Pháp luật tư sản

02/04/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
So với các kiểu pháp luật chủ nô và phong kiến, pháp luật tư sản tiến bộ hơn rất nhiều và được coi là một trong những thành tựu đánh dấu sự phát triển của lịch sử nhân loại. Về hình thức và phạm vi điều chỉnh, pháp luật tư sản có sự phát triển khá hoàn thiện.

1- Bản chất và ý nghĩa xã hội của pháp luật tư sản

Cũng như nhà nước tư sản, pháp luật tư sản là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là công cụ trực tiếp, quan trọng nhất để thực hiện chuyên chính tư sản.

Pháp luật tư sản tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và chịu sự chi phối có tính chất quyết định của các quan hệ đó. Theo Mác, nhà nước, pháp luật, đạo đức, khoa học, nghệ thuật... thực chất chỉ là các loại hình đặc biệt của nền sản xuất và vì thế phải tuân thủ quy luật phổ biến của nó. Kết luận này của Mác có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn đối với việc nghiên cứu bản chất của pháp luật tư sản. Không thể hiểu được bản chất của pháp luật tư sản nếu không nói đến các điều kiện kinh tế - xã hội hợp thành cơ sở tồn tại của nó.

Quan hệ sản xuất tư bản là quan hệ sản xuất hàng hóa tồn tại dựa trên chế độ tư hữu và bóc lột lao động làm thuê. Chính vì vậy, giai cấp tư sản đặc biệt quan tâm đến việc duy trì và củng cố chế độ tư hữu, cạnh tranh tự do. Điều này không chỉ thể hiện ở việc giai cấp tư sản biến việc bảo vệ chế độ tư hữu thành một trong những chức năng cơ bản của nhà nước mà ở việc thể chế hóa nó thành pháp luật. Như vậy, cơ sở kinh tế của pháp luật tư sản không thể là cái gì khác ngoài các quan hệ hàng hóa - tiền tệ tư bản chủ nghĩa.

Những đòi hỏi xuất phát từ những quan hệ nói trên tất yếu sẽ chi phối pháp luật tư sản. Về mặt chính trị, như Mác đã chỉ rõ, pháp luật tư sản chỉ là sự thể hiện, là biên bản xác nhận những đòi hỏi của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, pháp luật tư sản không đơn thuần chỉ là sự chuyển hóa các đòi hỏi của quan hệ kinh tế thành các quy phạm pháp luật. Ngoài những đòi hỏi của quan hệ kinh tế với tư cách là nhân tố quyết định, sự hình thành pháp luật tư sản còn chịu sự tác động của hoàn cảnh chính trị, hệ tư tưởng, tâm lý và truyền thống dân tộc, lịch sử và các yếu tố khác.

Như vậy, pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản là bằng mọi giá phải duy trì và củng cố chế độ tư hữu và sự chi phối không hạn chế của nó đối với các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị. Mác và Ăngghen đã vạch rõ bản chất của pháp luật tư sản trong Tuyên ngôn đảng cộng sản như sau: "Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành pháp luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định". Nếu xem xét các chế định của pháp luật tư sản, kể cả những chế định tiến bộ nhất trong mối liên hệ biện chứng giữa chúng với các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.

[a] Quyền sở hữu

Quyền sở hữu là một trong những chế định phát triển, hoàn thiện nhất của pháp luật tư sản. Kế thừa những nguyên tắc của chế định quyền sở hữu trong luật La Mã cổ đại, giai cấp tư sản đã phát triển đến mức hoàn thiện nhất về hình thức chế định quyền sở hữu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là về nội dung, hé định quyền sở hữu không có sự thay đổi. Điều muốn nói ở đây là sự chi phối có tính chất quyết định của hình thức sở hữu đối với nội dung pháp luật. Mác viết: "Khi công nghiệp và thương nghiệp đẩy nhanh sự phát triển của chế độ tư hữu thì ngay lập tức, luật La Mã được phục hồi địa vị và lấy lại được uy tín"; "Luật La Mã là sự biểu hiện mang tính chất cổ điển nhất của các điều kiện sống và xung đột trong một xã hội với sự thống trị của chế độ tư hữu thuần túy đến mức luật pháp sau nó không thể đưa ra được sự hoàn thiện nào đáng kể".

Quyền sở hữu được coi là một trong những chế định cơ bản của pháp luật tư sản. Nó điều chỉnh loại quan hệ có tính chất quyết định trong hệ thống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa - quan hệ sở hữu. Trong các hình thức sở hữu dưới xã hội tư bản chủ nghĩa thì tư hữu được chú trọng bảo vệ nhất. Hiến pháp, các đạo luật của các nước tư sản đều ghi nhận quyền tư hữu là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Để bảo đảm tính chất thiêng liêng và bất khả xâm phạm đó, một mặt pháp luật tư sản quy định các biện pháp trừng trị rất kiên quyết các hành vi xâm phạm chế độ tư hữu, mặt khác cũng hạn chế những chế tài có khả năng làm tổn hại đến nó như các biện pháp tịch thu, trưng mua, trưng dụng. Ví dụ: Hình luật một số nước tư sản hoặc không cho phép tịch thu, hoặc chỉ cho phép tịch thu một phần tài sản (Điều 74 Bộ luật hình sự Đan Mạch; Điều 40 Bộ luật hình sự CHLB Đức; Điều 19 Bộ luật hình sự Nhật Bản...). Việc tịch thu tài sản chỉ áp dụng đối với các tội mang.tính chất chính trị.

Xét về hình thức, pháp luật tư sản tuyên bố bảo vệ quyền tư hữu của tất cả mọi người: "Không ai có thể mất quyền sở hữu là một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm trừ trường hợp có sự cần thiết của xã hội mà luật đã quy định với điều kiện là bồi thường trước và công bằng" (Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789). Thực chất, pháp luật tư sản chỉ bảo vệ chế độ tư hữu tư sản. Giai cấp công nhân thì không có gì để mà tư hữu ngoài sức lao động của mình và dĩ nhiên là "sự thiêng liêng, bất khả xâm phạm" của quyền tư hữu không hề tồn tại đối với họ. Mác đã nói: "Lao động làm thuê, lao động của người vô sản liệu có tạo ra sở hữu cho người vô sản không? Tuyệt đối không. Nó tạo ra tư bản, tức là tạo ra cái sở hữu bóc lột lao động làm thuê".

Chế định quyền sở hữu trong pháp luật tư sản có độ hoàn thiện cao. Tất cả những vấn đề liên quan tới cơ sở xác định quyền sở hữu, việc chuyển giao quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu được quy định cụ thể. Nhiều biến dạng của quyền sở hữu được xây dựng để giải quyết các vấn đề nảy sinh như: Quyền sở hữu chung, quyền sở hữu chung hợp nhất, quyền sở hữu chung toàn phần, sở hữu ủy thác.

