Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

08/04/2023
Lê Thị Quỳnh Anh
Lê Thị Quỳnh Anh
Tiếp xúc với khách hàng của Luật sư trong giai đoạn khởi kiện vụ án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp khách hàng xác định những thuận lợi, khó khăn khi khởi kiện, từ đó tư vấn cho khách hàng quyết định khởi kiện hay không khởi kiện trên cơ sở đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án dân sự.

1- Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng

Khi tiếp xúc với khách hàng ở giai đoạn khởi kiện vụ án, Luật sư cần có kỹ năng lắng nghe lời trình bày của khách hàng về các tình tiết vụ việc, xác định nội dung tranh chấp và mong muốn, yêu cầu của họ. Trên cơ sở đó, Luật sư đối chiếu tài liệu, chứng cứ do khách hàng cung cấp và trao đổi về những tình tiết pháp lý của tranh chấp mà khách hàng chưa trình bày, trình bày còn thiếu, chưa rõ ràng, có sự mâu thuẫn. Ví dụ: khi khách hàng có tranh chấp ly hôn, họ chỉ trình bày về quan hệ hôn nhân, mâu thuẫn vợ chông và yêu câu: vợ chồng kết hôn năm 1999, sau đó có sự mâu thuẫn và khách hàng muốn ly hôn. Luật sư phải xác định được các tình tiết khách hàng trình bày còn thiếu như việc họ kết hôn có đăng ký kết hôn hay chỉ chung sống như vợ chồng, thời điểm vợ chồng mâu thuần, nguyên nhân mâu thuẫn; hiện tại họ sống chung hay ly thân... Từ đó, Luật sư sử dụng kỹ năng hỏi, trao đổi với khách hàng, xác định thêm các tình tiết này mới có thể hiểu rõ được tương đối đầy đủ về căn cứ ly hôn.

Ngoài các tình tiết pháp lý, Luật sư cần trao đồi, xác định đầy đủ các tình tiết khác, lưu ý các tình tiết liên quan đến bối cảnh của tranh chấp, cũng như mong muốn, nguyện vọng, yêu cầu cụ thể ban đầu của khách hàng. Đó là các tình tiết liên quan đến chủ thể tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên tranh chấp, nguyên nhân, động cơ dẫn đến tranh chấp... Nhiều tranh chấp dân sự có chủ thể là người già, trẻ em, phụ nữ; người dân tộc thiêu số, một số ít vụ án dân sự có đương sự là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần như người khuyết tật, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự. Đây là những khách hàng thuộc nhóm người yếu thế trong xã hội so với chủ thể dân sự khác. Điều này đòi hỏi Luật sư có sự tận tâm, chân thành và kỹ năng đặc biệt trong tiếp xúc với các khách hàng thuộc nhóm người yếu thế, tạo niềm tin cho họ.

Tùy thuộc vào từng tranh chấp mà Luật sư xác định các tình tiết phù hợp. Thông thường, Luật sư trao đổi, xác định các nhóm tinh tiết sau:

- Nhóm tình tiết xác định việc xác lập quan hệ pháp luật nội dung phát sinh tranh chấp;

- Nhóm tình tiết xác định việc thực hiện quan hệ pháp luật nội dung;

- Nhóm tình tiết xác định nguyên nhân tranh chấp;

- Nhóm tình tiết xác định người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (họ tên, nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở);

- Các tình tiết xác định đối tượng tranh chấp, quá trinh giải quyết tranh chấp, thủ tục tiền tố tụng (nếu có);

-Các tình tiết xác định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Mặc dù thời hiệu khởi kiện không còn là điều kiện thụ lý vụ án dân sự tuy nhiên, Luật sư vẫn phải xác định để có sự tư vấn phù hợp cho khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự

2- Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự

Hồ sơ khởi kiện gồm đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo. Khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho khách hàng, Luật sư cần đảm bảo rằng việc khởi kiện của đương sự là có đủ điều kiện khởi kiện và Toà án phải thụ lý vụ việc. Các tài liệu, chứng cử nộp kèm theo đơn khởi kiện phải đảm bảo tính đầy đủ và tính hợp pháp, phù hợp với hình thức và các nội dung, tình tiết, yêu cầu trình bày trong đơn khởi kiện.

Thứ nhất, tính đầy đủ của tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ khởi kiện

Tùy thuộc vào từng loại tranh chấp và từng tranh chấp cụ thể mà yêu cầu về tính đầy đủ của hồ sơ khởi kiện có sự khác nhau. Thông thường, hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự phải có các tài liệu, chứng cứ sau:

