Kỹ năng viết trong làm việc nhóm nghề luật

28/06/2021
Kỹ năng để tham gia làm việc nhóm hiệu quả, người hành nghề cần rèn luyện nhiều kỹ năng trong đó có kỹ năng viết. Việc trao đổi giữa các thành viên trong nhóm thường không đòi hỏi quá cầu kỳ như văn bản gửi ra bên ngoài nhưng cần bảo đảm mạch lạc, rõ ràng, thể hiện rõ các ý mình muốn trình bày.

 

kỹ năng làm việc 

 

1- Kỹ năng viết trong làm việc nhóm nghề luật

Đối với nghề luật, việc trao đổi bằng hình thức văn bản (qua email, gửi báo cáo...) khá phổ biến vì các ý kiến cần được thể hiện một cách có hệ thống, căn cứ vào các quy định pháp luật và chứng cử liên quan. Do đó, để tham gia nhóm hiệu quả, người hành nghề cần rèn luyện kỹ năng viết. Việc trao đổi giữa các thành viên trong nhóm thường không đòi hỏi quá cầu kỳ như văn bản gửi ra bên ngoài nhưng cần bảo đảm mạch lạc, rõ ràng, thể hiện rõ các ý mình muốn trình bày.

2- Kỹ năng chia sẻ, phối hợp và trợ giúp

Mỗi thành viên trong nhóm cần sẵn sàng chia sẻ, phối hợp, trợ giúp các thành viên khác. Hoạt động nhóm không phải chỉ là sự phân công rạch ròi, việc ai nấy làm, mà còn cần sự chia sẻ, phối hợp, trợ giúp giữa mọi người vì mục tiêu chung của nhóm. Mỗi thành viên cần:

Đưa ra ý kiến, chia sẻ quan điểm, góp ý trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá của bản thân; Tìm sự hỗ trợ của các thành viên khác khi cần thiết. Việc tham khảo ý kiến đồng nghiệp về các mối quan hệ với cơ quan nhà nước; về kinh nghiệm trong các vụ việc tương tự, quan điểm, đánh giá của đồng nghiệp về các vấn đề cụ thể... sẽ rất hữu ích với mỗi thành viên, đồng thời tăng cường sự gắn kết trong nhóm:

Tăng cường sự phối hợp trong quá trình thực hiện công việc. Sự phối hợp đòi hỏi phải biết rõ công việc của mình và mối quan hệ tương tác giữa mình với các thành viên trong nhóm. Theo đó, trong quá trình làm việc, nếu có những thông tin chưa rõ, chưa đầy đủ từ những người khác, nên chủ động hỏi để làm rõ thay vì dù băn khoăn nhưng vẫn làm mà không hỏi lại, với tư tưởng “có đến đâu làm đến đó", thiếu thông tin là lỗi của người cung cấp thông tin, không phải của mình.

3- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Giao tiếp, ứng xử phù hợp, tôn trọng mọi người là yêu cầu chung đối với những người hành nghề luật. Khi giao tiếp, ứng xử trong quá trình làm việc nhóm cần lưu ý một số điểm như sau:

Luôn tôn trọng người khác. Không vì những lý do như cấp bậc, kinh nghiệm mà coi thường các thành viên khác; Thể hiện thái độ tích cực, duy trì sự lạc quan thay vì bị quan; Ứng xử trên tinh thần coi trọng cái chung, coi trọng lợi ích tập thể. Điều này cần thể hiện cả trong quá trình giải quyết xung đột mả thành viên đó là một bên trong xung đột. Mỗi người một tính cách, phương thức phản ứng sẽ khác nhau nhưng hãy luôn kiểm soát được trạng thái tình cảm của mình, không nên biểu lộ những hình thức thái quả trên nét mặt, cử chỉ và điệu bộ.

Phương châm xây dựng bản thân để hoạt động trong nhóm

Đối với bản thân; Nói lên điều mình nghe; Có thái độ cởi mở; Có tư duy tích cực; Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác; Hãy là chính mình; Biết ngừng đúng lúc, Giữ bí mật những điều riêng tư.

Đối với người khác; Hãy khoan dung: Đừng đòi hỏi sự hoàn hảo, Hãy cố gắng hiểu họ; Hãy cố tìm cái tốt nơi học; Hãy phê phán hành vì không phê phân vào con người; Hãy tập thương yêu người khó gần; Hãy luôn dựa trên sự kiện khách quan; Biết cảm thông; Làm chủ thái độ của bạn; Hãy là người hiểu biết.

4- Những kiến thức cần nắm bắt trong kỹ năng làm việc nhóm

Xu hướng hợp tác, làm việc theo nhóm ngày càng trở nên phổ biến trong nghề luật. Nhóm làm việc trong nghề luật có nhiều nét đặc thủ về cách thức hình thành, mục tiêu hoạt động và thành phần tham gia nhóm.  Làm việc theo nhóm mang lại nhiều lợi ích đối với cả công việc chung, thành viên nhóm và tập thể nhóm.

Các nhóm về cơ bản trải qua 05 giai đoạn hình thành và phát triển: giai đoạn hình thành, giai đoạn “bão táp”, giai đoạn chuẩn hóa, giải đoạn thành công và giải i đoạn kết thúc. Làm việc nhóm cần tuân theo các quy tắc, trong đó bao trùm là tinh thần phối hợp, đoàn kết hành động vì cái chung. Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả là tổng hợp của nhiều kỹ năng mềm quan trọng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ... Những người hành nghề luật cần rèn luyện kỹ năng làm việc hiệu quả dù họ tham gia nhóm với tư cách trưởng nhóm hay thành viên trong nhóm.

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(I)  Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(II)  Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(III)  Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng viết trong làm việc nhóm nghề luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.42180 sec| 942.453 kb