Ở chừng mực nhất định, sự hoàn thiện này tạo ra được sự an toàn, ổn định cho những người có tài sản về phương diện pháp lý. Nhà nước tư sản đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền sở hữu bởi trước tiên điều này liên quan tới các nhà tư sản, những người chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong dân cư nhưng lại nắm giữ tỉ lệ rất lớn của cải trong xã hội. Chế định quyền sở hữu tư sản phát triển trong mối liên hệ mật thiết với quy mô, tính chất của chế độ sở hữu đối với tư liệu sản xuất trong xã hội tư sản. Trước đây, sở hữu tư bản chủ nghĩa tồn tại dưới hình thức sở hữu của cá nhân các nhà tư sản. Chế định sở hữu chỉ chú trọng các quy định về tư hữu.

Khi sờ hữu tư bản chủ nghĩa phát triển dưới hình thức mới như sở hữu tư bản nhà nước thì các quy định về nó lập tức xuất hiện. Sự hình thành sở hữu tư bản nhà nước và các quy định pháp lý về nó được các học giả -tư sản mô tả như một hiện tượng "xã hội hóa" tư liệu sản xuất, như một tiền đề của việc chuyển hóa từ nhà nước tư sản sang nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thực chất, việc hình thành sở hữu tư bản nhà nước không hề làm thay đổi bản chất của chế độ tư hữu tư sản cũng như không thể làm thay đổi bản chất của pháp luật tư sản về sở hữu. "Nhà nước ấy càng chuyển biến nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu và lại càng bóc lột nhiều công nhân bấy nhiêu. Những người công nhân vẫn là những người làm thuê, những người vô sản. Quan hệ tư bản chủ nghĩa không bị thủ tiêu mà trái lại được đẩy nhanh đến tột cùng".

Kết luận mang tính nguyên lý trên của chủ nghĩa Mác - Lênin hiện nay vẫn hoàn toàn giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên, trong những thập kỷ vừa qua, nhà nước tư bản cũng rất chú trọng đến chức năng xã hội của mình. Sự tác động của nhà nước tư sản tới các vấn đề sở hữu không chỉ đơn thuần vì lợi ích của giai cấp tư sản mà còn tính đến lợi ích xã hội nói chung. Vì vậy, pháp luật tư sản ngày càng thể hiện rõ chức năng xã hội của nó.

Một trong những sự phát triển của chế định sở hữu trong pháp luật tư sản là sở hữu cổ phần, cổ phiếu, sở hữu trí tuệ gồm sở hữu công nghiệp và quyền tác giả. Vươn ra khỏi phạm vi các đối tượng sở hữu thông thường (các tài sản hữu hình), phán luật tư sản đã chú trọng đến sở hữu đối với các tài sản vô hình. Sở hữu cổ phần, cổ phiếu dược coi là mộttrong những giải pháp xã hội hóa sản xuất. Sở hữu cổ phần, cổ phiếu trong các công ty đã xích người lao động gần lại với tư liệu sản xuất, dân chủ hóa được phần nào nền sản xuất tư bản thông qua sự tham gia của cổ đông vào các quyết định sản xuất, kính doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, những sự phát triển như vậy vẫn chưa tạo ra được sự thay đổi về chất của sở hữu tư bản. Suy cho cùng sự giàu có vẫn chi phối thắng thế trong pháp luật tư sản. Ngay cả trong "nền dân chủ cổ phiếu” điều này cũng không thể tránh khỏi.

[b] Chế định hợp đồng 

Chế định hợp đồng trong pháp luật tư sản được coi là một chế định hoàn thiện và ít mang dấu ấn chính trị nhất. Do sự cần thiết phải tạo ra được sự lưu thông hàng hóa dễ dàng, một quá trình chuyển giao sở hữu thuận lợi và hiệu quả, tự do hợp đồng đã được khẳng định như một nguyên tắc chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại. Toàn bộ chế định hợp đồng được xây dựng trên nền của tự do, bình đẳng. Do ít mang các dấu ấn chính trị, tập quán, truyền thống lịch sử nên chế định hợp đồng trong pháp luật các nước tư sản có mức tương đồng cao. Có thể nói đó là chế định pháp luật có tính nhất thể hóa cao trong pháp luật tư sản. 

Nguyên tắc tự do hợp đồng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ khác nhau như quan hệ mua bán, quan hệ lao động… Về hình thức, chế định hợp đồng quy định quyền bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng và hầu như không mang màu sắc hoặc dấu ấn quyền lực của những người tạo ra nó, tức là quyền lực của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, đấy chỉ là những biểu hiện bên ngoài của chế định này mà thôi.

Thực chất, chế định hợp đồng cũng phản ánh bản chất giai cấp của pháp luật tư sản. Chế định hợp đồng thể hiện quyết tâm của giai cấp tư sản phải đạt bằng được nguyên tắc tự do hợp đồng, bởi vì nó là hình thức pháp lý tốt nhất cho chế độ cạnh tranh tự do và mua bán tự do vốn rất phù hợp với lợi ích của các nhà tư sản. Một lý do khác để khẳng định bản chất giai cấp của chế định hợp đồng là khi vắng sự can thiệp của công bằng xã hội, nguyên tắc tự do hợp đồng sẽ tạo ra lợi thế cho người bên nào có tiềm lực lớn hơn. Bản thân nguyên tắc tự do hàm chứa những nhân tố tích cực. Tuy nhiên, những nhân tố tích cực chỉ phát huy khi các bên ở những địa vị tài sản tương đối bình đẳng. Ngược lại nguyên tắc tự do này chỉ là trang sức pháp lý cho các quan hệ trao đổi giữa các bên có địa vị tài sản khác nhau.

Chẳng hạn, về hình thức, những người lao động có quyền ký kết các hợp đồng lao động hoặc không ký hợp đồng lao động với chủ xí nghiệp, công ty. Song các chủ xí nghiệp, công ty biết chắc chắn rằng những người lao động sẽ ký vì họ không còn con đường nào khác để lựa chọn ngoài việc ký hợp đồng lao động với điều kiện dù bất lợi. Họ phải lựa chọn hoặc là ký hợp đồng đó hoặc là thất nghiệp, để sau đó rơi vào tình trạng thiếu thốn. Tương tự như vậy, chế định hợp đồng đảm bảo cho các chủ doanh nghiệp tư sản có tiềm lực khả năng khống chế các doanh nghiệp tư sản yếu trong các quan hệ mua bán, kinh doanh mặc dù việc ký hợp đồng vẫn thực hiện trên cơ sở của nguyên tắc tự do. Tóm lại, giai cấp tư sản ủng hộ chế định hợp đồng, nguyên tắc tự do hợp đồng vì điều này hoàn toàn phù hợp với lợi ích của họ.

Bản chất giai cấp của chế định hợp đồng còn thể hiện ở vai trò, vị trí khác nhau của nó trong những giai đoạn phát triển khác nhau của nhà nước tư sản. Ở giai đoạn đầu, nguyên tắc tự do hợp đồng được tuân thủ triệt để, được nhà nước, pháp luật tư sản triệt để bảo vệ. Hiện nay, cùng với sự can thiệp của nhà nước tư sản vào đời sống kinh tế, sự lũng đoạn của các tập đoàn tư bản độc quyền, vị trí của chế định hợp đồng với nguyên tắc tự do bị hạn chế nhiều.

Các nhà tư sản độc lập hoặc buộc phải ký hợp đồng theo sự áp đặt của các tập đoàn lớn, của nhà nước hoặc sẽ bị phá sản. Thực tế hiện nay cho thấy nhiều công ty tư bản tuy muốn hợp đồng kinh doanh với các nước như Iran, Cu Ba song không thực hiện được điều đó. Chẳng hạn, Hoa Kỳ ban hành các đạo luật chống Cu Ba và Iran, trắc. Những công ty của Mỹ hay của các nước khác sẽ bị trừng phạt nếu ký kết hợp đồng với các công ty của các nước nói trên: Trước đây không lâu, Việt Nam cũng là đối tượng áp dụng của các đạo luật có hiệu lực trị ngoại lãnh thổ của Hoa Kỳ. Rõ ràng, khi có nguy cơ đe dọa đến lợi ích của mình, nhà nước tư sản sẵn sàng gạt bỏ nguyên tắc tự do hợp đồng.

[c] Địa vị pháp lý của công dân

Địa vị pháp lý của công dân là một trong những chế định quan trọng khác mà các học giả có quan điểm phủ nhận tính giai cấp của pháp luật tư sản thường dùng để làm ví dụ. Địa vị pháp lý của công dân trong pháp luật tư sản được xác định bằng các quyền tự do dân chủ rộng rãi gấp nhiều lần so với địa ví pháp lý của người nông dân dưới chế độ phong kiến. Hiến pháp của các nước tư sản đều ghi nhận quyền tự do, bình đẳng, dân chủ của công dân.

So với nhiều chế định khác thì quyền tự do dân chủ của công dân thể hiện rõ nét nhất nền dân chủ tư sản. Trong quá khứ cũng như hiện tại, chế định này bao giờ cũng được coi là thành tựu lớn mà giai cấp tư sản đã mang lại cho nền văn minh của nhân loại.

Tuy nhiên, dù tiến bộ và dân chủ nhiều lần so với chế độ phong kiến, các quyền tự do dân chủ mà pháp luật tư sản quy định vẫn mang bản chất giai cấp và suy cho cùng gián tiếp hay trực tiếp chúng vẫn thể hiện ý chí của giai cấp tư sản. Điều này có thể minh chứng bằng lịch sử xuất hiện của các quyền tự do dân chủ cũng như vị trí khác nhau của chúng qua các giai đoạn phát triển của nhà nước tư sản.

Ở thời kỳ đầu, giai cấp tư sản chủ trương đề cao bình đẳng, tự do dân chủ, lấy chúng làm những đòn bẩy thúc đẩy nhân dân chống sự thống trị phong kiến. Giai cấp tư sản ở giai đoạn này đã cùng với quần chúng đấu tranh để thực hiện bằng được các quyền tự do dân chủ. Khi nắm được chính quyền, chính giai cấp tư sản lại vi phạm các quyền tự do dân chủ, nhất là quyền tự do biểu tình, bãi công, tự do nghiệp đoàn vì những quyền tự do dân chủ này đe dọa đến lợi ích của giai cấp tư sản.

Các cuộc đàn áp công nhân đẫm máu nhất trong lịch sử đã xảy ra ở Mỹ, Pháp, Anh... Ngày nay, được tác động của nhiều nguyên nhân, các quyền tự do dân chủ lại được giai cấp tư sản đề cao, đặc biệt dưới vỏ bọc mới "bảo vệ nhân quyền" như đã nêu ở trên. Như vậy, rõ ràng các giá trị dân chủ tự do không phải bất biến mà thay đổi theo nhu cầu và lợi ích của giai cấp tư sản.

Các quyền tự do dân chủ của cá nhân được pháp luật tư sản đảm bảo về mặt pháp lý. Tuy nhiên, các đảm bảo thực tế cho việc thực hiện các quyền tự do dân chủ này thì bị hạn chế. Trong xã hội tư sản, quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng của những người công dân bình thường, những người lao động rất ít được đảm bảo thực hiện bằng các điều kiện thực tế. Pháp luật tư sản quy định tự do báo chí song các phương tiện thông tín đại chúng đều nằm trong tay các nhà tư sản. Quyền tự do bãi công biểu tình nếu được thực hiện thì những người biểu tình bãi công dễ phải đứng trước sự sa thải hoặc đàn áp. Phải thấy rằng, việc đàn áp biểu tình một cách đẫm máu như trước đây khó có thể tiến hành được trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, nguy cơ đó sẽ trở thành hiện thực nếu tương quan lực lượng trong lòng xã hội của các nước tư sản cũng như trên phạm vi trên thế giới cho phép giai cấp tư sản làm điều đó. Lênin đã vạch rõ: "Các anh, những kể bóc lột giả nhân, giả nghĩa. Các anh nói dân chủ nhưng cứ mỗi bước các anh lại dựng hàng ngàn chướng ngại vật để ngăn cản không cho quần chúng bị áp bức tham gia vào hoạt động chính trị". Mặt khác, trong xã hội có áp bức, bóc lột thì không thể có bình đẳng đối với người bị bóc lột.

Qua việc phân tích ba chế định pháp lý nói trên thì rõ ràng ngay cả những chế định ít gắn với đời sống chính trị của nhà nước tư sản vẫn cho thấy chúng biểu hiện ý chí của giai cấp tư sản. Nếu phân tích các chế định của luật hình sự, hành chính thì chúng ta còn thấy rõ hơn bản chất giai cấp của pháp luật tư sản.