Đơn khởi kiện vụ án dân sự: Soạn thảo đơn khởi kiện là một công việc quan trọng của Luật sư. Nếu việc soạn thảo đơn khởi kiện không tốt, không đầy đủ và đáp ứng yêu cầu mà quy định pháp luật đặt ra thì Toà án sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Nếu không sửa đồi, bổ sung thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện. Chủ thẻ khới kiện phải soạn thảo đơn khới kiện. Tuy nhiên, nếu tham gia từ giai đoạn khởi kiện bảo vệ quyền lợi cho khách hàng thì việc soạn thảo đơn khởi kiện là trách nhiệm của Luật sư. Đơn khởi kiện vụ án dân sự phải bảo đảm điều kiện về hình thức và nội dung quy định tại Điều 189 BLTTDS năm 2015 (xem mục 1.1.5 chương 1). Luật sư chú ý, khi soạn thảo nội dung đơn khởi kiện cần rõ ràng, chứa đựng phần trình bày về lý do khởi kiện, chi tiết vụ việc, những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn và các quy định của pháp luật làm căn cứ cho yêu cầu khởi kiện. Đối với trường hợp người khởi kiện là doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, Luật sư căn cứ vào điều lệ hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xác định phạm vi đại diện và thẩm quyền ký đơn khời kiện đế từ đó xác định được chính xác người có thẩm quyền ký đơn khởi kiện, bảo đảm tính chính xác về hình thức đơn khởi kiện.

Yêu cầu đặt ra khi soạn thảo nội dung đơn khởi kiện là phải bảo đảm điều kiện về nội dung đơn khởi kiện quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS năm 2015. Tại các mục tên, nơi cư trú, làm việc (đối với cá nhân), trụ sở (đối với pháp nhân) của người khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có); người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ (nếu có), Luật sư cần chú ý ghi đầy đủ, cụ thể, đúng tên, địa chỉ của họ phù hợp với các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện, là cơ sở Tòa án thực hiện được việc cấp, tổng đạt các văn bản tố tụng cho các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. Soạn thảo chính xác nội dung này, đòi hỏi Luật sư phải có kỹ năng xác định chính xác nơi cư trú, làm việc (đối với cá nhan); nơi có trụ sở (đối với pháp nhân) của người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nơi cư trú của cá nhân được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 40 BLDS năm 2015 và Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân là nơi thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyên, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới. Nơi cư trú của người chưa thành niên; nơi cư trú của người được giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng; nơi cư trú của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; nơi cư trú của người làm nghề lưu động được xác định theo quy định tại Điều 41, 42, 43, 44, 45 BLDS năm 2015 và Điều 13, 14, 15, 16, 17 Luật Cư trú năm 2006. Trụ sở của pháp nhân được xác định theo Điều 79 BLDS năm 2015. Căn cứ vào quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Luật sư xác định tại sở của pháp nhân khởi kiện, bị kiện, có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu không xác định được nơi cư trú, làm việc, trụ sở của người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Luật sư ghi địa chỉ của người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là nơi cư trú, làm việc cuối cùng, nơi có trụ sở cuối cùng hoặc nơi người bị kiện có tài sản giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 BLTTDS. Ngoài ra, Điều 189 BLTTDS năm 2015 còn yêu cầu ghi rõ số điện thoại, fax và địa chi thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ, người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong đơn khởi kiện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ giữa Tòa án và các bên đương sự trong quá trình giải quyết vụ án.

Liên quan đến vấn đề ghi địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Luật sư cần lưu ý trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có địa chỉ nơi cư trú nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay dổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện. Đối với trường hợp này, trong đơn khởi kiện Luật sư ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và trình bày rõ việc họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở và họ không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú dẫn đến việc người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện. Theo quy định bổ sung của BLTTDS năm 2015, Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung (điểm e khoản 1 Điều 192).

Tại mục quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Luật sư cần chú ý trình bày nội dung tranh chấp, yêu cầu khởi kiện, lưu ý việc sắp xếp các tình tiết của tranh chấp và yêu cầu khởi kiện theo trật tự logic sau:

- Tóm tắt các tình tiết về xác lập quan hệ pháp luật nội dung giữa các chú thể tranh chấp;

- Tóm tắt các tình tiết về việc thực hiện quan hệ pháp luật nội dung cua các chu thê;

- Tóm tắt các tình tiết về quá trình tranh chấp và giải quyết tranh chấp tiền tố tụng (nếu có);

- Các yêu cầu đối với người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Đây là các yêu cầu khởi kiện sau khi tư vấn và thống nhất với khách hàng. Luật sư cần ghi cụ thể, rõ ràng; tránh việc ghi yêu cầu chung chung như đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khởi kiện có nhiều yêu cầu, việc sắp xếp các yêu cầu cần theo một trật tự logic. Trường hợp có yêu cầu hủy quyết định cá biệt của cơ quan, tô chức, người có thẩm quyền thì ghi rõ hủy quyết định số...; ngày..., tháng..., năm... của cơ quan, tố chức nào. Đối với yêu cầu áp dụng biện pháp khấn cấp tạm thời phải thực hiện theo thủ tục riêng, không viết trong mục này của đơn khởi kiện.

Thứ hai, tính hợp pháp của tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ khởi kiện

Luật sư căn cứ quy định tại Điều 95 BLTTDS năm 2015 về xác  định chứng cứ và các quy định khác có liên quan của BLTTDS để xác định tính hợp pháp của tài liệu, chứng cứ.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn...

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.96292 sec| 979.297 kb