Ngành Luật Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

"Chính quyền được lập nên để bảo vệ con người khỏi tội phạm, và Hiến pháp được viết để bảo vệ con người khỏi chính quyền".

Alice O'Connor, 1905-1982, nhà văn, triết gia, Mỹ

Ngành Luật Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Luật Hiến gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về: tổ chức quyền lực Nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân; quốc tịch.

Luật Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất, đó là nhóm quan hệ xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng và chính sách đối ngoại; nhóm quan hệ giữa nhà nước và người dân;  nhóm quan hệ trọng lĩnh vực tố chức và hoạt động của bộ máy nhà nưởc 

Luật hiến pháp sử dụng phương pháp điều chính: phương pháp trao quyền, phương pháp cấm, phương pháp bắt buộc.

Liên hệ

I- NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

Luật Hiến là một ngành luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân, về quốc tịch.

Đây là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, nó điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất và tất cả những ngành luật khác đề hình thành trên những nguyên tắc của hiến pháp.

II- ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp được chia thành ba nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất: Các nhóm quan hệ xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng và chính sách đối ngoại, những quan hệ xã hội nền tảng mà ngành luật hiến pháp điều chỉnh là những quan hệ xã hội liên quan tới định hướng phát triến lớn của từng lĩnh vực, ví dụ mô hình phát triến kinh tế, định hướng giá trị phát triển nền văn hoá, khoa học, công nghệ... Qua việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, ngành luật hiến pháp hình thành các chính sách cơ bản nhất, quan trọng nhất định hướng hoạt động của các cơ quan nhà nước trong từng lĩnh vực.  

Nhóm thứ hai: các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực quan hệ giữa nhà nước và người dân, hay có thế gọi là các quan hệ xã hội xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân'. Trong đời sống xã hội, các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam quy định cho người dân, trong đó có công dân Việt Nam rất nhiều quyền và nghĩa vụ pháp lí trong các lĩnh vực khác nhau. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân là những quyền và nghĩa vụ nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất của từng lĩnh vực, ví dụ quyền bầu cử, ứng cử trong lĩnh vực chính trị, quyền sở hữu

Nhóm thứ ba: các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhât trong lĩnh vực tố chức và hoạt động của bộ máy nhà nưởc Đây là các quan hệ xã hội liên quan tới việc xác định các nguyên tắc tổng thế của bộ máy nhà nước Việt Nam, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam từ trung ương tới địa phương. Đây là nhóm đối tượng điều chỉnh lớn nhất của ngành luật hiến pháp.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest 

III- PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

Phương pháp trao quyền: là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật quy định cho các chủ thể một phạm vi quyền hạn hoặc một quyền cụ thể, tương ứng là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải tôn trọng việc thực hiện quyền của các chủ thể được trao quyền. Ngành luật hiến pháp sử dụng phương pháp này chủ yếu để quy định quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, ví dụ Quốc hội có quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật; Chủ tịch nước có quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

Phương pháp cấm: là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật áp đặt nghĩa vụ lên chủ thể tham gia quan hệ không được thực hiện một hành vi cụ thể. Ngành luật hiến pháp sử dụng phương pháp này chủ yếu đế bảo vệ các quyền tự do cơ bản không bị xâm hại bởi các cơ quan, tổ chức hay cá nhân, ví dụ các quy định: “không ai được tự ý vào cho ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”;“không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trải luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hĩnh thức trao đổi thông tỉn riêng tư của người khác". Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng để điều chỉnh một số mối quan hệ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, ví dụ “việc kéo dài nhiệm kì của một khoả Quốc hội không được quả mười hai tháng, trừ trường hợp có

Phương pháp bắt buộc: là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật áp đặt một nghĩa vụ xử sự, hay nói cách khác là nghĩa vụ thực hiện một hành vi nhất định lên các chủ thể tham gia quan hệ. Ngành luật hiến pháp sử dụng phương pháp này để quy định các nghĩa vụ cơ bản của người dân, ví dụ “mọi ngườỉ ...cỏ nghĩa vụ bảo vệ môỉ trường"'? “công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc"? “mọỉ người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định".. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng khá phổ biến để quy định về một số khía cạnh hoạt động của các cơ quan nhà nước, ví dụ: “khỉ ban hành quy định thực hỉện chỉnh sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ỷ kiến của Hội đồng dân tộc"; “người bị chất vấn phải trả lời trước Quẩc hội tại kì họp hoặc tại phỉên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa haỉ kì họp Quốc hội".

