Những vấn đề chung và sự thống nhất pháp luật về hợp đồng

13/03/2023
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Trong nền kinh tế thị trường nói chung và nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng, các quan hệ kinh tế chủ yếu được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng - giao kết và thực hiện các hợp đồng là cách thức cơ bản để thực hiên hiêu qua các hoạt động kinh tế

I- Nhận thức cần thiết về hợp đồng trong thương mại và đầu tư

1- Hợp đồng và hợp đồng trong thương mại, đầu tư

Hợp đồng có bản chất là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyên và nghĩa vụpháp lý giữa các chủ thể trong xã hội. Hợp đồng là cǎn cứ pháp lý phổ biến làm phát sinh các quyển và nghĩa vụ dân sự (hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm các quyển và nghĩa vụ hình thành trong quan hệ thương mại, đẩu tư, lao động, v.v.). Trong nên kinh tế thị trường nói chung và nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng, các quan hệ kinh tế chủ yếu được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đông - giao kết và thực hiện các hợp đổng là cách thức cơ bản để thuc hiên hiêu qua các hoạt động kinh tế.

Ở Viêt Nam, khoa học pháp lý và pháp luật thực định đã sửdụng nhiêu khái niệm pháp lý để chỉ hợp đồng trong līnh vực kinh doanh như: hợp đồng kinh doanh, hợp đồng kinh tê, hợp dông thuong mai...Pháp luật hiện hành không đưa ra định nghĩa vê các loại hợp đồng này mà chỉ quy định khái niệm chung về hợp đổng. Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã đưa ra khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên vê việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Với phạm vi áp dụng của Bộ luật Dân sự năm 2015, các quy định về hợp đồng được áp dụng cho tất cả các hợp đồng hình thành trong các lĩnh vực dân sự, lao động, thương mại và đầu tư kinh doanh. Quyền và nghĩa vụ dân sự theo hợp đổng được hiểu bao gồm cảcác quyên và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại...

Về lý luận, hợp đồng trong thương mại và đầu tư (gọi chung là hợp đồng thương mại) là một loại hợp đồng cụ thể có những đặc điểm riêng nhất định. Từ cách tiếp cận này, những vấn dê cơ bản về hợp đổng thương mại như: giao kết hợp đổng, nguyên tắc và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, hợp đổng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu... được điểu chỉnh bởi pháp luật dân sự. Song, xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của hoat động thương mại, một số vấn đề về hợp đồng và hoạt động thương mại được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, có tính chất là sự phát triển tiếp tục những quy định của dân luật truyên thống (pháp luật dân sự) vể hợp đổng (như chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, chế tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng...).

Theo quy định hiện hành, có thể nhận diện hợp đồng thương mại theo một số tiêu chí pháp lý chủ yếu sau đây:

  • Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng thương mại được thiết lập chủ yếu giữa các thương nhân (người kinh doanh, chủ thể kinh doanh). Theo quy định của Luật Thương mại nǎm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thuờng xuyên và có đǎng ký kinh doanh. Có những quan hệ hợp đồng thương mại đòi hỏi các bên đểu phải là thương nhân (hợp đồng dai diên cho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mai, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại...); bên cạnh đó có những hợp đồng thương mại chỉ đòi hỏi ít nhất một bên là thương nhân (hợp đông úy thác mua bán hàng hóa, hợp đông dịch vụ bán đấu giá hàng hóa, hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng dich vu xây dựng, hợp đông bao hiểm...).
  • Thứ hai, về hình thức, hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận, có thể đuợc thể hiện bằng hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đổng bằng hình thức văn ban (như hợp đổng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đổng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo,hội chợ, triển lãm thương mại, hợp đông tín dụng...). Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung nǎm 2017, 2019 cho phép các bên hop dông có thể thay thế hình thức vǎn ban bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản (bao gôm điện báo,telex, fax,thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy dinh pháp luật).
  • Thứ ba, mục đích phổ biến của các bên trong hợp đồng thương mại là lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận là đặc trưng của các giao dịch kinh doanh do các bên của hợp đồng đêu nhằm thu được lợi nhuận từ việc thực hiện hợp đổng.Tuy nhiên, trong nhiêu trường hợp, một bên của hợp đồng trong kinh doanh không có muc dích lợi nhuận. Những hợp đồng này, vể nguyên tắc không đương nhiên chịu sự điểu chỉnh bởi những quy định riêng của pháp luật thương mại. Theo Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019, đối với những hợp đồng giữa thương nhân với chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm muc đích lợi nhuận, việc có áp dụng Luat Thưong mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 để điểu chỉnh quan hệ hợp đổng này hay không do bên không có mục đích lợi nhuận quyết định lựa chọn luật để áp dụng.

