Kỹ năng đàm phán của Luật sư

27/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Kỹ năng đàm phán cũng là một trong những kỹ năng cần có của luật sư tư vấn, bởi họ phải áp dụng thường xuyên kỹ năng này vào việc thương lượng giải quyết các tranh chấp, ký kết hoặc chấm dứt hợp đồng cho khách hàng.

1- Kỹ năng đàm phán của luật sư

Trước khi đàm phán luật sư cần tìm hiểu rõ giao dịch và thỏa thuận giữa các bên, hiểu các vấn đề pháp lý có liên quan đến giao dịch và câu trả lời cho các vấn đề đó, hiểu rõ mục tiêu khách hàng cần đạt được là gì và phía đối tác cần đạt được là gì khi đàm phán, biết luật sư đối phương để chuẩn bị đầy đủ tâm lý. Sau đây là một số công việc mà luật sư có thể thực hiện trước khi đàm phán:

- Thu thập thông tin về các bên mà luật sư phải đàm phán, ví dụ như thông tin về khách hàng của luật sư, bên đối tác của khách hàng, bên tranh chấp (nếu có), cơ cấu giao dịch và các thỏa thuận giữa các bản Thông thường, luật sư có thể nắm được cơ cấu giao dịch và thỏa thuận khi khách hàng cung cấp thông tin. Tuy nhiên, luật sư cần chủ động lắng nghe và hỏi lại khách hàng dựa trên kinh nghiệm của mình hiểu rõ giao dịch giữa các bên, vì khách hàng có thể chưa nắm rõ nội dụng giao dịch thì mình sắp thực hiện;

- Chuẩn bị tốt các tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan để khí cần có thể tham chiếu ngay tại nơi đàm phán;

- Trao đổi trước với khách hàng về các mục tiêu cần đạt được và các vấn đề có thể chấp nhận từ đối tác và cần nói rõ để khách hàng hiểu là để đàm phán thành công trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi thì khách hàng phải chấp nhận một số yêu cầu từ đối tác. Do đó, luật sư cần xác định cho khách hàng vấn đề nào là quan trọng nhằm đảm bảo được quyền lợi của khách hàng,

Ví dụ: Trong đàm phán hợp đồng mua bán, nếu luật sư tư vấn cho khách hàng bến bản thì nội dung quan trọng nhất luật sư cần lưu ý khi đàm phán soạn thảo hợp đồng là làm sao để bên bạn nhận được thanh toán đầy đủ, đúng hạn. Ngược lại, nếu luật sư tư vấn cho khách hàng là bên mua thì nội dung quan trọng nhất khi luật sư đàm phán là làm sao để quy định trong hợp đồng việc bên mua nhận được đầy đủ hàng hóa theo đúng yêu cầu:

- Tìm ra các điểm tương đồng, những lợi ích chung của các bên trong quá trình đàm phán để khai thác chúng. Với những điểm tương đồng này, luật sư có thể tập trung trình bày để các bên đều nhận thấy quyền lợi của họ được đảm bảo, qua đó tạo cơ sở để có thể đòi hỏi cả yêu cầu khác có lợi cho khách hàng của mình;

- Luyện tập trước cách trình bày trước khi ra đàm phán chính thức

Trong khi đàm phán, luật sư có thực hiện các công việc sau đó đảm phán thành công:

- Luật sư chỉ nên đảm phản với luật sư đối tác về các vấn đề pháp lý phát sinh từ giao dịch và đưa ra các phương thức để giải quyết, đi đến thống nhất giữa hai bên. Luật sư không nên sa đà vào các vấn đi thương mại vì không thuộc thẩm quyền của mình trừ trường hợp được khách hàng ủy quyền đàm phán luôn về vấn đề đó.

Ví dụ: Luật sư hai bên thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án hay trọng tài. Về giá cả hàng hóa, luật sư không nên tham gia nếu khách hàng không ủy quyền cho luật sư đàm phản giá;

- Luật sư cần nắm rõ khách hàng và đối tác muốn đạt được mục tiêu gì thông qua đàm phán. Từ đó, luật sư có thể lập luận thuyết phục đối tác chấp nhận các nội dung có lợi cho khách hàng. Đồng thời, trên cơ sở mục đích mà đối tác muốn đạt được, luật sư có thể khai thác để trình bày, chấp nhận một số nội dung để đối tác nhận thấy sự công tâm trong đàm phán với khách hàng của mình;

- Luật sư cần quan sát phản ứng của đối phương trong lúc đảm phán để suy đoán được suy nghĩ của họ, đồng thời, luật sư cần tạo môi trường đàm phản thoải mái, ổn định, không nên quá căng thẳng dẫn đến đàm phán không thành công. Trong trường hợp cuộc đàm phán trở nên quả căng thẳng, luật sư có thể đề xuất nghi giải lao ít phút để các bên có thời gian thư giãn, bình tâm lại, hoặc trường hợp khả năng đàm phán có thể không thành công vì có quá nhiều bất đồng chưa thể giải quyết ngay tại buổi đàm phán, luật sư nên đề xuất tạm dừng buổi đàm phán và hẹn lại một buổi đàm phản khác. Khi đó, luật sư và khách hàng có thời gian để nghiên cứu, thảo luận và đưa ra phương án để đạt được mục tiêu của mình, đồng thời đạt được sự đồng thuận của đối tác;

- Tìm hiểu kỹ thông tin của luật sư đối phương cũng rất quan trọng để đưa ra phương án đàm phán hợp lý. Nếu biết luật sư đối phương dễ nổi nóng thì luật sư cần cẩn thận dụng từ ngữ không quá kích động, tạo môi trường vui vẻ, thoải mái, thái độ nhã nhặn khi trình bày ý kiến của mình để thuyết phục luật sư đối phương

- Linh hoạt trong khi đàm phán vì quá trình đàm phán có thể phát sinh rất nhiều vấn đề, nếu luật sư không linh hoạt thì có thể không bảo vệ được quyền lợi của khách hàng. Để linh hoạt khi đàm phán, luật sư nên nắm vững mục đích khách hàng cần đạt được sau khi đàm phán là gì, từ đó nếu có vấn đề gì phát sinh, nếu không ảnh hưởng đến mục đích thì có thể chấp nhận, nếu có ảnh hưởng thì có thể đưa ra phương án đề xuất giải quyết hoặc từ chối không chấp nhận;

- Luật sư cần chuẩn bị sẵn tâm lý vì quá trình đàm phán có thể diễn ra nhiều ngày, nhiều tháng và căng thẳng. Trong mọi trường hợp, luật sư nên tỏ ra bình tĩnh và tự tin, là chỗ dựa cho khách hàng. Luật sư có thể tham khảo thêm về kỹ năng đàm phán hiệu quả trong Giáo trình này và các tài liệu tham khảo có liên quan.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Kỹ năng đàm phán của luật sư được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Kỹ năng đàm phán của luật sư có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng đàm phán của Luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.28808 sec| 956.055 kb