Ba phương pháp trên đây là những phương pháp điều chỉnh mang tính chất quyền uy, nghĩa là các bên phải tuyệt đối tuân thủ phạm vi quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định mà không được tự thoả thuận thêm. Các phương pháp này không những được ngành luật hiến pháp sử dụng mà còn đồng thời được sử dụng bởi một số ngành luật khác như ngành luật hành chính, luật hình sự, luật tố tụng hình sự.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

IV- NGUỒN CỦA NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

Thứ nhất, nguồn của ngành luật hiến pháp đều là các văn bản quy phạm pháp luật, tức là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật, đối lập với văn bản áp dụng pháp luật, tức là văn bản quyết định về hậu quả pháp lí trong một trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đây không phải đặc điếm riêng của nguồn của ngành luật hiến pháp. Nhiều ngành luật khác của Việt Nam như Luật hành chính, Luật dân sự, Luật hình sự... cũng có đặc điểm này.

Thứ hai, Hiến pháp là nguồn chủ yếu của ngành luật hiến pháp và toàn bộ Hiến pháp là nguồn của ngành luật hiến pháp. Đây là đặc điếm riêng của nguồn của ngành luật hiến pháp. Các ngành luật khác của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng lấy Hiến pháp làm nguồn vì có chứa đựng các quy phạm mang tính nguyên tắc của ngành luật đó, ví dụ ngành luật dân sự, luật hình sự... Tuy nhiên nguồn chủ yếu của các ngành luật đó thường là các luật tương ứng. Các ngành luật khác cũng không lấy toàn bộ điều khoản của Hiến pháp làm nguồn mà chỉ những điều khoản có chứa các quy định liên quan.

Thứ ba, tuyệt đại đa số nguồn của ngành luật hiến pháp là các văn bản QPPL có hiệu lực pháp lí cao trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đó là Hiến pháp và các luật. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ngoài Hiến pháp và luật còn có nhiều loại hình văn bản QPPL khác như nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư. Tất cả các vãn bản QPPL này đều có hiệu lực pháp lí thấp hơn Hiến pháp và luật. Trong phạm vi nguồn của ngành luật hiến pháp, số lượng các văn bản thuộc loại này rất ít. Loại nguồn chủ yếu của ngành luật hiến pháp là rất nhiều luật khác nhau điều chỉnh các lĩnh vực có liên quan. Trong quá trình học luật hiến pháp, người học sẽ nghiên cứu chủ yếu loại hình văn bản này. Đối với các ngành luật khác thường chỉ có một hoặc một số luật là nguồn chủ yếu, ví dụ ngành luật dân sự có Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ; ngành luật hình sự có Bộ luật hình sự;

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest 

VI- VỊ TRÍ CỦA NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngành luật hiến pháp không chỉ là một ngành luật độc lập mà còn có vị trí là ngành luật chủ đạo của toàn hệ thống. Vị trí chủ đạo cũng là nội dung của mối quan hệ giữa ngành luật hiến pháp với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản, vị trí chủ đạo có nghĩa là ngành luật hiến pháp thiết lập “con đường”, bảo đảm “hướng đi” cho sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam. Nói cách khác, ngành luật hiến pháp, bằng nội dưng của các QPPL và các chế định của mình, vừa đóng vai trò tạo lập nền tảng, vừa dẫn dắt sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như các ngành luật khác trong hệ thống.

VII- VAI TRÒ CỦA NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

 Ngành luật hiến pháp có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và ý nghĩa thực tiễn của nó là rất lớn, thể hiện qua một số khía cạnh sau:

Thử nhất, ngành luật hiến pháp được sinh ra để kiềm chế quyền lực, tạo khuôn khố cho hoạt động của các cơ quan công quyền từ cấp cao nhất tới cấp thấp nhất trong bộ máy nhà nước luật hiến pháp hiện đại có nhiệm vụ kiềm chế sự tha hoá đó của quyền lực bằng việc đặt ra các “chuẩn mực” mà việc thực hiện quyền lực nhà nước, cho dù bởi bất kì chủ thể nào cũng phải tuân thủ.

Thứ hai, ngành luật hiến pháp bảo vệ các quyền cơ bản của người dân trước sự xâm phạm từ phía cơ quan công quyền và xã hội. ngànhluật hiến pháp xác lập phạm vi các quyền cơ bản mà người dân được hưởng, ví dụ quyền tự do kinh doanh, tự do ngôn luận, tự do đi lại, có luật sư bào chữa.

Tương ứng với các quyền đó, ngành luật hiến pháp ấn định cho nhà nước nói chung và tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói riêng nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm. Mỗi cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều phải thực hiện nghĩa vụ này một cách phù họp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ngành luật hiến pháp cũng thiết lập các nguyên tắc làm tiêu chí cho việc thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền cơ bản mà nếu vi phạm thì cơ quan nhà nước sẽ bị coi là vi hiến.

Có thể nói, ngành luật hiến pháp vừa là ngành luật của những người cai trị, vừa là ngành luật của những người mong mỏi bộ máy nhà nước phải hoạt động một cách đúng đắn, thực sự phục vụ nhân dân và phục vụ xã hội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

VIII- CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HỆ THỐNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

- Nguyên tắc chủ quyền nhân dân: Nguyên tắc này đã được ghi nhận ngay trong bản Hiến Pháp năm 1946 đầu tiên của nước ta và được kế thừa trong suốt lịch sử lập hiến ở Việt Nam. Tại  khoản 2 Điều 2 và Điều 3  hiến pháp 2013 nguyên tắc chủ quyền nhân dân đã được phát triển một cách toàn diện, hoàn thiện hơn  so với trước đó đặt con người vào vị trí trung tâm trong tất cả các công việc của nhà nước, xã hội từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và  công nghệ, đến các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân cũng như lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Nguyên tắc nhà nước pháp quyền XHCN: Nguyên tắc này lần đầu tiên được quy định lần đầu tiên trong bản Hiến Pháp năm 1992 và được hoàn thiện thêm ở các bản hiến pháp sau này. Tại khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. ” Nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đề cao vai trò và tôn trọng tính tối cao của pháp luật trong đời sống xã hội và trong việc quản lý tổ chức bộ máy nhà nước,  tôn trọng, bảo đảm  quyền con người và quyền công dân  trong mọi lĩnh vực mà luật hiến pháp điều chỉnh.

- Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc: Nguyên tắc này được thể hiện một cách rõ ràng trực tiếp nhất tại điều 5 Hiến Pháp 2013. Nội dung của nguyên tắc này đó chính là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo công bằng bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các dân tộc với nhau, tạo điều kiện giúp đỡ các dân tộc thiểu số hoặc ở những nơi có địa bàn khó khăn phát triển kinh tế xã hội văn hóa xã hội

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

IX- CÁC CHẾ ĐỊNH CỦA NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

Chế định là  để chỉ tập hợp các quy phạm pháp luật của một ngành luật    điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại, tức là có cùng tính c hất hay đặc điểm nhất định. Chế định của ngành luật hiến pháp là tập hợp các quy phạm pháp luật của ngành Luật hiến pháp điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng loại trong phạm vi đối tượng điều chỉnh của ngành Luật hiến pháp. Ngành Luật hiến pháp có các chế định lớn cơ bản như sau:

- Chế định về chế độ chính trị bao gồm các quy phạm pháp luật của ngành Luật hiến pháp điều chỉnh các vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực tố chức thực hiện quyền lực nhà nước.

- Chế định về mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam với công dân Việt Nam và người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật của ngành Luật hiến pháp quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên lãnh thổ Việt Nam. Chế định này cũng có thể được gọi là chế định quyền cơ bản của người dân.

- Chế định về chính sách kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại bao gồm các quy phạm pháp luật của ngành Luật hiến pháp quy định những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất trong lĩnh vực tương ứng, qua đó hình thành các chính sách định hướng của nhà nước trong các lĩnh vực.

- Chế định về chế độ bầu cử bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực bầu cử để hình thành Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, hay còn gọi là hệ thống cơ quan dân cử ở Việt Nam.

- Các chế định về tổ chức, hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, chính quyền địa phương, TAND, VKSND và các cơ quan hiến định độc lập bao gồm các quy phạm pháp luật của ngành Luật hiến pháp điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước tương ứng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest 

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp 

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Ngành Luật Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37987 sec| 1139.359 kb