Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thành lập công ty

14/03/2023
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền tự do kinh doanh trong các ngành nghề mà luật không cấm. Ngoại trừ các ngành nghề bị cấm kinh doanh, nhà đầu tư có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn một hoặc một số ngành nghề để đăng ký kinh doanh.

1- Nhận diện hợp đồng thành lập công ty

Trong khoa học pháp lý, “hợp đồng” là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Dựa theo nội dung thỏa thuận đó là gì, và hợp đồng được đặt một tên riêng để dễ dàng nhận diện thông qua tên gọi đó. Theo cách hiểu này, hợp đồng thành lập công ty là hình thức pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của các nhà đầu tư và những nội dung liên quan đến việc thành lập và vận hành một công ty do họ đầu tư góp vốn.

Hợp đồng thành lập công ty có những đặc điểm cơ bản, đó là

- Về tính chất của hợp đồng: Hợp đồng thành lập công ty là loại hợp đồng thương mại mang tính tổ chức. Pháp luật Việt Nam coi hoạt động thương mại là các hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.

Tính chất "thương mại" của hợp đồng thành lập công ty thể hiện ở hành vi góp vốn đầu tư, nhằm thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh kiếm lời. Tính chất “tổ chức” thể hiện ở nội dung và mục đích thỏa thuận trong hợp đồng là nhằm hình thành một tổ chức kinh tế mới, thay mặt cho các nhà đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh.

- Về chủ thể của hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng thành lập công ty là các nhà đầu tư, hay nói cách khác, đó phải là các tổ chức, cá nhân có quyền thành lập công ty. Các nhà đầu tư này là tổ chức, cá nhân đã có đăng ký kinh doanh hoặc chưa đăng ký kinh doanh, có thể là nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, không phải bất kỳ nhà đầu tư nào cũng được ký kết hợp đồng thành lập công ty. Pháp luật công ty quy định có những tổ chức, cá nhân không được quyền thành lập và quản lý công ty, ví dụ như cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ trong các lực lượng vũ trang, người chưa đủ 18 tuổi... Đây cũng chính là những đối tượng không được tham gia ký kết hợp đồng thành lập công ty.

- Về số lượng, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thành lập công ty tùy thuộc vào loại hình công ty mà họ lựa chọn và thường ít nhất phải từ hai tổ chức, cá nhân trở lên (ví dụ: số lượng chủ thể tối thiểu ký kết hợp đồng thành lập công ty trách nhiệm hữu hạnhai thành viên trở lên là 02 tổ chức, cá nhân).

- Về nội dung của hợp đồng thành lập công ty:

Nội dung cơ bản của hợp đồng thành lập công ty gồm các nhóm điều khoản (i) Nhóm các điều khoản liên quan trực tiếp đến việc hình thành công ty, gồm: thỏa thuận góp vốn, lựa chọn loại hình, tên gọi của công ty, ngành nghề kinh doanh, người đại diện thực hiện thủ tục thành lập, xử lý tài sản trong trường hợp công ty thành lập được hoặc không được thành lập... (ii) Nhóm các quy định liên quan đến vận hành công ty, gồm thỏa thuận về tổ chức quản lý, người đại diện, chuyển nhượng vốn, để lại thừa kế, trả lại vốn góp, kết nạp thành viên mới... Trong đó, nhóm các điều khoản liên quan trực tiếp đến hình thành công ty là chủ yếu.

- Về hình thức của hợp đồng thành lập công ty:

Hợp đồng thành lập công ty có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản và chỉ phải lập thành văn bản đối với những trường hợp pháp luật quy định hình thức văn bản là bắt buộc, ví dụ: Quy định hợp đồng liên doanh giữa nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài phải lập thành văn bản và đây là tài liệu cần có trong thủ tục đăng ký đầu tư. Đối với các trường hợp pháp luật không có quy định cụ thể, các bên tham gia thành lập công ty có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản và dù với hình thức nào, nếu không đạt được một hoặc một số thỏa thuận về các vấn đề liên quan được đưa ra thì công ty còn chưa thể ra đời.Do đó, từ góc độ lý luận và thực tiễn, có thể nhận định: hợp đồng thành lập công ty được giao kết trong mọi trường hợp thành lập công ty (chỉ trừ trường hợp công ty một chủ sở hữu).

2- Nội dung cơ bản của hợp đồng thành lập công ty

Hợp đồng thành lập công ty bao gồm các điều khoản cơ bản sau đây:

(i) Điều khoản lựa chọn loại hình và tên gọi của công ty

Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định các loại hình công ty để các nhà đầu tư lựa chọn và các nhà đầu tư chỉ được lựa chọn trong số các loại hình công ty mà pháp luật quy định, đó là: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Thỏa thuận lựa chọn loại hình công ty của các nhà đầu tư bị chỉ phối bởi các yếu tố chính: 

- Số lượng người tham gia góp vốn thành lập công ty; 

- Nhu cầu, nguyện vọng của những người góp vốn; 

- Lợi thế và hạn chế của từng loại hình công ty. 

Ví dụ, nếu có 03 nhà đầu tư là cá nhân cùng thỏa thuận thành lập công ty thì họ có quyền lựa chọn công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần vì đều đáp ứng điều kiện về số lượng thành viên tối thiểu của các loại hình công ty này. Song, phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại hình công ty và nhu cầu, mong muốn của các nhà đầu tư, họ sẽ cùng nhau thống nhất lựa chọn một loại hình công ty phù hợp. Khi các nhà đầu tư có nhu cầu góp vốn và kỳ vọng một cơ chế chuyển nhượng vốn dễ dàng (để rút vốn), họ có thể lựa chọn công ty cổ phần, do loại hình này cho phép tự do chuyển nhượng vốn, trừ một số ít hạn chế, cấm đoán. Ngược lại, nếu các nhà đầu tư muốn hạn chế và kiểm soát việc gia nhập công ty của người lạ, thì công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên hay công ty hợp danh có thể đáp ứng nguyện vọng này, do việc chuyển nhượng vốn ở công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên và công ty hợp danh phải tuân thủ một số điều kiện nhất định được quy định trong luật doanh nghiệp.

Các bên được thỏa thuận về tên gọi của công ty nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật, tránh lợi dụng hay gây tổn hại lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Pháp luật hiện hành quy định, tên gọi của công ty bao gồm hai thành tố tên loại hình và tên riêng. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD" đối với công ty hợp danh". Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chủ F, J, Z, W, chủ số và ký hiệu.

Các bên không được thỏa thuận lựa chọn:

- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;

- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tôn của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;

- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;

Thỏa thuận về tên gọi và loại hình công ty là thỏa thuận được ghi nhận đầu tiên trong hợp đồng thành lập công ty, là cơ sở để tiến hành các thỏa thuận tiếp theo trong hợp đồng

(ii) Thỏa thuận lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền tự do kinh doanh trong các ngành nghề mà luật không cấm. Ngoại trừ các ngành nghề bị cấm kinh doanh, nhà đầu tư có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn một hoặc một số ngành nghề để đăng ký kinh doanh. Hiện tại, pháp luật quy định 7 ngành nghề cấm kinh doanh, bao gồm:

- Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2018, 2019;

- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2016,2017, 2018, 2019;

- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang đã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm 1 có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2018, 2019;

- Kinh doanh mại dâm;

- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

- Kinh doanh pháo nổ.

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công ty chỉ được tiến hành kinh doanh khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Các điều kiện đó có thể là điều kiện về vốn pháp định, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện về con người (nhân sự)... Khi thỏa thuận lựa chọn những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì các thành viên cần tính đến khả năng đáp ứng những điều kiện đó để có thể hoạt động kinh doanh hợp pháp.

(iii) Thỏa thuận về góp vốn

Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu chung của công ty. Các loại tài sản góp vốn có thể là: đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Thỏa thuận về vốn là thỏa thuận quan trọng nhất trong hợp đồng thành lập công ty, do vậy, hợp đồng thành lập công ty còn được gọi là “hợp đồng góp vốn thành lập công ty". Việc góp vốn là hành vi tạo dựng cơ sở vật chất cần thiết để công ty hoạt động. Ngay cả khi công ty chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì đã cần phải có những khoản chi nhất định để chuẩn bị cho quá trình thành lập và hoạt động của công ty, như tiền thuê trụ sở, chi phí cho việc thành lập công ty... Trong điều khoản góp vốn, các bên cần thỏa thuận rõ các nội dung như:

- Loại tài sản dùng để góp vốn; 

- Giá trị và tỷ lệ góp vốn của mỗi nhà đầu tư (định giá đối với tài sản là hiện vật);

- Thời điểm góp vốn;

Góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng là hình thức góp vốn đơn giản nhất, vì giá trị của các loại tài sản này và tỷ lệ góp vốn điều lệ dễ được xác định. Vốn của công ty thường được quy về một đơn vị tiền tệ nhất định, thông thường là đồng Việt Nam (hoặc có thể là ngoại tệ đối với dự án đầu tư nước ngoài). Việc góp vốn bằng tài sản hữu hình (không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng) phải thực hiện định giá tài sản. Việc định giá này có thể do các thành viên, cổ đông sáng lập tự tiến hành hoặc nhờ một tổ chức định giá chuyên nghiệp thực hiện. Giá trị của tài sản được quy đổi thành tiền và được ghi vào trong hợp đồng. Thỏa thuận góp vốn là căn cứ để thực hiện việc chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự, đối với những tài sản của đăng ký quyền sở hữu như nhá.

Trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, các bản cần thỏa thuận đầy đủ các thông tin: diện tích đất, loại đất, vị trí và số hiệu trên bản đồ địa chính, tình trạng sử dụng đất, thời hạn. thuê đất còn lại (nếu có). Giá trị quyền sử dụng đất, thời điểm chuyển giao quyền sử dụng đất sẽ được các bên thỏa thuận và thi trong hợp đồng. Thỏa thuận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất là căn cứ xác định tỷ lệ góp vốn trong công ty và tiến hành các thủ tục theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung năm 2018. Do tính chất phức tạp của loại tài sản góp vốn này, các bên trong hợp đồng thành lập công ty có thể thỏa thuận phụ lục của hợp đồng hoặc hợp đồng phụ để ghi rõ những nội dung chi tiết về loại tài sản góp vốn.

(iv) Thỏa thuận về người đại diện theo pháp luật và bộ máy quản lý công ty

Các thành viên phải thỏa thuận các điều khoản về người đại diện cũng như những vị trí quản lý quan trọng trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bởi vì, công ty cần có người đại diện để tiến hành ngay các công việc như chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất cho việc thành lập công ty, làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của công ty sẽ được ghi nhận cụ thể trong điều lệ công ty, trên cơ sở những thỏa thuận cơ bản đầu tiên trong hợp đồng thành lập công ty.

(v) Thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ cơ bản của người góp vốn thành lập công ty

Các nhà đầu tư cần thỏa thuận rõ các nội dung về quyền và nghĩa vụ của người góp vốn thành lập công ty, cụ thể là:

- Quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn và nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn (thời điểm nào thuộc sở hữu của nhà đầu tư, thời điểm nào được chuyển giao cho công ty…);

- Quyền rút vốn, chuyển nhượng vốn trước và sau khi công ty được thành lập, quyền để lại thừa kế;

- Nghĩa vụ tài sản đối với các chi phí thành lập công ty trong trường hợp công ty thành lập được hoặc không được thành lập…

3- Khuyến nghị công ty luật TNHH Everest

(i) Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thành lập công ty

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.07096 sec| 1002.914 kb