Kỹ năng luật sư tư vấn về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Khi khách hàng yêu cầu luật sư tư vấn về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu chưa tham gia tố tụng trong các giai đoạn trước đó, luật sư cần yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về vụ việc như vụ án đã được cấp nào xét xử cuối cùng thời gian xét xử; các tài liệu liên quan mà khách hàng có; mong muốn của khách hàng.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Kỹ năng tư vấn của luật sư tư vấn về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Khi khách hàng yêu cầu luật sư tư vấn về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu chưa tham gia tố tụng trong các giai đoạn trước đó, luật sư cần yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về vụ việc như vụ án đã được cấp nào xét xử cuối cùng thời gian xét xử; các tài liệu liên quan mà khách hàng có; mong muốn của khách hàng. Từ đó, luật sư mới có định hướng tư vấn phù hợp, chính xác. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các tài liệu và các quy định pháp luật , luật sư giải thích, tư vấn cho khách hàng về một số vấn đề như:
- Giải thích, tư vấn về các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm . Luật sư phải giải thích cụ thể từng căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm , tái thẩm để khách hàng hiểu rõ ràng, đầy đủ. Sau khi phân tích các căn cứ , luật sư sẽ cùng khách hàng đối chiếu tình tiết vụ việc với các căn cứ theo quy định pháp luật để xem xét trường hợp cụ thể của khách hàng có thuộc các căn cứ để kháng nghị tái thẩm, giám đốc thẩm hay không.
Thứ tự để xác định căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
Để xác định căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, luật sư nên nghiên cứu các tài liệu được cung cấp theo thứ tự:
+ Nghiên cứu bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trong đó xác định nội dung vụ án, nhận định và quyết định của HĐXX về tội danh, khung khoản, hình phạt, vấn đề dân sự. Việc áp dụng các quy định của BLHS như tình tiết giảm nhẹ, biện pháp tư pháp... có căn cứ hay không. Ngoài ra, luật sư cũng lưu ý về vấn đề tố tụng được thể hiện qua bản án như thẩm quyền xét xử, thành phần HĐXX...
+ Nếu vụ án có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, luật sư xem xét bản án phúc thẩm giải quyết vụ án có đúng thẩm quyền, phạm vi phúc thẩm hay không. Sau đó nghiên cứu đến bản án sơ thẩm, cáo trạng, kết luận điều tra để xác định những điểm khác nhau trong quan điểm giải quyết vụ án cũng như trong việc xác định nội dung vụ việc.
+ Nghiên cứu các tài liệu để xác định nhận định và quyết định trong bản án đã có hiệu lực pháp luật có phù hợp với tình tiết khách của vụ án hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục TTHS hay không.
Đồng thời khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu cần bám sát các căn cứ kháng nghị để xác định tội danh, khung khoản áp dụng; các hoạt động tố tụng có đúng hay không. Đối với căn cứ “có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật” luật sư cần nắm vững quy định của pháp luật để xác định các điểu, khoản, điểm áp dụng có cơ sở hay không. Với tình tiết mới do khách hàng cung cấp, luật sư cần nghiên cứu, đánh giá xem đó có thực sự là tình tiết mới hay không và tình tiết đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả giải quyết vụ án.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm