Khái niệm và vai trò của cơ chế điều chỉnh pháp luật

22/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Mỗi một nhà nước muôn giữ được an ninh trật tự trong xã hội luôn bắt buộc phải xây dựng một cơ chế pháp luật vững mạnh, chặt chẽ. Đây chính là công cụ hữu ích nhất giúp nhà nước quản lý được các vấn đề khác như kinh tế, giáo dục, an ninh, y tế… và thực hiện được các công việc xây dựng, phát triển.  

1- Khái quát về cơ chế điều chỉnh pháp luật

Điều chỉnh pháp luật là một dạng của điều chỉnh xã hội có tổ chức, có mục đích. Quá trình đó được thực hiện không thể tức thời mà là một hoạt động có tính hệ thống, được thực hiện thông qua một hệ thống các phưong tiện, quy trình pháp lý được gọi là cơ chế điều chỉnh pháp luật.

Cơ chế điều chỉnh pháp luật là một khái niệm phức tạp, nó được xem xét, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau từ chức năng, mục đích xã hội, tâm lý, hệ thống...

Dưới góc độ hệ thống, cơ chế điều chỉnh pháp luật được hiểu là hệ thống thống nhất các phương tiện, quỵ trình pháp lý, thông qua đó thực hiện sự tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội nhằm thực hiện những nhiệm vụ và mục đích mà nhà nước đặt ra.

Cơ chế điều chỉnh pháp luật có nhiều yếu tố hợp thành như quy phạm pháp luật, quyết định cá biệt, quan hệ pháp luật, chủ thể, ý thức pháp luật, pháp chế, trách nhiệm pháp lý... Mỗi yểu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật có những nhiệm vụ, vị trí, vai trò nhất định trong quá trình điều chỉnh pháp luật. Giữa các yếu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật luôn có sự liên hệ mật thiết, thống nhất với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Yếu tố này là tiền đề, cơ sở và bổ sung cho yếu tố khác để tạo ra sự vận hành đồng bộ, nhịp nhàng của cả cơ chế. Do vậy, nếu thiếu đi một yếu tố nào đó thì cơ chế có thể không vận hành được hoặc vận hành không hiệu quả.

Cơ chế điều chỉnh pháp luật xuất phát từ nhu cầu quản lý xã hội, là sự kết hợp giữa cái khách quan (do nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội) và cái chủ quan (phụ thuộc vào ý chí nhà nước, ý chí của các chủ thể pháp luật). Do vậy, cơ chế điều chỉnh pháp luật là một cơ chế động, nó luôn biến đổi cùng với sự phát triển của đời sống xã hội và nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội.

Cơ chế điều chỉnh pháp luật có thể giản đơn (không có giai đoạn áp dụng pháp luật) cũng có thể là cơ chế phức tạp (thông qua giai đoạn áp dụng pháp luật, với sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau với nhiều công đoạn khác nhau). Khi tiến hành điều chỉnh pháp luật, đòi hỏi tất cả các tổ chức và cá nhân phải tuân theo cơ chế điều chỉnh pháp luật một cách chính xác, có như vậy thì việc điều chỉnh pháp luật mới đạt được mục đích mong muốn, mới có hiệu quả.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

2- Vai trò của cơ chế điều chỉnh pháp luật

Mục đích chính của việc xây dựng pháp luật chính là công cụ hiệu quả nhất để phối hợp với nhân dân cùng xây dựng nên một cơ chế phù hợp, điều chỉnh những hành vi riêng lẽ của mỗi người trong xã hội nhằm đạt được những lợi ích mong muốn, duy trì đời sống cộng đồng xã hội.

Và tuy nhiên, không phải bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có ý thức tuân thủ quy định của pháp luật, nhiều cá nhân, tổ chức luôn muốn “lách luật”  hoặc cố ý vi phạm để bồi thường thiệt hại chỉ vì muốn thực hiện được mục đích cá nhân. Chính vì vậy, để có thể thực thi tốt pháp luật, Đảng và Nhà nước ta cần phải có cơ quan quản lý,  đại diện cho Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm để mang tính răn đe. Việc chỉ đạo, điều chỉnh các cơ quan có chức năng có thẩm quyền quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, xã hội.

Cũng từ đó, nhà nước ta ban hành các chính sách phát triển kinh tế, ổn định trật tự, mở rộng thị trường, thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài…Chính vì vậy, mỗi một lĩnh vực đều sẽ có những văn bản chuyên ngành quy định rõ ràng chi tiết.

Đồng thời có thể thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và có thể kìm hãm sựu phát triển của lĩnh vực hoạt động xã hội nào đó vì sự tiến bộ xã hội và hạnh phúc nhân dân.

Cơ chế pháp luật thể hiện ý chí nhà nước và cũng là công cụ để thực hiện hóa các mệnh lệnh quản lý của nhà nước. Pháp luật nước ta do nhà nước ban hành, là chất xám của những cá nhân, đại biểu do nhân dân bầu ra đưa vào bộ máy nhà nước và được Quốc hội xem xét, phê duyệt.

Luật pháp do nhà nước ban hành, có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân liên quan. Các chế tài được áp dụng để xử lý để điều chỉnh hành vi con người, thực hiện theo khuôn khổ pháp luật. Đây chính là công cụ quản lý nhanh và hiệu quả nhất của nhà nước, là công cụ để giúp mỗi cá nhân có ý thức tôn trọng pháp luật từ đó tự động tạo nên một quy tắc vô hình trong mỗi cá nhân. Phạm vi tác động được lớn, trên toàn lãnh thổ  và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ tuyền truyền, đến cưỡng chế nhà nước.

Pháp luật là do nhà nước ban hành ra nên nó có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiệ đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong xã hội, có phạm vi tác động rộng lớn, trên toàn lãnh thổ, đồng thời, pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Vì thế, pháp luật có thể được triển khai và thực hiện một cách  rộng rãi và có hiệu quả trên toàn xã hội, nhờ đó, các chính sách, kế hoạch, quy định biện pháp quản lý… của nhà nước được thực hiện hóa trong xã hội.

Đồng thời cơ chế điều chỉnh pháp luật còn là công cụ để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội, tính mạng, danh dự... của mỗi cá nhân, tổ chức trong bộ máy nhà nước.

Cơ chế pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý, khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước. Mọi cơ quan, đơn vị hay bất kỳ cá nhân nào, dù chức vị cao hay thấp đều phải tuân thủ và chấp hành pháp luật, không được lợi dụng chức quyền để vụ lợi riêng cho bản thân, gia đình hoặc người quen.

(Tham khảo: Giáo trình Lý luận chung Nhà Nước và Pháp Luật - Đại học luật Hà Nội và một số nguồn khác).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

 

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Khái niệm và vai trò của cơ chế điều chỉnh pháp luật được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Khái niệm và vai trò của cơ chế điều chỉnh pháp luật có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
 

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm và vai trò của cơ chế điều chỉnh pháp luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.37437 sec| 966.875 kb