Nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc, thái độ thù địch
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
1- Nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc, thái độ thù địch
Thái độ thù địch là kết quả của những cảm xúc tiêu cực khác nhau do đối tượng nghề nghiệp mang lại mà người hành nghề khả tránh khỏi trong thực tế làm nghề. Mức độ/cấp độ của thái độ thù dịch từ đối phương khách hàng chủ thể khác mang lại rất khác nhau nên cách ứng phó không thể có cùng “kịch bản”. Nhưng điều quan trọng mà người hành nghề cần nắm vững đó là giữ cho bản thân một sự độc lập cần có trên cơ sở quy định pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, kết hợp sự khôn khéo, linh hoạt trong ứng xử để không gây kích động gia tăng thái độ đó trong quá trình giải quyết công việc. Việc không quy kết/dán nhãn đổ lỗi chỉ trích đẩy sự việc đi quá xa/tranh cãi quan điểm khác biệt trong giải quyết vấn đề... đều là cách ứng xử khôn ngoan cần được áp dụng trong những tình huống nảy sinh thái độ thù địch từ phía đối phương khách hàng chu thể liên quan.
Khi phải giao tiếp với một người có thái độ thù địch (như đương sự trong vụ án dân sự), phản ứng thông thường là người đó sẽ giành phần nói, không chịu lắng nghe, không cho ai xen vào. Họ có thể nhìn chông chọc/nhìn trùng trùng vào người mà họ đang giao tiếp, cử chỉ, điệu bộ toát lên vẻ giận dữ/hẳn học/muốn gây hẳn. Thái độ đó làm cho người đối diện cảm giác đang ở bên cạnh một “thùng thuốc súng. Hành vi ứng xử của người đang có thái độ “thù địch” đặt người tiếp xúc trực tiếp vào trạng thái phòng thủ/lúng tăng/bị động. Đây là trường hợp thường gặp trong nghề luật. Vậy làm thế nào để loại bỏ cảm xúc đó của người này? Chiến lược tháo gỡ “ngòi nổ” có thể được hình dung bao gồm: Kiểm soát – Xác nhận – Chuyển hướng.
2- Kết luận về quản lý cảm xúc
(i) Cảm xúc là thái độ, cách thức thể hiện những rung động của một cá nhân cụ thể trước tác động của đối tượng, sự vật, sự việc, có liên quan đến mục tiêu, nhu cầu, lợi ích và các hoạt động xã hội - nghề nghiệp - cuộc sống của cá nhân đó.
(ii) Kỹ năng quản lý cảm xúc trong nghề luật là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và của những chủ thể có liên quan trong hoạt động hành nghề.
(iii) Người hành nghề luật cần rèn luyện những kỹ năng cần thiết để quản lý cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực trong từng hoạt động nghề nghiệp góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả công việc.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm