Kỹ năng của Luật sư tư vấn thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế doanh nghiệp

“Sự đầu tư vào kiến thức mới mang lại lãi suất cao nhất”.

- Benjamin Franklin -

Kỹ năng của Luật sư tư vấn thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế doanh nghiệp

Hàng năm các cá nhân có khoản thu nhập từ tiền lương và tiền công trong ngưỡng phải nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ phải thực hiện quyết toán thuế Thu nhập cá nhân cho cơ quan Thuế theo quy định. Thuế thu nhập cá nhân là khái niệm quen thuộc với người đi làm, tuy nhiên không phải người lao động nào cũng nắm rõ tầm quan trọng của loại thuế này.

Khi tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề pháp lý liên quan tới thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế doanh nghiệp, Luật sư cần nắm vững một số kỹ năng đặc thù để nâng cao chất lượng và hiệu quả tư vấn.

Liên hệ

I- THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Khái niệm cụ thể về thuế thu nhập cá nhân chưa xuất hiện trong các văn bản Pháp luật của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, dựa trên Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (Sửa đổi, bổ sung trong năm 2018) cũng như một số nghị định, thông tư hướng dẫn, có thể hiểu: Thuế Thu nhập cá nhân là thuế trực thu, nghĩa là được tính căn cứ dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính miễn thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cùng các văn bản, hướng dẫn liên quan. 

Thuế này thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

1- Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân

Theo Sổ tay thuế 2021 của PwC Việt Nam, đối tượng cư trú thuế là các cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (bao gồm có nơi ở được đăng ký trên thẻ thường trú /tạm trú đối với người nước ngoài);

- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam với thời hạn từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế và không thể chứng minh là đối tượng cư trú thuế ở nước khác.

- Đối tượng cư trú thuế chịu thuế thu nhập cá nhân đối với mọi khoản thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài Việt Nam không phân biệt nơi trả hoặc nhận thu nhập. Thu nhập từ tiền lương/tiền công chịu thuế theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần. Thu nhập khác được tính thuế theo các mức thuế suất khác nhau.

Các cá nhân không đáp ứng điều kiện để trở thành đối tượng cư trú được xem là đối tượng không cư trú. Đối tượng không cư trú nộp thuế thu nhập cá nhân theo mức thuế suất 20% trên thu nhập từ tiền lương/tiền công từ Việt Nam, và theo các thuế suất khác nhau đối với thu nhập không phải tiền công, tiền lương của họ. Tuy nhiên, việc đánh thuế một số loại thu nhập này cần được tham chiếu đến một số điều khoản quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam.

Đối tượng không cư trú là các cá nhân không đáp ứng điều kiện để trở thành đối tượng cư trú được.

- Với thu nhập từ tiền lương/tiền công, mức thuế suất là 20%.

- Với các loại thu nhập khác, cách tính phụ thuộc vào mức thuế suất khác nhau. Tuy nhiên, đánh thuế các loại thu nhập này cần được tham chiếu với quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Năm tính thuế

Năm tính thuế của Việt Nam là năm dương lịch. Tuy nhiên, trường hợp một cá nhân ở tại Việt Nam ít hơn 183 ngày trong năm dương lịch đầu tiên đến Việt Nam, năm tính thuế đầu tiên sẽ là 12 tháng liên tục tính từ ngày cá nhân đó đến Việt Nam lần đầu. Sau đó, năm tính thuế là năm dương lịch.

