Một số vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại

10/03/2023
“Quyền thương mại" là một loại tải sản của thương nhân, y vậy, hợp đồng nhượng quyền thương mại cūng sě chi những nội dung cơ bản như một hợp đồng thuê tài sản thông thường, có quyền sở hữu của chủ sở hữu đi với quyền thương mại không thay đổi, bên nhận quyền chỉ có quyền khai thác, sử dụng quyền này theo một cách thức được xác định trước; bên nhượng quyền có quyền thu phí, xác định thời hạn sử dụng quyền thương mại, quyết định việc tiếp tục chuyển giao quyền thương mại này cho các chủ thể khác.

1- Điều kiện pháp lý của việc giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại

“Quyền thương mại" là một loại tài sản của thương nhân, y vậy, hợp đồng nhượng quyền thương mại cūng sě chi những nội dung cơ bản như một hợp đồng thuê tài sǎn thông thường, có, quyền sở hữu của chủ sở hữu đi với quyền thương mại khōng thay đổi, bên nhận quyền chỉ có quyền khai thác, sử dụng quyền này theo một cách thức được xác định trước; bên nhượng quyền có quyền thu phí, xác định thời hạn sử dụng quyền thương mại, quyết định việc tiếp tục chuyển giao quyền thương mại này cho các chủ thể khác. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng: “quyền thương mại” là một tài sản, nhưng nó là một tài sản đặc biệt và vô hình, chính vì vậy quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản này được pháp luật điều chỉnh bởi các quy phạm đặc biệt hơn các loại tài sản thông thường khác.

Xuất phát từ lý do này, việc giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, ngoài việc tuân thủ các bước giao kết theo quy định của pháp luật nói chung, hợp đồng nhượng quyền thương mại còn phải đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định để có thể có hiệu lực pháp luật. Pháp luật về nhượng quyền thương mại của Áo cũng như luật lệ về hoạt động này ở nước Pháp cũng xác định rõ ràng nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền cho bên nhận quyển trong một khoảng thời gian nhất định trước khi hợp đồng nhượng quyền có hiệu lực. Việc cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng chính thức này rất có ý nghĩa đối với bên nhận quyền trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn ràng buộc với quan hệ nhượng quyền thương mại. Đồng thời, đây cũng chính là căn cứ, cơ sở để bên nhận quyền kiện lại bên nhượng quyền trong trường hợp hoạt động kinh doanh theo mô hình nhượng quyền không đạt được lợi ích mong muốn mà nguyên nhân là do những thông tin sai lệch được cung cấp bởi bên nhượng quyền.

Ở Việt Nam, pháp luật thương mại cūng đưa ra một số quy định riêng cho việc giao kết hợp đồng nhượng quyền. Nghị định số 35/2006/NÐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 120/2011/ NĐ-CP và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP bắt buộc bên nhượng quyền phải công bố công khai thông tin nhượng quyền đối với bên nhận quyển trong một khoảng thời gian ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền và quy định cụ thể những nội dung chủ yếu mà bản thông tin này cần phải có. Đổng thời, pháp luật thương mại Việt Nam cũng yêu cầu bên nhượng quyền có nghĩa vụ đăng ký việc nhượng quyền và hỗ trợ, cung cấp thông tin cho bên nhận quyền trong toàn bộ thời gian hợp đồng nhượng quyền có hiệu lực. Theo đó, trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải thực hiện việc đăng ký về việc nhượng quyền với Bộ Công Thương (trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam) hoặc báo cáo với Sở Công Thương (đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền). Hơn nữa, ở Việt Nam, do tính chất mới mẻ của hoạt động nhượng quyền thương mại cho nên Nhà nước chủ trương để ra những quy định riêng áp dụng đối với nhượng quyển (điều kiện kinh doanh, trình tự, thủ tục đăng ký). Điều này chứng tỏ rằng, khi có nhu cầu nhượng quyền và nhận quyển, việc giao kết hợp đồng nhượng quyền không chỉ phụ thuộc vào ý chí của bên nhượng quyền và bên nhận quyền mà còn phụ thuộc vào những điều kiện tương đối khắt khe của pháp luật.

