Tội khủng bố khác gì với tội giết người?

18/04/2023
Khủng bố là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe tự do thân thể của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội, hoặc công dân, nhằm chống chính quyền nhân dân. Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật.

1- Tội khủng bố và quy định của pháp luật Việt Nam

Điều 84 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội khủng bố như sau:

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này”.

Tới khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi năm 2009, tội nay được đổi tên thành “Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”.

Đến Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, tội khủng bố ở Việt Nam được chia ra làm hai (02) loại:

[a] Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)

(i) Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

(ii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

  • Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
  • Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
  • Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(iii) Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

(iv) Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.

(v) Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

[b] Tội khủng bố (Điều 299)

(i) Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

(ii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm:

  • Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
  • Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
  • Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(iii) Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

(iv) Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

(v) Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Tội giết người và quy định của pháp luật Việt Nam

Tại Việt Nam, tội giết người được liệt vào nhóm tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội giết người được quy định như sau:

(i) Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Giết 02 người trở lên;
  • Giết người dưới 16 tuổi;
  • Giết phụ nữ mà biết là có thai;
  • Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
  • Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
  • Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
  • Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
  • Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
  • Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
  • Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
  • Thuê giết người hoặc giết người thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Có tổ chức;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Vì động cơ đê hèn.

(ii) Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

(iii) Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

(iv) Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn quy định cụ thể đối với tội phạm giết người trong những trường hợp đặc thù như giết con mới đẻ (Điều 124), giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125), giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Phân biệt tội khủng bố và tội giết người

[a] Về nội hàm khái niệm của tội khủng bố và tội giết người

Tội khủng bố là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe tự do thân thể của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội, hoặc công dân, nhằm chống chính quyền nhân dân.

Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật.

[b] Về khách thể của tội khủng bố và tội giết người

-Tội khủng bố: Tội khủng bố xâm phạm an ninh quốc gia.

-Tội giết người: Tội giết người xâm phạm quyền về nhân thân (quyền sống).

[c] Mặt khách quan của hai tội danh tội khủng bố và tội giết người

Tội khủng bố có hai hậu quả: (1) Hậu quả trực tiếp là thiệt hại tính mạng của nhân viên Nhà nước; (2) Hậu quả gián tiếp là làm cho chính quyền suy yếu.

Tội giết người: Hậu quả của tội giết người là làm cho nạn nhân chết.

[d] Về chủ thể của tội khủng bố và tội giết người

Tội khủng bố: Chủ thể của tội phạm này là những người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Tội giết người: Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 14 tuổi trở lên.

[đ] Về mặt chủ quan của tội khủng bố và tội giết người

Tội khủng bố: Kẻ phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp.

Tội giết người: Kẻ phạm tội có thể có lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp.

[e] Về mục đích của tội khủng bố và tội giết người

Tội khủng bố: Mục đích của kẻ phạm tội là nhằm chống chính quyền nhân dân.

Tội giết người: Chủ yếu vì mục đích cá nhân, không nhằm chống chính quyền nhân dân.

Như vậy có thể thấy, dấu hiệu đặc biệt để phân biệt hai tội này là mục đích phạm tội của chúng.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Phân biệt tội khủng bố với tội giết người được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Phân biệt tội khủng bố với tội giết người có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tội khủng bố khác gì với tội giết người?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16153 sec| 997.938 kb