3- Thu nhập từ tiền lương/tiền công

Định nghĩa về thu nhập chịu thuế từ tiền lương/tiền công rất rộng và bao gồm tất cả các khoản thù lao bằng tiền mặt và các lợi ích. Tuy nhiên, những khoản sau đây từ tiền lương, tiền công không phải chịu thuế:

(i) Khoản chi tiền công tác phí (có định mức);

(ii) Khoản chi tiền cước điện thoại (có định mức);

(iii) Khoản chi trang phục/văn phòng phẩm (có định mức);

(iv) Tiền lương ngoài giờ, làm việc ban đêm (phần thanh toán thêm trên mức tiền công bình thường, không phải là toàn bộ số tiền thanh toán cho việc làm thêm giờ/làm ca đêm);

(v) Trợ cấp một lần cho việc chuyển vùng của nhân viên nước ngoài đến Việt Nam làm việc và cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

(vi) Tiền vé máy bay khứ hồi cho nhân viên nước ngoài và người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm 1 lần;

(vii) Học phí đến bậc trung học tại Việt Nam cho con người nước ngoài và tại nước ngoài cho con người Việt Nam làm việc ở nước ngoài;

(viii) Đào tạo;

(ix) Ăn ca (có định mức nếu được thanh toán bằng tiền mặt);

(x) Một số lợi ích bằng hiện vật được cung cấp trên cơ sở tập thể (ví dụ: phí hội viên, chi phí vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, chi phí phương tiện vận chuyển đến và từ nơi làm việc) và;

(xi) Tiền vé máy bay cho người lao động làm việc theo chu kỳ đặc thù của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.

Có các điều kiện và định mức áp dụng đối với các khoản miễn thuế nói trên.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

4- Thu nhập cá nhân khác

Thu nhập ngoài tiền lương/tiền công chịu thuế bao gồm:

(i) Thu nhập từ kinh doanh (bao gồm thu nhập từ cho thuê nhà) trên 100 triệu đồng/năm;

(ii) Thu nhập từ đầu tư vốn (ví dụ: tiền lãi, cổ tức...);

(iii) Thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn;

(iv) Thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản;

(v) Tiền thừa kế, tiền được biếu tặng trên 10 triệu đồng.

5- Thu nhập không chịu thuế

Thu nhập không chịu thuế bao gồm:

(i) Tiền lãi nhận được từ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng/ngân hàng hoặc từ các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;

(ii) Tiền bồi thường được thanh toán theo các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ/phi nhân thọ;

(iii) Tiền lương hưu được thanh toán theo Luật Bảo hiểm xã hội (hoặc luật nước ngoài tương đương);

(iv) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa các thành viên trực tiếp trong gia đình;

(v) Tiền thừa kế/quà tặng giữa các thành viên trực tiếp trong gia đình;

(vi) Tiền lương hưu hàng tháng được thanh toán theo các chế độ bảo hiểm tự nguyện;

(vii) Thu nhập của các thuyền viên là người Việt Nam nhận được do làm việc cho các công ty tàu biển nước ngoài hoặc các công ty vận tải quốc tế Việt Nam;

(viii) Thu nhập từ trúng thưởng tại các ca-si-nô.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

6- Khấu trừ thuế đã nộp tại nước ngoài

Trường hợp thu nhập ở nước ngoài của đối tượng cư trú thuế tại Việt Nam đã kê khai và nộp thuế ở nước ngoài, tiền thuế TNCN đà trà ở nước ngoài sẽ được khấu trừ tại Việt Nam.

(i) Các khoản giảm trừ thuế bao gồm:

- Các khoản đóng góp theo chế độ bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp bắt buộc;

- Các khoản đóng góp theo các chương trình bảo hiểm hưu trí tự nguyện trong nước (có định mức);

- Các khoản đóng góp vào một số tổ chức từ thiện được phê duyệt;

- Các khoản giảm trừ

- Giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng;

- Giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng. Để được hưởng phần giảm trừ cho người phụ thuộc, người nộp thuế cần đăng ký người phụ thuộc đủ điều kiện để giảm trừ và cung cấp hồ sơ chứng minh cho cơ quan thuế.

(ii) Đăng ký, kê khai, nộp thuế

- Mã số thuế: Cá nhân có thu nhập chịu thuế phải có mã số thuế riêng. Cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương/tiền công phải nộp hồ sơ đăng ký thuế cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sau đó sẽ nộp hồ sơ này cho cơ quan thuế địa phương. Cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế khác phải nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Chi cục Thuế địa phương nơi họ cư trú.

- Kê khai thuế và nộp thuế: Đối với thu nhập từ tiền lương/tiền công, thuế thu nhập cá nhân phải được kê khai và tạm nộp hàng tháng chậm nhất là vào ngày 20 của tháng sau, hoặc hàng quý chậm nhất là ngày 30 của tháng tiếp sau quý kê khai. Số thuế đã nộp sẽ được đối chiếu với tổng số nghĩa vụ thuế phải trả tính tại thời điểm cuối năm. Tờ khai quyết toán thuế phải được nộp và số thuế phải trả thêm phải được trả trong vòng 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tính thuế. Nhân viên người nước ngoài phải thực hiện quyết toán thuế TNCN khi chấm dứt nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam và trước khi rời khỏi Việt Nam. Tiền thuế nộp thừa chỉ được hoàn đối với trường hợp cá nhân có mã số thuế.

Đối với thu nhập ngoài tiền lương/tiền công, cá nhân phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho từng loại thu nhập chịu thuế ngoài tiền lương/tiền công. Theo quy định hiện hành về thuế thu nhập cá nhân, cá nhân phải kê khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh thu nhập.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

II. KỸ NĂNG ĐẶC THÙ LUẬT SƯ CẦN NẮM VỮNG KHI THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP

1- Những yêu cầu cơ bản khi Luật sư thực hiện nghiệp vụ tư vấn pháp luật thuế trong doanh nghiệp

(i) Kiến thức khung cơ bản về các sắc thuế

- Khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn trong lĩnh vực thuế, trước tiên Luật sư phải nắm chắc các kiến thức khung cơ bản về các sắc thuế, bao gồm:

- Phạm vi điều chỉnh của sắc thuế cần nghiên cứu;

- Khái niệm cơ bản về sắc thuế cần tìm hiểu;

- Đối tượng tác động của sắc thuế nghiên cứu;

- Căn cứ tính thuế và các phương pháp tính thuế.               

Với việc nắm được những kiến thức khung nêu trên sẽ giúp Luật sư không bị rơi vào tình cảnh bị động khi gặp phải tình huống tư vấn liên quan đến lĩnh vực thuế và có thể lắng nghe và hiểu được thông tin  được cung cấp từ phía khách hàng ngay cả trong trường hợp bản thân khách hàng là người không am hiểu, không diễn đạt được “thoát ý” vấn đề muốn tư vấn.

(ii) Kiến thức sơ cấp về tài chính, kế toán

Quá trình làm tư vấn về lĩnh vực pháp luật thuế trong doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc Luật sư phải tiếp xúc, nghiên cứu rất nhiều hồ sơ không chỉ các văn bản pháp luật về sắc thuế mà khách hàng đề nghị tư vấn mà còn phải nghiên cứu rất nhiều thông tin từ sổ sách kế toán của khách hàng cung cấp. Vì vậy, khi Luật sư có những kiến thức dù là sơ cấp về tài chính, kế toán sẽ giúp cho Luật sư thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích, nhiều sở cứ pháp lý để thực hiện dịch vụ tư vấn của mình.

(iii) Kỹ năng chọn lọc và thẩm định được chất lượng thông tin thu nhận từ các kênh

Lĩnh vực thuế là lĩnh vực có số lượng văn bản pháp quy điều chỉnh rất lớn và thường xuyên có sự điều chỉnh, thay đổi. Bên cạnh đó. các kênh cung cấp thông tin về lĩnh vực thuế với nhiều chất lượng dưới nhiều hình thức (website, diễn đàn, mạng xã hội, các công ty tư vấn...). Bời vậy, liên quan đến việc cập nhật thông tin về thuế mời Luật sư phải có kỹ năng chọn lọc và tự thẩm định chất lượng thông tin để có thông tin hiệu quả cho vụ việc tư vấn.

(iv) Kỹ năng phân tích và tính toán số liệu theo các phương pháp tính thuế

Phần lớn các vụ việc tư vấn về pháp luật thuế trong doanh nghiệp đều đòi hỏi Luật sư phải có kỹ năng áp dụng phương pháp tính thuế của các sắc thuế để tính toán ra càng nhiều phương án số liệu càng tốt, và mỗi phương án có một hệ thống căn cứ pháp lý đi kèm để lựa chọn phương án tối ưu nhất.

(v) Thiết lập và duy trì được mối quan hệ tốt với các cơ quan thuế, đại lý thuế, kiểm toán, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác

Việc Luật sư chuyên ngành tư vấn pháp luật về thuế trong doanh nghiệp có được nhiều mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan thuế, đại lý thuế, kiểm toán, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác sẽ giúp Luật sư có thêm nguồn thông tin tin cậy và có thể kế thừa được kinh nghiệm xử lý từ những sự việc tương tự mà những nhóm chuyên ngành trên đã gặp. Ngoài ra, từ những mối quan hệ nêu trên, Luật sư cũng có thêm nguồn lực không chỉ ở góc độ tham mưu biện pháp mà cả góc độ hỗ trợ giải quyết công việc sao cho chính xác và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, Luật sư cần có các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán... cũng là những kỹ năng quan trọng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp (M&A).

2- Phương pháp tra cứu và tìm kiếm thông tin ở lĩnh vực pháp luật thuế trong doanh nghiệp

(i) Nguồn tra cứu thông tin

Có rất nhiều nguồn cung cấp các thông tin, dịch vụ về thuế bao gồm cả những nguồn miễn phí hoặc những nguồn phải trả phí thông qua các hình thức như: website chuyên ngành của Nhà nước, website các công ty, cac trang mạng xã hội, các hiệp hội chuyên ngành thuế, các diễn đàn... Tuy nhiên, Luật sư trước tiên nên tận dụng các nguồn thông tin, nguồn dịch vụ miễn phí và có chất lượng cao nhất, chuẩn mực nhất về mặt  thông tin và tài liệu nhận kèm từ nguồn các website chuyên ngành của lĩnh vực thuế như các website sau:

Nhóm 1: Nhóm các website của các cơ quan chuyên ngành về thuế của Nhà nước, của Chính phủ hoặc các lãnh đạo cấp cao của Nhà nước:

- Website của Tổng cục Thuế - Bộ Tải chính

- Website của Tổng cục Hải quan

- Website của Bộ Tài chính

- Website của các Cục Thuế, Chi cục Thuế

- Website của Bộ Tư pháp về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

- Website Cổng thông tin điện tử của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Trang điện tử chính thức của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ (lấy thông tin về chỉ đạo các vụ việc tương tự (nếu có) sẽ có tính hiệu lực rất cao).

- Website văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ: www.vanban.chinhphu.vn,www.congbao.chinhphu.vn

- Các website khác...

Nhóm 2: Các website dịch vụ thu phí hoặc không thu phí có chất lượng thông tin và dịch vụ hỗ trợ tốt:

- Thư viện pháp luật

- Website Mạng tri thức thuế Việt Nam

- Website của PWC Việt Nam

- Các website của các công ty kiểm toán, đại lý thuế, các công ty luật...

(ii) Kỹ năng chọn lọc và lấy thông tin

Trường hợp trong “kho tàng kinh nghiệm” chưa gặp các vụ việc tương tự  nên nghiên cứu theo trình tự : từ luật quản lý thuế, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư để lấy “phần cốt” thông tin cần sử dụng. Tiếp theo là nghiên cứu thông tin từ website của Cục Thuế/Chi cục Thuế nơi xảy ra vụ việc cần tư vấn để tìm kiếm các thông tin và các văn bản liên quan. Cuối cùng vận dụng các nguồn lực (người tham mưu, người phối hợp, nguồn lực tài chính...) phù hợp cần sử dụng để kết quả đạt được là cao nhất.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest 

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Tư vấn Pháp luật cho Doanh nghiệp - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư tư vấn thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế doanh nghiệp

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.35139 sec| 1152.609 kb