2- Phân loại hợp đồng thương mại

Xuất phát từ nhiêu tiêu chí khác nhau, hợp đồng thương mại có thể được chia thành: Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ; hợp đồng chính và hợp đồng phụ; hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng và hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba; hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng trong xây dựng cơ bản, hợp đồng đại lý, ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đổng dịch vụ quảng cáo; hợp đổng dịch vụ trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hóa, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh, v.v.. Việc phân loại hợp đồng nhằm mục đích xác định cơ chế điểu chỉnh phù hợp với tính chất của từng loại hợp đổng, nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng. Theo pháp luật hiện hành, hợp đổng được phân loại theo những tiêu chí chủ yếu sau đây:

(i) Căn cứ vào mức độ tương xứng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên

Hợp đồng nói chung được phân chia thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau; các bên đồng thời là người có nghĩa vụ và có quyền. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

(ii) Cǎn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các quan hệ hợp đồng

Hợp đồng được phân chia thành hợp đồng chính vàhợp đổng phụ. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đổng phụ. Hợp đồng phụ là hợp đổng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

(iii) Cǎn cứ vào chủ thể được hưởng lợi từ hợp đồng

Hợp đồng được phân chia thành: hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng và hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Ở hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của một bên nhằm mang lại lợi ích (bảo đảm quyền) của bên kia trong quan hệ hợp đồng. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và nguời thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

(iv) Căn cứ vào nội dung của mối quan hệ kinh tế

Hợp đồng được chia thành các chủng loại khác nhau, cụ thể như:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
  • Hợp đồng trong xây dựng cơ bản.
  • Hợp đồng trong trung gian thương mại: đại diện cho thương nhân, môi giới kinh doanh, đại lý, ủy thác mua bán hàng hóa.
  • Hợp đồng dịch vụ trong xúc tiến thương mại: hợp đồng dịch vụ quảng cáo; hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hóa.
  • Hợp đồng tín dụng.
  • Hợp đồng bảo hiểm.
  • Hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư: hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng liên doanh, hợp đồng đối tác công tư (PPP)...

II- Sự thống nhất pháp luật về hợp đồng trong pháp luật Việt Nam

1- Giai đoạn song hành hợp đồng kinh tế kinh tế và hợp đồng dân sự

Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư Viêt Nam đã có quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam thừa nhận hai lĩnh vực độc lập là kinh tế và dân sự. Trong điều kiện Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất với đa số các tư liệu sản xuất chủ yếu, Nhà nước thành lập các tổ chức kinh tế để tiến hành các hoạt động san xuất kinh doanh và lãnh đạo, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh đó, hợp đồng kinh tế hình thành giữa các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa với nhau và với các bên liên quan đều nhằm thực hiện kế hoạch do Nhà nước giao. Bên cạnh yếu tố tài sản, yếu tố tổ chức kế hoạch không thể thiếu ở các hợp đồng này.

Thuật ngữ “hợp đồng kinh tế” bắt đầu được sử dụng trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (từ những năm 1960), với đặc điểm các bên tham gia quan hệ hợp đổng là các don vị kinh tế cơ sở, các tổ chức xã hội chủ nghĩa và việc ký kết hợp đổng là nhằm thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Chỉ tiêu kế hoạch nhà nước là yếu tố hạn chế đáng kể tính chất tự do, bình đẳng, thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ hợp đổng. Điêu chỉnh các quan hệ hợp đổng này, Nhà nước ta đã ban hành Nghị định số 04/TTg (ngày 04/01/1960) kèm theo bản Điều lệ tam thời về chế độ hợp đồng kinh tế, Nghị định số 54/CP ngày 10/3/1975 kèm theo bản Điểu lệ vể chế độ hợp đổng kinh tế. Ngoài ra,còn có sự ra đời của nhiểu văn bản quy định vể từng chúng loại hợp đông kinh tế cụ thể trong các lĩnh vực: ngoại thương, xây dựng cơ bån, vận chuyển hàng hóa... Thời kỳ này, hợp đổng kinh tế là một công cụ pháp lý chủ yếu của Nhà nước để quản lý nên kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa. Hợp đổng kinh tế cũng được coi là một công cụ hữu hiệu trong xây dựng, thực hiện và đánh giá việc hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch. Nhà nước quy định chặt chẽ hầu hết nội dung chủ yếu của hợp đổng kinh tế, buộc các bên phải chấp hành.

Bên cạnh loại hợp đồng kinh tế mang tính kế hoạch, tồn tại quan hệ hợp đồng dân sự hình thành giữa các tổ chức, cá nhân không phải là đơn vị kinh tế nhằm đáp ứng nhu cẩu sinh hoat, tiêu dùng. Trong khi các hợp đổng kinh tế bị chi phối bởi các chỉ tiêu, kế hoạch pháp lệnh, hợp đồng dân sự được thiết lập trên cơ sở tự do thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên.

