Kỹ năng của từng thành viên nhóm khi làm việc

28/06/2021
Kỹ năng khi làm việc nhóm hiệu quả là tổng hợp của nhiều kỹ năng mềm quan trọng mà nguyên lý chung là hướng tới "cái tôi" chung của nhóm thay vì tập trung vào “cái tôi" của bản thân, thể hiện sự chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm.

 

 Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

1- Kỹ năng của từng thành viên nhóm khi làm việc

Như đã trình bày, kỹ năng khi làm việc nhóm hiệu quả là tổng hợp của nhiều kỹ năng mềm quan trọng mà nguyên lý chung là hướng tới "cái tử" chung của nhóm thay vì tập trung vào “cái tôi" của bản thân, thể hiện sự chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm. Đối với thành viên nhóm, các kỹ năng quan trọng cần lưu ý là:

Kỹ năng lắng nghe. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Việc lắng nghe phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên. Thực hiện kỹ năng lắng nghe trong nhóm làm việc gắn liền với sự quan tâm tới vấn đề nhóm gần giải quyết. Tương tự như nội dung trình bày nêu trên về kỹ năng lắng nghe của trường nhóm, sự tập trung lắng nghe của mỗi thành viên được thể hiện bằng cử chỉ, ánh mắt, tư thế, việc ghi chép khi lắng nghe trực tiếp, tránh những biểu hiện thể hiện sự thiếu tập trung hoặc coi thường người trình bày. Thực tế ở các nhóm làm việc trong nghề luật, một số thành viên nhóm có thể không lắng nghe một cách thực sự và hiệu quả vì nhiều lý do như: áp lực phải giải quyết nhiều công việc cùng một lúc nên không tập trung, có “định kiến" không tốt về người trình bày(xem thêm: tổng đài tư vấn giao thông đường bộ)

Ví dụ : Luật sư giàu kinh nghiệm có thể không đánh giá cao Luật sư trẻ trong nhóm vì cho rằng họ thiếu thực tế nên ý kiến sĩ thuần túy lý thuyết. Kiểm sát viên trẻ không đồng ý với quan điểm của Kiểm sát viên giàu kinh nghiệm nhưng vì quan hệ cấp trên, cấp dưới trong cơ quan nên không có phản hồi nhưng cũng không chú ý lắng nghe và cho rằng đằng nào giải pháp công đã được ấn định trước
Thực tế, những ngôn ngữ “không lời” từ cử chỉ, nét mặt của chúng ta sẽ cho thấy chúng ta có tập trung lắng nghe hay không. Vì vậy, cần lắng nghe với sự quan tâm thật sự, tập trung vào nội dung bởi mỗi vẫn để, vụ việc lại là những kiến thức, nội dung mới; mỗi cuộc họp nhóm lại cho người hành nghề thông tin, cách nhìn mới về vụ việc.

2- Kỹ năng trình bày, thuyết phục

Trong các cuộc thảo luận nhóm, mỗi thành viên đều cần chuẩn bị ý kiến và sẵn sàng phát biểu. Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng trình bày, lập luận, tranh luận (Xem thêm: Chương 3. Kỹ năng thuyết trình và Chương 4. Kỹ năng lập luận, tranh luận), có hai xu hướng cần tránh khi trình bày trong quá trình làm việc nhóm:
Quá hăng hải trình bảy, thậm chí tranh thủ thể hiện kiến thức, năng lực của mình, lấn át ý kiến của người khác. Những trường hợp này thường không tạo được thiện cảm, thậm chí gây khó chịu cho các thành viên khác trong nhóm. Mỗi thành viên được khuyến khích trinh bảy ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác một cách nhiệt tình nhưng cần trên cơ sở nội dung đã chuẩn bị, từ việc lắng nghe đầy đủ ý kiến của người khác và với thái độ tôn trọng mọi người.
Quả rụt rẻ, không dám thể hiện ý kiến của bản thân trong quá trình làm việc nhóm. Sự rụt rè, thậm chí tự ti, thường gặp ở những người trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế. Để vượt qua điều này, người hành nghề cần lưu ý: (i) chuẩn bị kỷ ý kiến phát biểu, cố gắng tham gia trình bảy ít nhất một lần trong cuộc họp; (ii) khi được hỏi ý kiến, dù hoàn toàn đồng ý với các ý kiến trước đó, không có ý tưởng mới, cũng nên có ý kiến ngấn giải thích vì sao lại đồng ý để thể hiện sự quan tâm, đánh giá của bản thân mà không chỉ là đồng ý một cách thụ động (trừ trường hợp được hỏi để biểu quyết và chỉ cần trả lời Có hoặc Không). Một số trường hợp khác, người “thờ ơ với công việc chung cũng có xu hướng không thể hiện quan điểm của bản thân mà “hùa" theo ý kiến số động. Ngoài ra, khi trình bày ý kiến, nhất là ý kiến khác với ý kiến của người hành nghề đã có kinh nghiệm hoặc ý kiến của lãnh đạo, cần lưu ý thái độ, cách thức, nội dung trình bảy phù hợp. Theo đó, không nên phủ nhận hoặc xác định ý kiến của mình khác hoàn toàn" mà nên trình bày như một cách tiếp cận mới để mọi người cùng xem xét.

Ví dụ : Trong vụ án hình sự mà Luật sư A (Luật sư trẻ) tham gia bào chữa cùng với Luật sư B (Trương văn phòng người đã có nhiều kinh nghiệm tranh trong trong vụ án hình sự). Quan điểm của Luật sa B là đồng ý với tội danh Giết người mới bị của bị truy tố. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, Luật sư A thấy rằng có cơ sở để bào chữa cho bị cáo về tội Cổ ý gây thương tích Luật sư A có thể trình bày: "Đông là trường hợp này có xạ giáp ranh giữa hai tội. Tuy nhiên, khi đọc kỹ lại hồ sơ 2 thì có một số yếu tố như sau, anh xem có thể cân nhắc để bảo chữa theo hướng bị của phạm tội Cả ý gây thương tích không. Sau đó, Luật sư A trình bày các lập luận của mình.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của từng thành viên nhóm khi làm việc

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.87279 sec| 942.492 kb