2- Thời hạn, gia hạn, thay đổi và chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại

Chứa đựng rủi ro cho các bên tham gia quan hệ là đặc trưng do sự phức tạp của quan hệ nhượng quyền thương mại. Những cặp phạm trù tưởng như mâu thuẫn như: độc lập, thống nhất; công khai, bảo mật luôn song hành với quan hệ nhượng quyền. Chính vì vậy, những quy định về thời hạn hay gia hạn đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng mang ý nghĩa làm giảm rủi ro trong một mức độ nhất định đối với các bên trong hợp đồng loại này. Phap luat thuong mai cua một số nước trên thế giới quy định thời hạn của một hợp đồng nhượng quyền thông thường từ hai năm đến hai mươi năm'. Cá biệt, xuất phát từ tính chất dễ bị lạm dụng của loại hợp đồng này, Áo coi quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại là quan hệ hợp đồng ràng buộc vĩnh viễn (a permanent contractual relationship). Tuy nhiên, tùy vào lĩnh vực nhượng quyền, thời hạn này có thể dài hoặc ngắn hơn. Một số nước như Mỹ, Trung Quốc đểu quy định thời hạn tối thiểu mà các bên bắt buộc phải theo trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Thời hạn này có thể là ba năm hoặc lăm năm, chủ yếu nhằm ràng buộc các bên vào một mối quan hệ tương đối dài hơi. Thời gian này được tính toán sao cho vừa đủ để bên nhận quyển có thể khai thác được quyển thương mại tương ứng với mức phí mà bên này đã chi trả cho việc mua quyển. Cũng như vậy, ba năm hay năm năm là thời gian hợp lý để bên nhượng quyền có thể thu được một khoản phí tương ứng với giá trị của quyển thương mại đem bán. Pháp luật thương mại Việt Nam không có giới hạn nào cho thời hạn tối thiểu của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Quy định này được lý giải bởi lý do hầu hết các lĩnh vực nhượng quyền thương mại ở Việt Nam chủ yếu là các lĩnh vực cung cấp các dịch vụ ăn uống hoặc sản xuất nhỏ, vì vậy, thời gian để các bên tối đa hóa lợi ích của mình trong quan hệ không cần thiết phải là một thời gian dài. Chính vì vậy, Nghị định của Chính phủ số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại không quy định thời hạn tối thiểu này.

Giống với các loại hợp đồng khác, sự thỏa thuận ý chí giữa các chủ thể của hợp đồng nhượng quyền bất cứ lúc nào cũng có thể thay đổi. Sự thay đổi về nội dung của hợp đồng có thể do tác động của thị trường, do ý chí chủ quan của các chủ thể, thậm chí, do những thay đổi về mặt chính sách và pháp luật của Nhà nước. Xét dưới góc độ các bên trong quan hệ hợp đồng, những thay đổi về chiến lược kinh doanh, quy mô sản xuất, chủng loại hàng hóa, cơ cấu tổ chức hoặc sở hữu của thương nhân đều có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hợp đồng nhượng quyền đã từng được ký kết. Xuất phát từ đặc tính “động” này của hoạt động sản xuất kinh doanh, pháp luật luôn cho phép các bên có thể thay đổi hợp đồng nhượng quyền, bảo đảm quan hệ của các bên vẫn tồn tại với một số yếu tố mới mà không cần tiến hành giao kết hợp đồng lại. Nội dung của sự thay đổi có thể tập trung vào: thay đổi đối tượng nhượng quyền, nâng cấp đối tượng nhượng quyền; thay đổi chủ thể của quan hệ; thay đổi về mức giá nhượng quyền; thay đổi về điều kiện giám sát, gia hạn thời hạn của hợp đồng. Việc thay đổi và gia hạn hợp đồng có thể được quy định ngày trong nội dung của hợp đồng đã ký kết. Điều khoản này sẽ quy định cụ thể về các hình thức thay đổi có thể xảy ra trên thực tế; quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong từng trường hợp thay đổi hợp đồng; đồng thời quy định về các điều kiện gia hạn hợp đồng.