Năm 1989, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế được ban hành ngày 25/9/1989 là văn bản pháp lý ghi nhận sự thay đổi cǎn ban quan niệm vể hợp đồng kinh tế, theo đó, hợp đổng kinh tế được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện của các bên; việc giao kết hợp đồng là quyền của các đơn vị kinh tế (trừ một số hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước). Song hành cùng với văn bản này, Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 là vǎn bản điều chỉnh các quan hệ hợp đổng dân sự. Cùng có bản chất là sự thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng, thống nhất ý chí, hai loại hợp đồng này được phân biệt với nhau ở chủ thể, mục đích và hình thức ký kết, cụ thể là:

(i) Về chủ thể: hợp đồng kinh tế thường được giao kết giữa các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Trong khi đó, hợp đổng dân sự thường được ký kết giữa tổ chức, cá nhân không phải là đơn vị kinh tế;

(ii) Về mục đích: hợp đồng kinh tế được giao kết vì mục đích kinh doanh, còn hợp đổng dân sự được giao kết nhằm dáp ứng nhu cẩu sinh hoạt, tiêu dùng;

(iii) Về hình thức: hợp đổng kinh tế bắt buộc phải ký bằng văn bản, còn hợp đổng dân sự có thể ký kết bằng vǎn ban,bằng lời nói hoặc hành vi.

Việc phân biệt thành hai loại: hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam có nguổn gốc ảnh hưởng của khoa học pháp lý Xô viết. Nhìn chung, các nước có nền kinh tế thị trường phát triển sẽ không có sự phân biệt rạch ròi giữa hợp đồng dân sự với hợp đồng kinh tế (hay hợp đồng kinh doanh, hợp đồng thương mại). Các nước theo truyển thống luật common law như Anh, Mỹ, Ôxtrâylia và nhiểu nước châu Âu như Hà Lan, Thuy Sỹ, Italia không phân biệt giao dịch thương mại và giao dịch dân sự. Hợp đồng được ký kết giữa các công ty hay các cá nhân đều chung nguồn điều chỉnh là các văn bản pháp luật, án lệ, tập quán thương mại. Các nước theo truyền thống luật dân sự có sự phân biệt giao dịch thương mại và giao dịch dân sự nhưng chỉ coi hành vi thương mại là một dạng đặc biệt của hành vi dân sự, song sự phân biệt này chỉ dẫn đến hệ quả là các giao dich thương mại sẽ ưu tiên áp dụng pháp luật thương mai, truờng hợp pháp luật thương mại không quy định sẽ áp dụng quy định của pháp luật dân sự.

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc phân biệt hai loại hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam đã dẫn đến nhiều bất cập trong áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp kinh tế. Ở giai đoạn này, nhiều hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp nhưng lại bị coi là hợp đồng dân sự do các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là sự phi lý nổi bật, minh chứng cho những bất cập này (ví dụ hợp đồng ký giữa hai doanh nghiệp tư nhân với nhau trong khi tiến hành các hoạt động kinh doanh).

2- Bộ luật Dân sự - Văn bản “gốc” điểu chỉnh quan hệ hợp đồng

Sử dụng luật dân sự làm văn bản “gốc” điều chỉnh mọi quan hệ hợp đồng là xu hướng phổ biến của các nuớc tiên tiến trên thế giới. Ở các nước theo truyền thống thông luật (common law) như Anh, Mỹ, Ôxtrâylia và một số nước chịu ảnh hưởng của truyền thống pháp luật này, thậm chí nhiều nước châu Âu như Italia, Hà Lan, Thuỵ Sỹ, các văn bản pháp luật, án lệ, tập quán thươngmại được áp dụng chung cho mọi hợp đồng mà không phân biệt hợp đồng đó được ký kết vì mục đích kinh doanh hay vì mục đích sinh hoạt, tiêu dùng. Vương Quốc Anh có Luật về Bán hàng (Sale of Goods Act) 1893 (được sửa đổi, bổ sung năm 1980) quy định những nghĩa vụ riêng của người bán. Bộ luật Dân sự của Thụy Sỹ có nhiều quy định về mua, bán thương mại. Bộ Luật Dân sự (1942) của Italia cũng có nhiểu quy định về hợp đồng giao kết vì mục đích kinh doanh.

