Lựa chọn hình thức trọng tài trong thỏa thuận trọng tài

16/06/2021
Luật sư cần đặc biệt lưu ý điều gì trong lĩnh vực trọng tài thương mại

Kỹ năng của luật sư trong lĩnh vực trọng tài thương mại cần được thể hiện ngay từ giai đoạn thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng trong đó có điều khoản thỏa thuận trọng tài. Lựa chọn hình thức trọng tài là một trong những nội dung cơ bản của một thỏa thuận trọng tài để xác định những ưu tiên quan trọng khi tiến hành đàm phán, thương lượng. Sau đây Luật Everest xin được chia sẻ tới quý bạn đọc.

1- Lựa chọn hình thức trọng tài

Các bên cần xác định rõ lựa chọn trọng tài vụ việc (ad hoc) hay trọng tài quy chế để giải quyết tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên ký kết hợp đồng. Nếu xác định hình thức trọng tài vụ việc thì Quy tắc trọng tài UNCITRAL thường được áp dụng. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về quy tắc tố tụng trọng tài sẽ được áp dụng thì sẽ theo thỏa thuận của các bên hoặc quyết định của Hội đồng trọng tài. Trong mọi trường hợp thì thỏa thuận của các bên hay quyết định của Hội đồng trọng tài cũng không được trái với các quy định bắt buộc của luật trọng tài nơi tiến hành tố tụng trọng tài. Việc lựa chọn hình thức trọng tài vụ việc không ngăn cản các bên tìm đến sự hỗ trợ về mặt hành chính hay cơ sở vật chất của một tổ chức trọng tài. Rất nhiều tổ chức trọng tài cung cấp dịch vụ hành chính, quản lý vụ kiện và cơ sở vật chất như phòng xử, cơ sở dữ liệu luật, v.v. cho trọng tài vụ việc như Tòa trọng tài thường trực PCA (Permanent Court of Arbitration) có trụ sở chính tại La Hay (Hà Lan), Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông (HKIAC) và Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC). Tùy theo nhu cầu của các bên tranh chấp trong từng vụ việc cụ thể mà các tổ chức trọng tài có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau như chỉ định hoặc thay thế trọng tài viên, điều hành tố tụng trọng tài theo quy tắc trọng tài của UNCITRAL, giải quyết các vấn đề về hành chính tố tụng như thu phí trọng tài để trả thù lao cho trọng tài viên, thu tiền bảo đảm để bảo đảm cho chi phí tố tụng trọng tài, cung cấp phòng xử, v.v.

Nếu các bên tranh chấp lựa chọn trọng tài quy chế thì nên xác định chính xác tên của tổ chức trọng tài để tránh tranh chấp về sau. Trước đây ở Việt Nam, cũng có khá nhiều vụ việc mà các bên tranh chấp đã không quy định chính xác tên của tổ chức trọng tài trong thỏa thuận trọng tài, dẫn đến những tranh chấp phức tạp sau này. Để xử lý những tình huống này, Luật trọng tài thương mại năm 2010 đã có quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 43 cho phép các bên có thể thỏa thuận lại. Nếu không thỏa thuận lại được thì việc lựa chọn hình thức trọng tài, tổ chức trọng cài được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn ( là bên nộp đơn khởi kiện ra trọng tài trước ) .(xem thêm: tư vấn sở hữu trí tuệ)

2- Trọng tài trong nước

Theo thống kê của Bộ Tư pháp thi Việt Nam có tới 22 tổ chức trọng tài khác nhau phân bổ chủ yếu ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong số đó, đáng lưu ý nhất là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Thái Bình Dương.(đọc về: dịch vụ tư vấn doanh nghiệp)

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC): Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Hội đồng trọng tài ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng trọng tài hàng hải (thành lập năm 1964) . Cho đến nay, đây vẫn là tổ chức trọng tài có truyền thống lâu đời và hoạt động tích cực nhất trong số các tổ chức trọng tài ở Việt Nam thể hiện ở số lượng vụ tranh chấp được giải quyết hằng năm ngày một tăng cao. VIAC cũng là tổ chức trọng tài Việt Nam được quốc tế biết đến nhiều nhất và thường xuyên được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khi giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (VIAC): Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Thái Bình với tên tiếng Anh là Pacific International Arbitration Centre (PAC) thành lập theo giấy phép số 01/TP-GP ngày 28/8/2006 của Bộ Tư pháp. PIAC được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nhân về một định chế giải quyết tranh chấp đáng tin cậy, hiệu quả, công bằng và độc lập tại Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của PIAC là giải quyết tranh chấp nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tranh chấp và bảo đảm uy tín, bền vững và lâu dài của PIAC.(tìm hiểu thêm: dịch vụ thành lập công ty)

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Lựa chọn hình thức trọng tài trong thỏa thuận trọng tài

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.62090 sec| 942.516 kb