Một số tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng đại lý

10/03/2023
Các tranh chấp phát sinh t thông qua hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa được ký kết giữa một công ty trách nhiệm hữu hạn và một doanh nghiệp tư nhân nảy sinh một số bất đồng trong quá trình thực hiện và đã được Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

1- Thông tin về hợp đồng đại lý

HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HÓA Sô 14/X/VF

Hợp đồng này được lập ngày 01/01/2006 giữa:

Bên giao đại lý: Công ty Trách nhiệm hữu hạn A (sau đây gọi là bên A).

Bên đại lý: Doanh nghiệp tư nhân B (sau đây gọi là bên B).

Điều 1:
Bên A chỉ định bên B làm đại lý không độc quyền của mình đối với việc bán sản phẩm và bên B đồng ý làm đại lý không độc quyền của bên A, theo các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.

Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của bên B

Bên B sẽ chỉ bán các sản phẩm mà bên A cung cấp; không bán bất kỳ sản phẩm cạnh tranh hoặc bên A cho là cạnh tranh nếu không được bên A đồng ý bằng văn bản;

Bên B phải đáp ứng (lược các chỉ tiêu mua hàng quý do hên A ấn định

Bên B phải lưu kho sản phẩm tại (địa điểm khô ráo, sạch f ( (lược hôn A chấp nhận là thích hợp cho việc lưu kho sản phẩm.

Bên B phải bán sản phẩm theo giá mà bôn A ấn định.

Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của bên A

Trước mỗi đầu quý, bên A sẽ ấn định cho bên B chỉ tiêu mua của bên B;

Bên A sẽ đẩy mạnh doanh số bán sản phẩm này bằng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi thường xuyên của mình.

Điều 4: Đơn đặt hàng và giao hàng

Bên B sẽ đặt hàng bằng văn bản;

Hàng được giao tại kho của bên B;

Quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho bên B kể từ thời điểm giao hàng;

Trong vòng 1 ngày sau khi giao hàng, bên B kiểm tra hàng hóa và thông báo bằng văn bản cho bên A về việc hàng giao thiếu hoặc có hư hỏng;
Bên A sẽ chịu trách nhiệm thu hồi sản phẩm bị hư hỏng và thay thế chúng bằng sản phẩm mới hoặc giao bù nếu hàng bị giao thiếu với điều kiện: bên A nhận được thông báo và có chứng từ kèm theo trong vòng 5 ngày kể từ ngày giao hàng; đối với sản phẩm bị hư hỏng là do nhân viên bên A gây ra trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển hàng.

Điều 5: Ký quỹ

Để đảm bảo việc thanh toán, bên B phải ký quỹ số tiền là 300.000.000 đồng vào một tài khoản ngân hàng.

Toàn bộ tiền lãi bên A nhận được trên số tiền ký quỹ sẽ được cộng dồn vào số tiền bên B ký quỹ.

Điều 6: Phương thức thanh toán

Bên B sẽ thanh toán hàng theo từng đợt giao hàng trong vòng 15 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn.
Thù lao đại lý: Hoa hồng 2% trên tổng số hóa đơn mà bên B thanh toán trong mỗi tháng.

Điều 7: Thời hạn hợp đồng

Hợp đồng có thời hạn 1 năm kể từ ngày ký và có thể được gia hạn 1 năm tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Bên A có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn bằng cách thông báo bằng văn bản cho bên B trước 10 ngày nếu: bên B bán sản phẩm với giá khác; bên B bán các sản phẩm cạnh tranh của bên A; bên B không đáp ứng chỉ tiêu mua của bất kỳ quý nào; bên B quá hạn thanh toán 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Một bên có thể chấm dứt hợp đồng này mà không cần có lý do vào bất kỳ thời điểm nào bằng cách thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ba tháng.

2- Một số bình luận

Với một hợp đồng đại lý như trên, trong quá trình thực hiện, các bên rất dễ nảy sinh một số tranh chấp như sau:

Thứ nhất, tranh chấp phát sinh giữa các bên khi xảy ra rủi ro đối với hàng hóa đại lý.

Khác với quan hệ mua bán hàng hóa có sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, trong quan hệ đại lý mua bán hàng hóa, bên đại lý không phải là người mua hàng của bên giao đại lý. Hàng hóa thuộc sở hữu của bên giao đại lý và bên đại lý có nghĩa vụ bảo quản. Chính vì vậy, khi hàng hóa bị hư hỏng, tiêu hủy, các bên trong hợp đồng đại lý rất dễ phát sinh tranh chấp về việc bên nào sẽ phải chịu rủi ro đối với hàng hóa nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng.

Giả sử, trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa số 14/X/VF nêu trên, tại địa phương cua cong liBYA| xảy ra trận lũ lụt hoặc kho chứa hàng bị cháy làm toàn hộ số hàng hóa trong kho bị hư hỏng. Công ty A yêu cầu cong ty B thanh toán tiền hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Cong ty B cho rằng mình chỉ là đại lý nên không có nghĩa vụ chịu rủi ro với hàng hóa bị hư hỏng và không thanh toán tiền hàng. Do đó( nảy sinh tranh chấp phát sinh giữa các bên.

Để xác định bên nào phải gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa thì phải trả lời hai câu hỏi:

Một là, bản chất Hợp đồng số 14/X/VF là hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa hay hợp đồng mua bán hàng hóa?

Hai là, thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên đại lý có phát sinh hiệu lực hay khong?

Xét về bản chất, đây là hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa vì bến B nhân danh mình bán hàng cho bên A để được hưởng thù lao. Trên thực tế, bên giao đại lý thường “ép” bên đại lý thỏa thuận như vậy (thỏa thuận quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho bên B kể từ thời điểm giao hàng - Điều 4 của hợp đồng). Thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu trong hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa là thỏa thuận trái pháp luật bởi lẽ Điều 170 Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 quy định “cứng” rằng: Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý. Do đó, điều khoản này của hợp đồng không phát sinh hiệu lực pháp luật. Như vậy, cán cứ vào quan hệ sở hữu thì chủ sở hữu hàng hóa là bên B phải có trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa.

Lưu ý: Mặc dù quyền sở hữu hàng hóa không thể chuyển giao được cho bên đại lý nhưng các bên có thể thỏa thuận phân chia việc gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa. Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 cho phép các bên có quyền tự do thỏa thuận về vấn đề này. Các bên có thể thỏa thuận bên đại lý phải chịu trách nhiệm trong trường hợp hừng hòn bị hư hỏng, tiêu hủy, mất mát kê từ ngày giao hàng (do lỗi cũn mình gây ra hoặc trong các trường hợp bất khả kháng. Hoặc cúc hôn có thể thỏa thuận bên đại lý phải mua bảo hiểm cho hàng hóa í trong thời gian sau khi giao hàng đến khi hàng được bán.

Thú hai, tranh chấp phát sinh giữa các bên khi bàn giao (lại lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa thường có thời hạn dài. Hàng hóa được giao thành nhiều đợt và thanh toán tiền hàng phải theo từng đợt giao hàng; ngoài ra, bên giao đại lý còn có các đợt khuyến mãi, tiền thưởng cho bên đại lý khi vượt quá chỉ tiêu mua. Số' tiền này được khấu trừ vào hóa đơn thanh toán khi có đầy đủ chứng từ kèm theo. Tranh chấp có thể xảy ra khi một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán hoặc các bên không thống nhất được với nhau số tiền phải thanh toán.

Lưu ý: Các bên sau khi không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền hoặc trọng tài để bảo đảm quyền lợi của mình. Các bên cần lưu ý thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Đối với vi phạm nghĩa vụ thanh toán, ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán, các bên có thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó thì xác định ngày có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm là ngày chấm dứt thỏa thuận. Nếu hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng.
Thứ ba, tranh chấp phát sinh giữa các bên khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý gây thiệt hại cho bên kia.

Giả sử, trong quá trình thực hiện Hợp đồng đại lý số 14/X/VF nêu trên, bên A đã không tiếp tục giao hàng và gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên B. Bên B gửi đơn khởi kiện dân Tù án yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Quan hệ giữa các bên trong hợp đồng đại lý thường có thời hạn dài, bên đại lý phải đầu tư các chi phí để đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh như kho chứa hàng, phương tiện vận chuyển, nhân lực làm việc... Ngoài những chi phí tính được bằng tiền như trên còn phải tính đến chi phí cơ hội như bỏ qua Cơ hội làm đại lý của bên giao đại lý khác, không ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh... Do do, bon đại lý thương la bon chịu nhiều thiệt hại khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Lưu ý: Trong hợp đồng các bên cần thỏa thuận thời hạn phải thông báo trước việc chấm dứt hợp đồng một cách hợp lý để các bên có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận bên giao đại lý phải bồi thường một khoản, tiền cho thời gian mà bên đại lý đã làm cho bên giao đại lý nếu bên giao đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng. Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 có quy định là giá trị của khoản bồi thường cho mỗi năm làm đại lý là bằng một tháng thù lao đại lý trung bình, trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý (Điều 177). Đây là quy định “cứng” của pháp luật, các bên có thể thỏa thuận cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.

0 bình luận, đánh giá về Một số tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng đại lý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38086 sec| 973.461 kb