Các nuớc theo truyên thống luật dân sự (civil law) có sự phân biệt hành vi dân sự và hành vi thương mại nhưng coi hành vi thương mại là một dạng đặc biệt của hành vi dân sự. Xuất phát từ điểu này, trong pháp luật của các quốc gia theo truyên thống luật dân sự không tổn tại khái niệm hợp đồng kinh doanh hay hợp đổng thương mại với nội hàm riêng. Hệ quả của việc phân biệt hành vi thương mại và hành vi dân sự chủ yếu là việc xác định nguyên tắc áp dụng pháp luật. Ở nước ta, nếu là hành vi thương mại sẽ ưu tiên áp dụng Luật Thương mại. Nếu pháp luật thương mại không có quy định cụ thể thì áp dụng các quy định của pháp luật dân sự. Phù hợp với điểu này, pháp luật thương mại chỉ quy định những vấn để mang tính đặc thù của hoạt động thương mại mà thôi.

Ở các nước có nên kinh tế chuyển đổi, thống nhất pháp luật điểu chỉnh quan hệ hợp đồng là quá trình diễn ra ở nhiểu nước. Đây là xu thế phát triển tất yếu của hệ thống pháp luật vê hợp đổng bởi các hợp đổng không có sự khác biệt vê bản chất, cho dù nó được giao kết phục vụ hoạt động kinh doanh hay đáp ứng nhu cẩu tiêu dùng. Trước dây,khoa học pháp lý Xô viêt tồn tại khái niệm về hợp đồng kinh tế với nhiều quy định riêng điêu chỉnh quan hệ hợp đồng này nhưng đến năm 1994, Liên bang Nga đã ban hành Bộ luật Dân sự với phạm vi điểu chỉnh là mọi quan hệ hợp đồng. Khái niệm “hợp đồng kinh tế” theo đó cũng không còn tồn tại nữa. Trung Quốc cũng đã ban hành Luật Hợp đồng (thống nhất) vào năm 1999 áp dụng chung cho tất cả quan hệ hợp đồng. Luật Hợp đồng của Trung Quốc có hiêu lực thay thếcho các văn bản trướcđó,bao gôm các văn bản được ban hành để điều chỉnh riêng hợp đổng kinh tế và hợp đồng dân sự như Luật về Hợp đồng kinh tế năm 1981, sửa đổi, bổ sung nǎm 1993, Luật về Hợp đồng kinh tế đối ngoại năm 1985, Luật về Hợp đồng kỹ thuật năm 1987 và các quy định vể hợp đồng dân sự trong Luật Dân sự cơ bản năm 1986.

Ở Việt Nam, trước yêu cẩu của công cuộc đổi mới và trong bối cảnh hội nhập, ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Theo Nghị quyết số 45/2005/ QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội vê việc thi hành Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2006.

Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 ra đời đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật vê hợp đồng và là sự thống nhất pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Các quy định về hợp đồng trong kinh doanh đã có những thay đổi cơ bản cả vê kỹ thuật lập pháp và nội dung pháp lý. Sự thống nhất pháp luật vê hợp đồng thể hiện ở các khía cạnh cơ bản:

(i) Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc, điểu chỉnh các quan hệ tài sån nói chung. Các quy định vể hợp đổng trong Bộ luật Dân sự nǎm 2005 duợc áp dung với mọi quan hệ hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng trong kinh doanh.

 

(ii) Luật Thuong mại năm 2005 là nguồn quan trọng điều chỉnh các giao dịch thương mại giữa các nhà kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan nhằm triển khai hoạt động kinh doanh. Luật Thương mại năm 2005 điểu chỉnh hoạt động thương mại bằng các quy định vể quyển và nghĩa vụ đặc trưng của các bên trong hoạt động thương mại (và một số ít quy định vể hợp đổng). Luật Thương mại năm 2005 được xây dựng trên cơ sở tiếp tục phát triển các quy định mang tính nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, cụ thể hóa các nguyên tắc này cho thích hợp để điểu chỉnh quan hệ hợp đổng trong kinh doanh.

(iii) Bên cạnh các quy định trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, một số hợp đồng đặc thù trong thương mại, đẩu tưcòn được điểu chỉnh bởi quy định trong các luật chuyên ngành như Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Xây dựng, Bộ luật Hàng hải, v.v.. Thông thường, ngoài việc phải tuân thủ những quy định chung vể hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005, mỗi loại hợp đồng cụ thể còn chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành đó.

(iv) Nguyên tắc áp dụng pháp luật được xác định rõ trong Luật Thương mại năm 2005 là: Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật Thương mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự;

(v) Cuối cùng, khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành, khái niệm “hợp đổng” được thay thế khái niệm “hợp đồng dân sự”, là sự khẳng định rõ nét sự thống nhất pháp luật vể hợp đồng ở Việt Nam hiện nay.

 

III- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật thương mại được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề chung và sự thống nhất pháp luật về hợp đồng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16189 sec| 1030.484 kb