Tóm lại, dù thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, pháp luật tư sản cũng chủ yếu thể hiện ý chí của giai cấp tư sản, chủ yếu là công cụ phục vụ lợi ích của nó. Không thể có bất cứ chế định nào của luật pháp tư sản, dù là chế định tiến bộ nhất có thể làm thay đổi bản chất trên.

"Khi giai cấp chưa bị xóa bỏ, trong mọi lý lẽ về tự do, bình đẳng tất phải đặt ra câu hỏi tự do giai cấp nào? nhằm mục đích gì? Bình đẳng của giai cấp nào đối với giai cấp nào và trong quan hệ nào? Lẩn tránh những vấn đề đó trực tiếp hay gián tiếp, có ý thức hay vô ý thức, điều tất nhiên là bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, lợi ích của nhà tư bản, lợi ích của giai cấp bóc lột. Nếu làm thinh trước các vấn đề đó, trước quyền tư hữu về tư liệu sản xuất thì chỉ là sự dối trá, giả nhân, giả nghĩa của xã hội tư bản, một xã hội dùng cách thừa nhận một cách hình thức quyển tư do bình đẳng để che đậy sự nỗ lực và bất bình đẳng thức tế về kinh tế đối với công nhân và tất cả những người lao động và những người bị tư sản bóc lột, tức là đối với tuyệt đại đa số nhân dân trong các nước tư bản".

Bản chất giai cấp của pháp luật, kể cả pháp luật xã hội chủ nghĩa lẫn pháp luật tư sản là điều khó phủ nhận. Điểm khác giữa lý luận pháp luật tư sản và lý luận pháp luật xã hội chủ nghĩa là ở chỗ công khai tuyên bố hay tìm cách che chắn bản chất giai cấp của nó. Các học giả xã hội chủ nghĩa thì công khai bản chất giai cấp của pháp luật vì điều đó phù hợp với thực tiễn khách quan. Các học giả tư sản thì muốn che dấu bản chất giai cấp của pháp luật vì họ không muốn cả xã hội nhận thức được vấn đề: Pháp luật tư sản phản ánh ý chí và quyền lợi của nhóm thiểu số. Tuy nhiên, cũng không phải lúc nào và bất cứ học giả tư sản nào cũng phủ định bản chất giai cấp của pháp luật tư sản.

Lawrence Friedman, một học giả Mỹ đã viết: "Kinh tế và xã hội đã tạo nên pháp luật. Pháp luật không vô tư, không vĩnh hằng và cũng không phi giai cấp. Nó phản ánh sự phân chia quyền lực; các lực lượng xã hội đã đưa nó vào quỹ đạo". Chính vì lẽ đó, nhà nước tư sản đặc biệt quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo cho nó một chức năng xã hội cao. Tuyệt đại đa số các lĩnh ực của quan hệ xã hội đều có các quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Một điểm khác cần nhấn mạnh là trong hệ thống pháp luật tư sản vẫn có những chế định, những quy phạm thể hiện ý chí của đa số thành viên trong xã hội mà nhà nước tư sản buộc phải ban hành trước áp lực của các lực lượng dân chủ, lực lượng cánh tả. Những chế định, quy phạm tiến bộ như thế rất dễ tìm thấy ở các nước tư sản mà quyền lực nằm trong tay những người xã hội dân chủ.

Những trình bày kể trên về bản chất của pháp luật tư sản, sự thể hiện của bản chất giai cấp của pháp luật tư sản trong ba chế định pháp luật quan trọng của nó không có nghĩa là sự phủ nhận những giá trị tiến bộ, giá trị nhân đạo và chức năng xã hội của pháp luật tư sản trong nhiều bối cảnh khác nhau. Điều đáng được nhấn ở đây là pháp luật tư sản với tư cách là công cụ của nhà nước tư sản, của giai cấp tư sản không thể không mang những dấu ấn về lợi ích của giai cấp đó.

Tư duy biện chứng đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận pháp luật tư sản trong sự phát triển của nó. Trước hết phải khẳng định rằng cùng với sự thay đổi của Nhà nước tư sản, pháp luật tư sản cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Từ chỗ là công cụ chủ yếu phục vụ cho giai cấp tư sản thống trị, pháp luật tư sản đã dần dần trở thành một công cụ điều tiết có hiệu quả của toàn xã hội. Điều này có nghĩa là chức năng xã hội của pháp luật tư sản đã phát triển đáng kể. Có thể nói nhà nước tư sản đã có nhiều đóng góp trong việc phát huy giá trị xã hội của pháp luật. Quan điểm về nhà nước pháp quyền, về vai trò thống trị của pháp luật . trong xã hội đều xuất phát từ chức năng xã hội của nó. Khẳng định bản chất giai cấp của pháp luật tư sản không có nghĩa là một lúc, trong mối quan hệ, trong mọi lĩnh vực pháp luật tư sản chỉ bảo vệ lợi ích tư sản.

Chức năng xã hội của pháp luật tư sản thể hiện ở khả năng điều tiết các quan hệ xã hội. Nhà nước tư sản đã và đang tìm mọi cách để dung hòa "ý chí của thiểu số” trong pháp luật tư sản với chức năng điều tiết xã hội của nó. Hầu hết các mối quan hệ xã hội đều được pháp luật tư sản điều tiết có hiệu quả. Trước hết pháp luật tư sản đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ kinh tế. Vai trò tổ chức và xây dựng của pháp luật tư sản đặc biệt được phát huy trong những thập kỷ cuối của thế kỷ thứ XX.

Pháp luật tư sản đã tổ chức và điều tiết khá hiệu quả các quan hệ sản xuất kinh doanh, góp phần giúp nhà nước tư sản khắc phục, tuy không thể triệt để, những khuyết tật của nền kinh tế thị trường được điều tiết bởi "bàn tay vô hình". Luật công ty với những quy định chi tiết, cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cổ đông, về quan hệ giữa cổ đông với công ty đã làm cho loại hình doanh nghiệp này trở thành công cụ hữu hiệu trong việc huy động vốn và tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiều loại hình công ty được pháp luật tư sản sáng tạo ra hiện nay đang là hình mẫu cho những nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Hoạt động của thị trường chứng khoán với những sự phức tạp hết sức của nó cũng đã được pháp luật tư sản điều chỉnh khá hiệu quả.

Một thành tựu khác của pháp luật tư sản mà chúng ta cần kể đến là khả năng của nó trong việc bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhất là trong lĩnh vực tiêu dùng. Phần lớn ở các nước tư sản, pháp luật đều có quy định trách nhiệm nghiêm khắc của người sản xuất đối với người tiêu dùng. Những thiệt hại mà sản phẩm của nhà sản xuất, nhà cung ứng mang lại cho người tiêu dùng phần lớn được bồi thường thỏa đáng qua sự bảo vệ của pháp luật và hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật. Giá trị tổ chức và xây dựng của pháp luật tư sản còn thể hiện rõ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: trật tự công cộng; bảo vệ môi trường, phúc lợi xã hội.