Việc chấm dứt hay tiếp tục thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên trong quan hệ - đây là mốc quan trọng để đánh dấu sự chấm dứt quyền khai thác “quyền thương mại” của bên nhận quyển, đổng thời chấm dứt quyền giám sát cũng như đòi phí nhượng quyền của bên nhượng quyền. Vẽ cơ bản, hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau: (i) chấm dứt thông thường - là việc chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng đã hết thời hạn mà không có thông thuận gia hạn thêm giữa các bên;(ii)chám đứt trong trường hợp chưa hết thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng, Đối với trường hợp thứ hai, hợp đồng nhượng quyền có thể chấm dứt khi một trong hai bên chủ thể là tổ chức giǎi thể hay phá sản, là cá nhân chết; một trong các bên vi phạm nghiêm trọng nghīa vụ hợp đồng làm ảnh huong den hiệu quả hoạt động kinh doanh của cả hệ thống; thay đổi về chủ thể mà không có sự chuyển giao, thỏa thuận giữa các bên liên quan đến chủ thể mai.Đôi vai các hop dong thuong mại thông thường khác,quyền và nghĩa vụ của các bên chấm dứt tại thời điểm hợp đồng hết hiệu lực. Tuy nhiên, đối với quan hệ nhượng quyền thương mại, ngay cả khi hợp đồng đã hết hiệu lực, các bên vẫn còn ràng buộc với nhau bởi một số thỏa thuận nhất định. Xuất phát từ việc bên nhượng quyền phải trao cho bên nhận quyền hầu hết những công nghệ cũng như bí quyết kinh doanh, bên nhận quyển có thể tiếp thu được hầu hết bí quyết đó để kinh doanh. Khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc mà công việc kinh doanh của bên nhượng quyền vẫn còn tiếp tục thì việc có một bên khác, không có lợi ích liên quan - bên nhận quyển cũ - biết được bí mật kinh doanh của mình sẽ tạo ra một nguy cơ rủi ro cho bên nhượng quyền. Vì vậy, sau khi kết thúc hợp đồng nhượng quyền, bên nhận quyền vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo mật bí quyết kinh doanh cho bên nhượng quyền, đổng thời không được thực hiện kinh doanh cùng lĩnh vực với lĩnh vực trong hợp đồng nhượng quyền trước đó để tránh tình trạng bên nhận quyển có thể cạnh tranh với bên nhượng quyền bằng chính công nghệ và bí quyết của bên nhượng quyền. Đây có thể được coi là một đặc trưng cơ bản của việc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Xuất phát từ bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại là một dạng hợp đồng đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Tính chất đặc biệt được thể hiện ở chỗ trong loại hợp đồng này tồn tại những đặc điểm của một số loại hợp đồng khác như hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng li xăng, hợp đồng đại lý phân phối sản phẩm mà chỉ riêng ở từng loại hợp đồng khác kể trên, sự phức tạp liên quan đến việc giao kết và thực hiện đã ở mức độ đáng kể.

Hưởng ứng sự lôi kéo của những khoản lợi nhuận hấp dẫn từ một phương thức kinh doanh mới, các nhà đầu tư Việt Nam ngày càng dành nhiều ưu ái và sự lựa chọn cho hoạt động nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư quyết định ràng buộc mình vào một quan hệ hợp đồng phức tạp như hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng có nghĩa là tại thời điểm đó, họ quyết định chấp nhận khả năng lớn về rủi ro và tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình ký kết cũng như thực hiện hợp đồng loại này. Như vậy, Nhà nước chỉ có thể làm tốt chức năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ đầu tư nếu như Nhà nước thiết kế được một khung pháp luật mà trong đó có đầy đủ những quy định hữu ích, điều chỉnh một cách có hiệu quả hoạt động nhượng quyền thương mại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện các khía cạnh của hợp đồng nhượng quyền thương mại để từ đó chỉ ra những phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về loại hợp đồng này là một trong những công việc cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay của Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho pháp luật thương mại của Việt Nam trở nên gần gũi và tương thích hơn với pháp luật của các nước khác trên thế giới, giúp cho quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới có thể tiến những bước nhanh hơn, chắc chắn hơn và hiệu quả hơn.

0 bình luận, đánh giá về Một số vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18724 sec| 968.992 kb