ theo mẫu quy định được hướng dẫn trong Thông tư liên tịch của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2- Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ gửi kèm đơn kháng nghị tái thẩm

Kỹ năng chuẩn bị tài liệu, chứng cứ gửi kèm đơn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm của Luật sư cũng tương tự thủ tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên, xuất phát từ căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm là khác nhau nên tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ đề nghị kháng nghị tái thẩm tập trung vào xác định sự tồn tại của tình tiết mới và giá trị của tình tiết này có tác dụng làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án.

Luật sư hướng dẫn khách hàng nộp đơn và chứng cứ (nếu có) đề nghi kháng nghị tái thẩm và thực hiện các công việc sau khi nộp đơn.

3- Tham gia phiên tòa tái thẩm 

Tương tự như kỹ năng tham gia thủ tục giám đốc thẩm, vai trò của Luật sư ở phiên tòa tái thẩm rất hạn chế. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp cho đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được có mặt tại phiên tòa tái thẩm khi Tòa án triệu tập trong trường hợp xét thấy cần thiết. Vì thế, khi được Tòa án triệu tập, Luật sư với vai trò đại diện hợp pháp cho đương sự hay là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng cần có những kiến thức liên quan đến phiên tòa tái thẩm. Điều 357 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: "Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm ”, Điều này có nghĩa, nếu có những nội dung được quy định ở thủ tục giám đốc thẩm mà ở thủ tục tái thẩm không có quy định thì áp dụng những quy định của thủ tục giám đốc thẩm. Ngoài những nội dung tương đồng với phiên tòa giám đốc thẩm, phiên tòa tái thẩm có sự khác biệt về thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm. Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền sau đây: (1) Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; (2) Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại; (3) Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án. Luật sư cần thiết phải chuẩn bị tài liệu, nội dung bài phát biểu và kỹ năng trình bày khi được Hội đồng xét xử tái thẩm yêu cầu.

Tương tự như thủ tục tiến hành phiên tòa giám đốc thẩm, sau khi thành viên của Hội đồng tái thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị sẽ đến phần trình bày của đương sự và các chủ thế khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa. Nội dung trình bày là ý kiến của đương sự (người đại diện hợp pháp), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Luật sư) về quyết định kháng nghị. Nếu thấy vấn đề nào chưa rõ thì Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm đương sự và Luật sư. Căn cứ vào những quy định pháp luật về vai trò tham gia phiên tòa tái thẩm, Luật sư giúp đương sự chuẩn bị và thể hiện những nội dung sau:

- Nội dung liên quan đến căn cứ kháng nghị tái thẩm.

- Chuẩn bị bản trình bày ý kiến phát biêu tại phiên họp tái thẩm nếu đương sự và Luật sư không tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Bàn trình bày ý kiến phát biểu tại phiên họp thông thường có các nội dung như: giới thiệu tư cách chủ thể tham gia phiên tòa tái thẩm, thông tin người đề nghị, thông tin vụ việc đã được giải quyết và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, phạm vi kháng nghị và lý do kháng nghị, các chứng cử, tài liệu chứng minh cho yêu cầu kháng nghị là có căn cứ và hợp pháp.

- Trình bày ý kiến liên quan đến quyết định kháng nghị và các nội dung khác được Hội đồng xét xử yêu cầu làm rõ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

IV- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

1- Xác định căn cứ, điều kiện xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Về nội dung: có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện có tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản về nội dung quyết định mà đương sự. Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không quy định cụ thể như thế nào là trường hợp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định, có thể thấy, về câu chữ điều luật, căn cứ để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là sự gộp lại các căn cứ theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Điều này nghĩa là, có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành thì chủ thể có thẩm quyền có quyền yêu cầu xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Vì thế, khi đánh giá về vấn đề nội dung của căn cứ xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên có thể viện dẫn kỹ năng xem xét căn cứ thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm để soi xét.

Về thủ tục: yêu cầu thứ nhất về thủ tục là bắt buộc phải có yêu cầu, kiến nghị, đề nghị thể hiện bằng văn bản của những chủ thể đặc biệt được pháp luật quy định. Các chủ thể đặc biệt đó là: ủy ban thường vụ Quốc hội (yêu cầu); ủy ban Tư pháp của Quốc hội (kiến nghị); Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (kiến nghị mà không phải kháng nghị); Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (đề nghị mà không phải kháng nghị). Yêu cầu thứ hai về thủ tục là cần phải được sự chấp thuận của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét lại thì thủ tục xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới được mở. Sự chấp thuận của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc mở thủ tục xét lại phán quyết của chính mình được xem như là một điều kiện tiên quyết (diễn ra ở phiên họp thứ nhất để xét kiến nghị, đề nghị) để Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể tiến hành các thủ tục tiếp theo nhằm xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán (diễn ra ở phiên họp thứ hai).

Tuy nhiên, không phải mọi yêu cầu, kiên nghị, đề nghị thì đều phải tổ chức phiên họp thứ nhất (phiên họp với tính chất là kiểm tra có đủ căn cử để xét lại quyết định của Hội đỒng Thẩm phán). Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chỉ phải tổ chức phiên họp thứ nhất cho trường hợp có kiến nghị của ủy ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với trường hợp có yêu cầu của ủy ban thường vụ Quốc hội về việc xét thì Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao báo cáo Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phánThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mà không cần phải thông qua phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét yêu cầu của ủy ban thường vụ Quốc hội có cơ sở để mở thủ tục xét lại hay không.

2- Thời hạn xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không có quy định nào ràng buộc về thời hạn mà các chủ thể có thẩm quyền thực hiện quyền “yêu cầu, kiến nghị, đề nghị" xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nếu hiểu theo nguyên tắc luật không quy định thì không phải áp dụng thì các “yêu cầu, kiến nghị, đề nghị" của các chủ thể nêu trên về việc xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, cũng có những quan điểm cho rằng, căn cứ để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bao hàm cả căn cứ để xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nên vận dụng nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật sẽ có hai trường hợp xảy ra:

- Nếu có căn cứ cho rằng quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì tương đương với căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và sẽ áp dụng thời hạn kháng nghị của thủ tục giám đốc thẩm.

- Nếu phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và đương sự không thê biêt được khi ra quyết định đó thì tương đương với căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm và sẽ áp dụng thời hạn kháng nghị của thủ tục giám đốc thẩm.

Vấn đề này vẫn chỉ là những quan điểm luật học, vì thế cần có hương dan cụ the cua Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để các chủ thể Luật sư dễ dàng và thống nhất trong việc áp dụng.

3- Chủ thể có thẩm quyền xem xét theo thủ tục đặc biệt quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Trong mọi trường hợp (dựa trên yêu cầu cua Ủy ban thường vụ Quốc hội. kiến nghị của úy ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị của Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chủ thể có thẩm quyền xem xét theo thủ tục đặc biệt quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

4- Thủ tục xem lại quyết định của hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, việc xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo thủ tục đặc biệt được dựa trên yêu cầu của ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mà không phải dựa trên kháng nghị của Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Vì vậy, người có thẩm quyền yêu cầu xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chỉ giới hạn bởi ủy ban thường vụ Quốc hội, ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thủ tục xét kiến nghị, đề nghị xem xét theo thủ tục đặc biệt cũng có sự khác biệt so với thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm xuất phát từ đối tượng được xem xét là quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Trường hợp có yêu cầu của ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không tiến hành thủ tục xem xét có căn cứ xem xét lại hay không mà Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sau khi nhận được báo cáo của Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ mở phiên họp với sự tham gia của toàn thể Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Trường hợp có kiến nghị của ủy ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao  phải mở phiên họp để xem xét kiến nghị, đề nghị. Thành phần tham gia phiên họp: Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và đại diện ủy ban Tư pháp của Quốc hội (trong trường hợp xem xét kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội). Trình tự, thủ tục phiên họp tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 359 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Kết thúc phiên họp, Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và biểu quyết theo đa số về việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

V- PHIÊN HỌP XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

1- Thời hạn mở phiên họp

Thời hạn Tòa án mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

- Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được kiến nghị của ủy ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kể từ ngày Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp để xem xét kiến nghị, đề nghị.

- Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tại khoản 2 Điều 358 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 359 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2- Thẩm quyền xem xét lại theo thủ tục đặc biệt quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Căn cứ vào khoản 2 và khoản 5 Điều 359 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là chủ thể có thẩm quyền mở phiên họp để xét kiến nghị, đề nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và mở phiên họp với sự tham gia của toàn thể Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đế xem xét lại quyết đinh của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

3- Thành phần tham gia phiên họp xem xét quyết định của của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Tham gia phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm các thẩm phán Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đại diện ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Tham gia phiên họp xem xét quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có sự tham gia của toàn thể Thẩm phán Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong trường hợp xét thấy cần thiết.

4- Trình tự, thủ tục phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Trình tự, thủ tục phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tuân theo quy định tại khoản 5 Điều 359 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhất trí với đề nghị, kiến nghị của ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp với sự tham gia của toàn thể Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Phiên họp Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trường hợp xét thấy cần thiết, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp. Sau khi nghe Chánh án Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan được mời tham dự (nếu có), thì Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định về phiên họp.

5- Thẩm quyền xem xét lại quyết định của của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhàn dân tối cao

Thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tuần theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, khi xét thấy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì tùy từng trường hợp, Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định như sau:

- Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án. quyết định đã có hiệu lực pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;

- Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;

- Huỷ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp dưới giải quyết theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư tham gia thủ tục tái thẩm vụ án dân sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
5.91278 sec| 1259.68 kb