Một biểu hiện khác của chức năng xã hội của pháp luật tư sản là phạm ví các quan hệ xã hội mà pháp luật tư sản điều chỉnh ngày càng được mở rộng. Hầu như lĩnh vực quan hệ xã hội nào cũng được pháp luật tư sản tác động đến một cách có hiệu quả. Tính toàn diện của các quan hệ xã hội, phạm vi rộng rãi của cơ cấu chủ thể của pháp luật tư sản đã làm cho bất cứ ai cũng cảm nhận được giá trị xã hội của pháp luật. Bên cạnh đó, sự tham gia có hiệu quả của dư luận xã hội vào việc xây dựng pháp luật cũng là một nhân tố hết sức quan trọng nâng cao chức năng xã hội của pháp luật tư sản.

Nhiều tranh luận xung quanh việc ban hành một đạo luật (chẳng hạn như Luật cho phá thai, Luật cho phép hôn nhân cùng giới tính ...) đã làm cho tính xã hội của pháp luật như được mở rộng. Nhà nước tư sản ý thức rất rõ vị trí của pháp luật trong đời sống xã hội. 

Một thành tựu đáng kể khác mà pháp luật tư sản mang lại là giá trị toàn cầu hóa của nó. Có thể khẳng định rằng, nhiều chế định pháp luật quốc tế quan trọng đã được hình thành dưới tác động của pháp luật tư sản, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Nhiều quy định của các công ước quốc tế về mua bán hàng hóa có nguồn gốc từ các hệ thống pháp luật của Anh, Mỹ, Pháp.

Những biểu hiện trên của chức năng xã hội mà pháp luật tư sản đang thực hiện có thể nhận thấy rõ ở nhiều nước tư sản. Do tính hoàn thiện cao, tính bao quát lớn và khả năng áp dụng chuẩn xác và có hiệu quả bởi một hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật được tổ chức tốt, pháp luật tư sản hiện đang là một công cụ điều tiết xã hội hết sức có hiệu quả. Sự ổn định của xã hội tư sản hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào chức năng xã hội và tính hiệu quả của pháp luật. Nhiều biến động, xung đột xã hội đã được giải quyết ổn thỏa trên cơ sở của pháp luật. Trong quan hệ với công dân của mình, nhà nước tư sản cũng rất chú trọng đến pháp luật.

Quan hệ giữa công dân với nhà nước được xây dựng trên nền tảng của pháp luật. Chính vì vậy mà nhà nước ở các nước tư sản phát triển đã hạn chế được một cách hiệu quả sự lộng quyền của các viên chức nhà nước. Những thành tựu nêu trên của pháp luật tư sản nhiều lúc đã khiến cho nhiều học giả đi đến kết luận về tính chất phi giai cấp của nó. Họ cho rằng pháp luậttư sản phản ánh lợi ích của toàn thể xã hội. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng giá trị xã hội và bản chất giai cấp của pháp luật là hai phạm trù khác nhau.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

2- Hình thức và hệ thống pháp luật tư sản

[a] Hình thức pháp luật tư sản 

Ý chí của giai cấp tư sản được thể chế hóa thành pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức pháp luật tư sản không đơn thuần là những cách thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật tư sản. Trong chừng mực nhất định, nó ảnh hưởng sâu sắc tới nội dung của pháp luật tư sản, nhất là đối với những hệ thống mà án lệ được coi là nguồn của pháp luật. Pháp luật tư sản tồn tại dưới nhiều hình thức chủ yếu như văn bản pháp luật, tiền lệ pháp và tập quán pháp.

Văn bản pháp luật là hình thức phổ biến nhất, phát triển nhất. Giai cấp tư sản rất chú trọng tới hình thức này vì nó đáp ứng nhanh và linh hoạt những đòi hỏi của giai cấp tư sản. Mặt khác, việc thay đổi, hủy bỏ các văn bản pháp luật khi có những nhu cầu như vậy được tiến hành dễ dàng hơn so với các hình thức pháp luật khác. Hình thức văn bản pháp luật được chia thành các loại văn bản khác nhau tùy theo nội dung và hiệu lực pháp lý. Các loại văn bản pháp luật tư sản cũng hết sức phong phú. Tuy nhiên, điển hình nhất cần phải kể đến là hiến pháp, luật, các sắc lệnh và nghị định.

- Hiến pháp tư sản là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong pháp luật tư sản. Hiến pháp tư sản chỉ xuất hiện sau khi nhà nước tư sản ra đời. Nó là cương lĩnh mà trong đó giai cấp tư sản xác định cơ sở kinh tế chính trị, xã hội cho nền chuyên chính của mình. Chính vì vậy, những quy định của hiến pháp tư sản phản ánh khá rõ nét tương quan lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội. Ơ một số nước, hiến pháp tư sản phản ánh sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản với các thế lực phong kiến. Còn ở một số nước khác thì nó là bằng chứng của sự nhượng bộ của giai cấp tư sản trước những đòi hỏi của giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động khác. Lênin đã nhiều lần chỉ rõ : "Hiến pháp tư sản là một tờ giấy trên đó có ghi quyền hạn của nhân dân".

Vai trò của hiến pháp tư sản rất lớn. Nhiều hiến pháp tư sản tiến bộ đã tạo ra không ít điều kiện thuận lợi cho phong trào đấu tranh của nhân dân. Vì thế, nhiều luật gia tư sản cho rằng có thể giải quyết mâu thuẫn và xung đột trong xã hội tư sản thông qua hoạt động lập hiến. Họ cho rằng bằng việc xây dựng các thể chế thông qua hiến pháp thì có thể thay đổi được bản chất nhà nước tư sản, biến nó thành nhà nước xã hội chủ nghĩa mà không cần đến cách mạng và đấu tranh. Rõ ràng, đây là điều mơ hồ. Ngay cả những quyền tự do dân chủ cơ bản nhất ghi trong hiến pháp tư sản người dân cũng không thể thực hiện được nếu không đấu tranh. "Lấy gì để đảm bảo cho các quyền đã được thừa nhận đó? (tức là các quyền đã ghi trong hiên pháp). Lấy sức mạnh của giai cấp đã nhận thức rõ những quyền đó và đã được những quyển đó".

- Luật là văn bản do nghị viện tư sản ban hành. Trong tất cả các nước tư sản, quyền lập pháp theo quy định của hiến pháp chỉ thuộc về nghị viện. Luật là loại văn bản được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động xây dựng pháp luật của nhà nước tư sản. Nhìn chung, luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực cụ thể. Để tăng cường hiệu lực và tính hoàn thiện của pháp luật, nhà nước tư sản rất chú trọng tới hoạt động hệ thống hóa và pháp điển hóa pháp luật. Do vậy, trong thực tiễn pháp luật các nước tư sản, chúng ta thấy có các tổng tập luật lệ và bộ luật. Ơ Anh, Mỹ, Úc đều có những tập hệ thống hóa luật lệ có độ chính xác và khoa học cao. Bộ luật thương mại thống Hoa Kỳ (UCC) là một trong những ví dụ về sự thành công của hoạt động hệ thống hóa pháp luật. Về thực chất, bộ luật là văn bản luật được ban hành với hình thức sắp xếp các quy phạm theo trình tự đặc biệt hơn. Phần lớn các nước tư sản có bộ luật cho các lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, hành chính.

- Sắc lệnh, nghị định là những văn bản dưới luật được sử dụng khá rộng rãi trong hệ thống pháp luật tư sản, đặc biệt ở các nước theo chính thể cộng hòa tổng thống như Hoa Kỳ, Phi1ipin, Mêxico …

- Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật được áp dụng chủ yếu ở các nước thuộc hệ thống Ănglo-sắcxông gồm Mỹ, Anh và một số nước nằm trong hệ thống thuộc địa của Anh trước đây. Tiền lệ pháp là quyết định xét xử trước đây của tòa án hoặc cơ quan hành chính được sử dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự xảy ra sau này. Đặc trưng cơ bản của tiền lệ pháp thể hiện ở tính chất khuôn mẫu bắt buộc của nó. Việc áp đụng tiền lệ pháp đòi hỏi sự đối chiếu các tình tiết của vụ việc đang xem xét với các tình tiết của vụ việc tương tự đã được giải quyết để từ đó có thể áp dụng hình phạt hoặc cách giải quyết đã có. Việc áp dụng hình thức tiền lệ pháp có nghĩa là sự thừa nhận vai trò của tòa án trong việc hình thành các chế định và quy phạm pháp luật ở các nước theo hệ thống Ănglo- xắcxông, tiền lệ pháp là hình thức pháp luật có vị trí quan trọng. Ơ Anh, Mỹ toàn bộ các tiền lệ pháp hợp thành một bộ phận cấu thành quan trọng của luật pháp dưới tên gọi chung là common law. Trước đây, tiền lệ pháp là nguồn chủ yếu của hình luật và dân luật nước Anh.

- Tập quán pháp cũng được coi là hình thức của pháp luật tư sản mặc dù vị trí của nó không đáng kể nữa. Tập quán pháp tồn tại chủ yếu ở một số nước có chính thể quân chủ lập hiến trong một số ít lĩnh vực. Sự tồn tại của tập quán pháp chứng tỏ sự ảnh hưởng của pháp luật phong kiến đối với pháp luật tư sản bởi tập quán pháp là một trong số các hình thức chủ yếu của pháp luật phong kiến.

Tập quán pháp là nhận quy tắc xử sự phổ biến trong xã hội được nhà nước thừa nhận dù không được ghi trong bất cứ văn bản nào. Phần lớn các quy phạm cấu thành tập quán pháp phản ánh các phong tục tập quán xã hội tồn tại từ xưa nên càng về sau này, càng trở nên lạc hậu, không đáp ứng được với xã hội văn minh. Chúng mất dần tác dụng và chỉ một số ít vẫn còn tồn tại cho đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Tập quán pháp được nhà nước tư sản sử đụng trong một số lĩnh vực rất hạn chế và hiện cũng đang mất dần ảnh hưởng.

[b] Hệ thống pháp luật tư sản 

Pháp luật tư sản đa dạng về hình thức. Mỗi nước đều có một hệ thống pháp luật với những đặc thù về nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên, giữa các nước vẫn có những nét chung nhất định. Căn cứ vào những nét chung đó chúng ta có thể nhìn thấy sự tồn tại hai hệ thống pháp luật tư sản chủ yếu. Đó là hệ thống Ănglo-sắcxông và hệ thống continental. Đây là hai hệ thống pháp luật điển hình được hình thành dưới những tác động của hoàn cảnh lịch sử, kinh tế.

Hệ thống Ănglo-sắcxông bao gồm pháp luật của Mỹ, Anh, các nước chịu ảnh hưởng của Anh... Hệ thống Ănglo-sắcxông có những đặc trưng sau đây:

- Phần lớn các chế định và quy phạm pháp luật được hình thành không phải bằng việc ban hành văn bản pháp quy mà bằng án lệ. Như vậy, thẩm phán vừa là người xét xử vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp.

- Hệ thống ănglo-xắcxông không chia thành công pháp và tư pháp.

- Các nước theo hệ thống Ănglo-sắcxông đều lấy dân luật Anh làm hình mẫu.

Hệ thống pháp luật continental bao gồm phần lớn pháp luật các nước Châu âu lục địa (Pháp, Đức, Ý...) và một số nước châu Mỹ La tinh (Brazin,Veneduela...). Hệ thống continental có một số đặc trưng nổi bật sau đây:

- Các nước theo hệ thống pháp luật 'này chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật dân sự La Mã cổ đại. Về ảnh hưởng của luật La Mã cổ đối với luật pháp các nước châu âu lục địa, Mác nhận xét rằng pháp luật các nước này không thể đem lại những hoàn thiện đáng kể cho dân luật La Mã cổ đại mà chỉ sao lại nó một cách cơ bản.

- Khác với hệ thống Ănglo-sắcxông, hệ thống pháp luật continental chia pháp luật thành công pháp và tư pháp. Công pháp bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ về tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, những quan hệ liên quan tới việc bảo vệ lợi ích xã hội nói chung. Còn tư pháp bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan tới bảo vệ lợi ích của từng cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay ranh giới giữa công pháp và tư pháp ở các nước nói trên không còn đậm nét như trước đây. Ở các nước theo hệ thống continental, thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các quy phạm pháp luật.

Những điều nêu trên chỉ là những đặc trưng nổi bật của hai hệ thống pháp luật. Đi sâu vào từng ngành luật, vào từng chế định cụ thể vẫn còn có thể tìm thấy nhiều điểm khác nhau giữa hai hệ thống. Mặc dù vậy, giữa hai hệ thống pháp luật nói trên vẫn có những đặc điểm chung cơ bản do chúng đều dựa trên quan hệ sản xuất mà cơ sở là chế độ tư hữu và bóc lột lao động làm thuê Mặt khác, hệ thống Ănglo-xắcxông và hệ thống continental đang có khuynh hướng xích lại gần nhau do sự phát triển của hoạt động lập pháp và sự hạn chế dần vai trò của tiền lệ ở các nước thuộc hệ thống Ănglo-xắcxông, do quá trình hòa nhập kinh tế giữa các nước trong khuôn khổ EEC.

Bên cạnh hai hệ thống pháp luật trên, còn có sự tồn tại của hệ thống pháp luật các nước hồi giáo và hệ thống pháp luật Bắc âu, hệ thống pháp luật Ấn Độ...Hệ thống pháp luật Bắc âu cũng có nhiều nét tương đồng với hệ thống pháp luật dân sự (hệ thống châu âu lục địa) song do có nhiều đặc trưng riêng nên người ta vẫn coi đó là hệ thống riêng. Tuy nhiên, đây là vấn đề còn nhiều tranh luận. Các luật gia Bắc âu có những quan điểm khác về hệ thống pháp luật đang tồn tại ở các nước Bắc âu.

Hệ thống pháp luật các nước đạo Hồi là một trong những hệ thống pháp luật lớn nhất hiện nay. Các nước có nền văn hóa Hồi giáo bao gồm hơn 500 triệu dân đều khẳng định sự trung thành của mình đối với các giá trị của đạo Hồi, trong đó có cả luật đạo Hồi. Ơ nhiều quốc gia hồi giáo chính thống như Iran, Marốc, Pakistan có sự song hành của luật hồi giáo và các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Trong một số đạo luật, bộ luật của các nước Hồi giáo có các quy định cho phép các cơ quan có thẩm quyền của mình áp dụng các quy phạm luật Hồi giáo để giải quyết những vấn đề mà pháp luật của nhà nước chưa điều chỉnh.

Như vậy, đặc trưng lớn nhất của hệ thống pháp luật ở các nước Hồi giáo là sự liên kết chính thức giữa luật pháp nhà nước và luật pháp tôn giáo. Tuy nhiên, đó không phải là đặc trưng duy nhất. Nếu như chúng ta đi sâu nghiên cứu pháp luật của trận, Marốc, Pakistan hay một số nước hồi giáo thì sẽ thấy thêm nhiều nét đặc trưng khác. Bộ môn luật học so sánh sẽ làm việc đó.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

3- Vấn đề pháp chế tư sản

Pháp chế tư sản là vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu pháp luật tư' sản. Về sự tồn tại của pháp chế tư sản có hai ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng không thể có pháp chế tư sản. Ý kiến khác thừa nhận sự tồn tại của pháp chế tư sản.

Pháp chế là sự tuân thủ của công dân, của các tổ chức, cơ quan đối với pháp luật hiện hành. Như vậy, dưới góc độ này chúng ta không thể phủ nhận sự tồn tại của pháp chế tư sản. Cùng với chế độ tam quyền phân lập, pháp chế trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của nhà nước tư sản. Nguyên tắc pháp chế tư sản có những đòi hỏi nhất định của nó. Về hình thức, những đòi hỏi có thể hiện như sau: 

- Hiến pháp có hiệu lực tối cao. Các văn bản. các thể chế được ban hành hoặc xây dựng trái với hiện pháp sẽ bị vô hiệu. Ơ nhiều nước tư sản, các tòa án hiến pháp được thành lận để xem xét tính hợp hiến của hoạt động hành pháp, lập pháp và xét xử.

- Việc tuân thủ đầy đủ của công dân đối với pháp luật hiện hành. Đòi hỏi này được đảm bảo bằng một bộ máy cưỡng chế và đàn áp rất tinh vi và có hiệu lực. Sự ra đời của pháp chế tư sản gắn liền với sự ra đời của pháp luật tư sản. Nó là một bước tiến quan trọng của giai cấp tư sản trong giai đoạn đấu tranh chống chế độ phong kiến.

- Đề cao nguyên tắc pháp chế, giai cấp tư sản mong muốn những đạo luật do nghị viện, nơi mà giai cấp tư sản chiếm ưu thế, ban hành được tuân thủ một cách đầy đủ. Bằng cách đó giai cấp tư sản hạn chế được những đặc quyền, đặc lợi, sự chuyên quyền của các thế lực phong kiến. Vai trò của pháp chế tư sản đặc biệt lớn ở những nước mà giai cấp tư sản không thể chiến thắng giai cấp phong kiến một cách triệt để bằng vũ lực. Hơn nữa, trong giai đoạn này, giai cấp tư sản đề cao khẩu hiệu bình đẳng, tự do nên việc chú trọng đến nguyên tắc pháp chế là tất yếu. Pháp chế là biểu hiện ở mức độ cao của sự bình đẳng xét từ góc độ hiệu lực của pháp luật.

Trong điều kiện nhất định, pháp chế tư sản đang có thể có nguy cơ bị hạn chế. Nguyên nhân sâu xa là do cơ sở xã hội của pháp luật bị thu hẹp, do sự đối lập giữa lợi ích của các nhóm tư bản độc quyền với lợi ích của các tầng lớp khác trong xã hội càng trở nên gay gắt; do vai trò của hiến pháp bị hạ thấp bởi những đạo luật khẩn cấp chống lại các quyền tự do dân chủ ghi trong hiến pháp. Ví dụ: Luật Lendram - Grifin ngày/4/9//959, Luật Macren ngày 23/9/1950, Luật giám sát hoạt động của đảng cộng sản (1954) ban hành ở Mỹ, Luật về quan hệ đối với các phần tử không hợp pháp trong bộ máy nhà nước (1972), Luật về kiểm duyệt bưu điện (1961) ban hành ở Cộng hòa liên bang Đức , Luật về quyền hạn khẩn cấp ban hành ngày 22/4/1940 ở Anh.

Những đạo luật này thường nhằm chống lại các quyền tự do dân chủ được coi là chế định cơ bản của hiến pháp tư sản (quyền tự do lập hội, bất khả xâm phạm thư tín, tự do mít tinh, tự do ngôn luận...). Sự khủng hoảng của nền pháp chế tư sản bắt đầu ngay khi chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển của đế quốc chủ nghĩa. Về điều này, Lênin đã nói cách đây hơn nửa thế kỷ "Sự trớ trêu của lịch sử là ở chỗ: Các giai cấp thống trị ở Đức là những giai cấp đã lập nên một nhà nước mạnh nhất trong suốt cuối thế kỷ thứ XIX, đã củng cố những điều kiện khiến cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng nhất những điều kiện cho một nền pháp chế lập hiến vững chắc nhất, thế mà giờ đây các giai cấp đó rõ ràng đang bước tới cái tình hình là phải phá vỡ pháp chế đó, pháp chế của họ, phải phá vỡ để duy trì sự thống trị của giai cấp tư sản".

Pháp chế tư sản là một nhân tố quan trọng trong đời sống xã hội tư sản. Giai cấp tư sản ý thức được vai trò của pháp luật và rất muốn để cho nó thực hiện đầy đủ mặc dù có lúc, có văn bản nào đó chưa thực sự đáp ứng hoàn toàn lợi ích của giai cấp tư sản: "Nhà tư sản hiểu rằng nếu đạo luật nào đó có thể gây cho nó một sự bất lợi thì toàn bộ việc làm luật nói chung được hướng vào việc bảo vệ lợi ích của nó". 

Pháp chế tư sản bị hạn chế khá mạnh trong thập kỷ 50, 60, và 70 của thế kỷ này. Lý do là do có sự tồn tại của phe xã hội chủ nghĩa và cuộc chiến tranh lạnh giữa một bên là phe xã hội chủ nghĩa và bên kia là các nước tư bản chủ nghĩa. Phần lớn các đạo luật phản dân chủ, hạn chế tự do cá nhân được ban hành và thực thi trong khoảng thời gian đó.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, việc ban hành các đạo luật phản dân chủ không phải là việc dễ làm như những năm 50, 60. Lực lượng dân chủ, cách mạng ở các nước tư sản đủ mạnh để đấu tranh có tổ chức chống lại việc ban hành các đạo luật phản dân chủ. Mặt khác, sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội, mặc dù bị khủng hoảng, bị tấn công vẫn buộc giai cấp tư sản phải tính đến việc giữ cho các thể chế chính trị của mình những chiếc áo dân chủ.

Hơn thế nữa, do những biến đổi xã hội và sự lớn mạnh về uy tín của các Đảng cánh tả trong đời sống chính trị của các nước tư bản đã làm cho pháp luật tư sản thể hiện đậm hơn lợi ích của nhân dân lao động. Ơ nhiều nước tư sản nhất là các nước Tây âu, vị trí của các Đảng cộng sản và Đảng xã hội trong cơ quan lập pháp khá mạnh. Tại Pháp, Đảng cộng sản, Đảng xã hội là những lực lượng chính trị mạnh có khả năng ảnh hưởng mạnh đến hoạt động lập pháp. Nhiều đạo luật có xu hướng gây ảnh hưởng xấu tới người lao động đã không được thông qua do vì có sự đấu tranh phản đối của các Đảng cánh tả.

Trong giai đoạn hiện tại, cùng với sự tăng cường giá trị xã hội của pháp luật, pháp chế tư sản cũng có những bước phát triển cao hơn. Pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh hơn từ phía người lao động bởi họ thấy rằng lợi ích của mình cũng được chú trọng. Lý do khác là pháp luật tư sản được đảm bảo thực hiện, như đã nêu trên, bởi một hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật được tổ chức và trang bị tốt.

Đây là yếu tố khá quan trọng đảm bảo pháp chế tư sản. Một nhân tố khác có tác động rất lớn tới sự tăng cường pháp chế tư sản trong giai đoạn hiện tại là nhu cầu cần thiệp sâu của nhà nước tư sản vào đời sống kinh tế và xã hội của đất nước. Sự can thiệp này được nhà nước tư sản thực hiện thông qua pháp luật. Chính vì vậy, nhà nước tư sản rất muốn cho pháp luật, nhất là các lĩnh vực pháp luật liên quan đến kinh tế, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường được thực hiện triệt để.

Tuy nhiên, việc giai cấp tư sản mong muốn pháp luật của mình được thực hiện chưa phải là điều kiện đảm bảo pháp chế tư sản. Dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, pháp luật tư sản có thể không được tuân thủ một cách đầy đủ và vì vậy pháp chế tư sản khó mang tính triệt để xét dưới góc độ ý thức pháp luật. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của pháp chế tư sản:

- Bản chất của giai cấp tư sản là bằng mọi cách thu được lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy, trong những trường hợp mà pháp luật ban hành trước đây không còn đảm bảo những điều kiện thuận tiện cho việc khai thác lợi nhuận thì chính giai cấp tư sản buộc phải vi phạm nó.

- Pháp luật tư sản, nhất là trong điều kiện hiện nay, thể hiện lợi ích của giai cấp tư sản hoặc của nhóm tư sản độc quyền nên đi ngược lại với lợi ích của đa số các thành viên trong xã hội tư bản. Do đó, việc chấp hành pháp luật tư sản chủ yếu dựa trên cơ sở cưỡng bức chứ không phải dựa trên ý thức tự giác của công dân.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật ở các nước tư sản ít được chú trọng. Mặt khác, pháp luật tư sản cũng khá phức tạp nên người dân trông chờ chủ yếu vào sự trợ giúp của đội ngũ luật sư chuyên nghiệp. Ơ Mỹ có gần một triệu luật sư đăng ký hành nghề. Họ trợ giúp các thân chủ của mình trong mối quan hệ. Chính vì lẽ đó, khả năng tự giác thực hiệp pháp luật của nhân dân cũng bị hạn chế.

- Pháp luật tư sản phần lớn quy định quyền và nghĩa vụ công dân về hình thức song ít có những quy định về điều kiện đảm bảo thực hiện hoặc có những hạn chế về khả năng thực hiện. Chính các luật gia tư sản cũng đã công khai thừa nhận điều đó. Một học giả tư sản đã phải thốt lên: "Than ôi!, hiến pháp quy định quá ít những đảm bảo thực tế cho việc bảo vệ các quyền của công dân". V.I.Lênin cũng đã chỉ rõ: "Chủ nghĩa tư cách không thể thu nạp được bất kỳ giải pháp nào trừ sự giải phóng pháp lý và ngay bản thân sự giải phóng pháp lý này cũng bị thu hẹp bằng mọi cách".
Tuy nhiên, như đã nêu trên, pháp luật tư sản có chức năng xã hội rất lớn. Chính vì vậy, nhà nước tư sản đặt ra rất nhiều biện pháp nhằm đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ và thực hiện. Một trong những biện pháp tương đối phổ biến là dùng sự tác động của các lợi ích kinh tế. Phạt tiền là một biện pháp chế tài khá phổ biến, nhất là trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, thuế.

Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng hôn nhân

 

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết Pháp luật tư sản được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết Pháp luật tư sản có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Pháp luật tư sản

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.96721 sec| 1169.375 kb