Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam

07/03/2021
Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư được quy định tại Điều 6 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012.

 

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527

1- Quy định của pháp luật về nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư

Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư được quy định tại Điều 6 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 quy định như sau:

"(i) Quản lý luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.

Tìm hiểu thêm: dịch vụ ly hôn

(ii) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quản lý luật sư và hành nghề luật sư của tổ chức mình theo quy định của Luật Luật sư, Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và tung xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Nhà nước thống nhất quản lý về luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật này".

Quy định mới này nhằm nâng cao chức năng tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư, phù hợp với đặc thù của hoạt động luật sư, đồng thời xác định rõ vai trò quản lý của Nhà nước đối với luật sư và hành nghề luật sư.

2- Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư

Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quản lý luật sư và hành nghề luật sư của tổ chức mình theo quy định của Luật Luật sư, Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Nhà nước thống nhất quản lý về luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư.

Như vậy, quản lý luật sư và hành nghề luật sư gồm hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động này là thống nhất và do Nhà nước thực hiện và hoạt động quản lý của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Do đặc thù nghề nghiệp luật sư, nhà nước quy định nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Hai hoạt động quản lý này thống nhất với nhau đảm bảo sự tuân thủ của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư đối với Hiến pháp và pháp luật, đồng thời đảm bảo luật sư, tổ chức hành nghề luật sư tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Đọc thêm: luật sư tư vấn ly hôn

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực pháp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.30232 sec| 938.75 kb