Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng trong khởi kiện tranh chấp dân sự

08/04/2023
Trong thực tiễn hoạt động nghề của Luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp, thì tranh chấp dân sự là một dạng tranh chấp thường gặp, phố biến và phức tạp.

1- Chủ thể khởi kiện tranh chấp dân sự

Khi trao đổi với khách hàng trong các tranh chấp dân sự, Luật sư cần lưu ý ba tiêu chí cơ bản xác định quyền khởi kiện: (i) về nguyên tắc, các chủ thể này phải là một bên chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, HN&GĐ, kinh doanh, thương mại, lao động. Chủ thể không có quyền lợi chỉ được coi là nguyên đơn trong trường hợp đặc biệt khi họ khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách; (ii) Họ là người cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị tranh chấp hoặc bị xâm hại; (iii) Để có thể tự mình thực hiện việc khởi kiện với tư cách là nguyên đơn họ phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì việc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của họ do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Đây là cơ sở để đưa ra các nhận định ban đầu cho các lựa chọn tiếp theo về nội dung vụ việc, trong đó có tư vấn lựa chọn, xác định quan hệ pháp luật tranh chấp.

2- Trao đổi về việc xác định thời hiệu khởi kiện

Trong hoạt động chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, vấn đề thời hiệu luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù thời hiệu khởi kiện không phải là điều kiện bắt buộc để thụ lý giải quyết vụ án, tuy nhiên nếu vụ án hết thời hiệu khời kiện mà đương sự không chứng minh được căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (trừ những vụ án không áp dụng thời hiệu khởi kiện hoặc thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế), thì đương sự sẽ bị mất quyền khởi kiện. Khi trao đổi với khách hàng, Luật sư cần hết sức lưu ý, nắm vững các quy định của BLDS và BLTTDS về thời hiệu khởi kiện với các nội dung như cách tính thời hiệu; thời điểm bắt đầu thời hiệu; bắt đầu thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu; thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện; không áp dụng thời hiệu khởi kiện; bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện... Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của BLDS. Đồng thời, việc áp dụng thời hiệu khởi kiện được dựa trên nguyên tắc: đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó. Ví dụ, đối với tranh chấp về chia di sản thừa kế thì thời hiệu khởi kiện là ba mươi năm đối với tranh chấp về bất động sản và mười năm đối với tranh chấp về động sản (khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2015); thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế cùa người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (khoản 2 Điều 623 BLDS năm 2015). Trong lĩnh vực hợp đồng nói chung, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là ba năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Điều 429 BLDS năm 2015). Luật sư cần lưu ý, với quy định tại điểm e khoản 1 Điều 217 BLTTDS, Tòa án có thế đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nếu đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự

3- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự

Thực tiễn giải quyết tranh chấp chi ra rằng các vụ việc dân sự có thể được giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau (theo thủ tục hành chính, thương lượng hòa giài, Tòa án...). Khi khách hàng quyết định lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án bằng con đường tố tụng dân sự, bên cạnh những nguyên tắc chung về xác định thẩm quyền, Luật sư cần lưu ý một số đặc thù cơ bản khi xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự được các Luật chuyên ngành điều chỉnh.

- Xác định thẩm quyền đối với tranh chấp quyền sử dụng đất. Đối với quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đât đai, Luật sư cần xác định tranh chấp dất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND hay của UBND. Luật sư cần phải có sự phân loại đối với các tranh chấp có liên quan đến đất đai. Thông thường, các tranh chấp liên quan đến đất đai tập trung vào ba nhóm cơ bản sau đây: 1) Tranh chấp về quyền sử dụng đất (xác định chủ sử dụng đất hợp pháp là ai); 2) Tranh chấp liên quan dến các giao dịch về đất; 3) Tranh chấp về tải sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

- Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, Luật sư cần xác định bản chất của loại tranh chấp này, đó chính là giải quyết mâu thuẫn về chủ quyền đất đai (ai là chủ sử dụng đất hợp pháp). Loại tranh chấp này được phát sinh trong quá trình sử dụng đất, không liên quan đến các giao dịch về đất. Như vậy, đối với loại tranh chấp này nếu đương sự có giấy chứng nhận sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND; nếu không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ khác quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết: hoặc là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra TAND có thểm quyền.

-Tranh chấp liên quan đến giao dịch về đất bao gồm các tranh chấp về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thô chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Không phụ thuộc vào việc đương sự có hay không các loại giấy tờ liên quan đến đất đai, mọi tranh chấp liên quan đến giao dịch về đất sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

-Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất là các tranh chấp về tải sản gắn với đất, bao gồm nhà ở, vật kiến trúc khác (nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở; các công trình trên đất được giao hoặc cho thuê để sản xuất, kinh doanh; tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, các loại cây lâu năm khác...) thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND.

-Xác định thẩm quyền đối với tranh chấp về thừa kế: Ngoài việc lưu ý nguyên tắc xác định thẩm quyền theo Tòa án các cấp, Luật sư cần lưu ý xác định những người mặc dù không phải là người thừa kế nhưng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ kiện mà ờ nước ngoài hoặc việc giải quyết vụ án cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự cua Việt Nam ở nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh.

Trong các vụ án thừa kế có thể có tranh chấp di sản là bất động sản, khi xác định và tư vấn cho khách hàng Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, Luật sư cần lưu ý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015: "Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết".

- Đối với các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Do tính chất của loại tranh chấp này có thể xảy ra “mọi lúc, mọi nơi‘ nên Luật sư cần tư vấn cho các đương sự lựa chọn một cách tối ưu Tòa án có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu cua họ. Luật sư phải lưu ý các quy định tại khoản 6 Điều 26; điểm a, b khoản 1 Điều 39: điểm d khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm 2015 để xem xét, đánh giá việc lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của khách hàng. Đặc biệt cần lưu ý nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy việc gây thiệt hại để giải quyết.

4- Trao đổi, xác định các điều kiện khác khi khởi kiện tranh chấp dân sự

(i) Điều kiện về hòa giải ở cơ sở

Đối với những vụ án pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước và chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan đó đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết đó thì Luật sư cần hướng dẫn cho khách hàng làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết để làm căn cứ cho việc khởi kiện.

- Đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất: Với các quy định tại Điều 202 và 203 Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai sau khi các bên tự hòa giải với nhau không có kết quả sẽ được giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở và hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Luật sư sẽ phải hướng dẫn cho khách hàng nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra: Đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thầm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra là một loại bồi thường thiệt hại xây ra trong lĩnh vực hình sự.

(ii) Xác định yêu cầu khởi kiện của khách hàng đã được giải quyết bằng một bán án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật chưa

Luật sư cần xác định yêu cầu khởi kiện của khách hàng trong các tranh chấp dân sự đã được giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật hay chưa. Nếu một vụ án đã được Tòa án cùa Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì khách hàng không được khởi kiện đối với vụ án đó nữa. Tuy nhiên, Luật sư cũng cần xác định các trường hợp ngoại lệ trong tranh chấp dân sự mà khi nằm trong trường hợp này khách hàng vẫn có quyền khởi kiện lại. Ví dụ, yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật đương sự được quyền khởi kiện lại.

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn...

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng trong khởi kiện tranh chấp dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.87995 sec| 979.023 kb