Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong tranh luận
1- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong tranh luận
Ngôn ngữ cơ thể là một dạng của truyền thông phi ngôn ngữ trong đó, các hành vi của cơ thể, mà không phải ngôn ngữ, được sử dụng để thể hiện hoặc truyền đạt thông tin. Ngôn ngữ cơ thể bao gồm các biểu hiện trên khuôn mặt, tư thế cơ thể, cử chỉ, cử động của mắt, dụng chạm và sử dụng không gian cá nhân...
Hùng biện là một nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể có sức mạnh không kém lời nói nhưng phải sử dụng đúng cách, phụ thuộc vào từng tình huống. Trong hoạt động tranh luận, đặc biệt là tranh luận trong nghề luật, chúng ta phải thực hiện cuộc tranh luận với người có quan điểm trái ngược, và với tính chất tranh luận tại phiên tòa thì người mà chúng ta phải thuyết phục trong cuộc tranh luận không chỉ là đối phương mà quan trọng hơn đó chính là Hội đồng xét xử. Do đó, để chiến thắng trong một cuộc tranh luận tại phiên tòa thì những hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng mạnh mẽ, sắc sảo của người tranh luận sẽ mang tính quyết định nhiều hơn so với ngôn ngữ cơ thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng ngôn ngữ cơ thể không có vai trò gì trong hoạt động tranh luận trong nghề luật. Nếu chúng ta biết cách kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ cơ thể để tạo được thiện cảm của người nghe, của Hội đồng xét xử thì điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của họ.
2- Một số lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Tại phiên tòa, khi tham gia tranh luận giữa Luật sư với Luật sư, Luật sư với Kiểm sát viên, các bên thường đứng dậy để trình bày quan điểm tranh luận của mình. Đây là điều kiện thuận lợi để người tham gia tranh luận sử dụng ngôn ngữ cơ thể kết hợp với ngôn ngữ lời nói. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể, chúng ta cũng không nên thái quá, có những động tác, cử chỉ thiếu văn minh.
Ví dụ minh hòa: Khi tham gia tranh luận, Luật sư đáng dậy trình bày điểm tranh luận. Khi nói, Luật sư vung tay quả mạnh và nhiều khi còn quan sử dụng ngón tay chỉ vào mặt Luật sư đối phương. Tòa đã phải nhiều lần nhắc nhở Luật sư, nhưng Luật sư vẫn tiếp tục theo thói quen, chủ tọa phiên tòa đã phải yêu cầu Luật sư nếu còn tiếp tục sẽ mời ra khỏi phiên tòa.
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm