Xử lý đối với hành vi lột quần áo, gây thương tích cho người khác
1- Lột quần áo, gây thương tích cho người khác khi đánh ghen là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng
Ngoại tình là một hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu người trong cuộc không giữ được bình tĩnh, có những hành động như lột quần áo, cố ý gây thương tích cho "tiểu tam"... là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Tùy từng mức độ mà người vi phạm có thể bị xử lý về hai hành vi như sau:
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
2- Hành vi lột đồ người khác giữa chỗ đông người
Trước hết, lột quần áo người khác là một hành động không đúng. Bên cạnh đó, hành động này còn thực hiện giữa đám đông người vì vậy hành vi này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự và nhân phẩm của họ. Trong đó, danh dự và nhân phẩm của các chủ thể là đối tượng được pháp luật bảo vệ, theo đó với mức nghiêm trọng của hành vi nói trên người có hành vi nêu trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác. Về hành vi và khung hình phạt được quy định cụ thể tại Điều 155 Bộ luật hình sự như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
3- Hành vi gây thương tích cho người khác
Tùy vào mức thương tật của bị hại do hành vi người có hành vi nêu trên gây ra, chúng tôi có thể chia làm hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Nếu việc người có hành vi nêu trên đánh, làm cho bị hại bị tổn hại sức khỏe cụ thể mức tổn thương cơ thể từ 11% thì người có hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật Hình sự. Theo đó, mức hình phạt áp dụng với bạn là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 134 Bộ luật Hình sự như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ...".
Trường hợp thứ hai, việc người có hành vi đánh người khác không dẫn đến mức tổn thương cơ thể như trên tức chỉ xây xước da, mức thương tật dưới 11% thì bạn sẽ bị xử lý hành chính. Cụ thể mức hình phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Xử lý đối với hành vi lột quần áo, gây thương tích cho người khác được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Xử lý đối với hành vi lột quần áo, gây thương tích cho người khác có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm