Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư

04/03/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm
Nghề luật sư là một nghề luật, trong đó các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức luật sư, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

1- Tìm hiểu về nghề Luật sư

Nghề luật sư là một nghê luật, trong đó các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân,cơ quan,tổ chức theo quy định cúa pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, góp phân bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Luật sư được xác định là một chức danh trong hệ thông các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, được công nhận theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp lý độc lập, có đủ tiêu chuần và điều kiện hành nghề luật chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Tòa án, các cơ quan nhà nước và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật. Nghề luật sư là nghề đặc biệt, bởi khi hành nghề, trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư không chỉ tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật mà còn phải tuân theo Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam là những quy định chặt chẽ và bắt buộc giống như pháp luật về luật sư.

2- Đạo đức là gì?

Đạo đức theo nghĩa chung nhất là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội về điều thiện, điều ác, về danh dự, lương tâm, lẽ công bằng, vinh nhục..., nhờ đó mà con người tự giác điểu chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội, vì hạnh phúc của con người trong mối quan hệ của con người với nhau, giữa cá nhân với cộng đồng, với tập thể và toàn xã hội. Đạo đức là phương tiện điểu chỉnh các quan hệ xã hội có phạm vi rộng, có vai trò chi phôi hành vi và ý thức con người, góp phần làm hài hoà lợi ích cá nhân, cộng đồng và xã hội. Đạo đức là phép tắc đối xử trong xã hội, là phép tắc về quan hệ giữa người vói người, giữa cá nhân và tập thể, ai cũng biết và tuân thủ,giữ gìn..Những chuẩn mực được đúc kết từ thực té cuộc sống giúp người ta phân biệt được phải trái,cái thiện với cái ác, cái tốt vói cái xấu, cái nên làm vói cái không nên làm... chính là đạo đức. Xã hội loài người càng phát triển thì cái chuẩn mực được coi là đạo đức cũng càng phong phú, càng mang tính nhân đạo hơn. Điều đó có nghĩa là đạo đức luôn vận động cùng quá trình phát triển của xã hội.

Xem thêm: tư vấn luật lao động

3- Đạo đức của nghề Luật sư

Trong xã hội, làm nghề gì cũng cần cái đức, cái tâm, cần những quy tắc ứng xừ nghệ nghiệp ấy, đặc biệt là đối với nghề luật sư. Mỗi nghề nghiệp đều có những chuẩn mực riêng. Những chuẩn mực ấy luôn gắn bó chặt chẽ với những điều kiện, đặc điểm của nghề nghiệp cụ thế. Nói cách khác, đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực mà người hành nghề đó phải tự nguyện thực hiện theo lương tâm,trách nhiệm của mình.

Khi nói đến đạo đức nghề nghiệp của luật sư trước hết phải đề cập đến cái chung nhất, đến mục đích mà người luật sư cần bảo vệ, đến sứ mệnh mà người luật sư phải gánh vác. Sau là vấn đề giữ gìn phẩm chất thanh danh của luật sư, rèn luyện kỹ năng hành nghề và cuối cùng là định ra những chuẩn mực ứng xử của luật sư trong các mối quan hệ khi hành nghề.

Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của luật sư được hình thành trên nền tảng đạo đức xã hội, vừa mang tính đạo lý phổ biến, vừa mang đặc thù nghề nghiệp của luật sư. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp quy định những chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp mà luật sư phải tuân thủ trong hành nghề và trong lối sống, là thước đo phẩm chất đạo đức của luật sư. Mỗi luật sư phải lấy đó làm chuẩn mực cho sự tu dưỡng, rèn luyện, qua đó giữ gìn uy tín nghề nghiệp,thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn trọng và tin cậy của xã hội.

Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư giữ vai trò là “hành lang” đối với thái độ, hành vi của luật sư trong từng giai đoạn thực hiện công việc và trong các mối quan hệ, nêu rõ những gì phải làm, cấm làm, nên làm hoặc không nên làm. Với mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm và lương tâm nghê nghiệp của luật sư, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp góp phần bảo vệ một cách tốt nhất lợi ích khách hàng, bảo vệ công lý và công bằng xã hội.

Nếu không có các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, những vi phạm của luật sư xâm phạm quyền lợi của khách hàng hoặc ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của luật sư có thể bị bỏ qua do không xử lý được bằng pháp luật. Bên cạnh việc giám sát luật sư trong việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư còn có thẩm quyền xử lý luật sư nếu vi phạm các quy tắc đạo đức nghề nghiệp với các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hành nghề, xoá tên khỏi danh sách luật sư, quá trinh hành nghề, luật sư găp nhiều tình huống, rất nhiều mối quan hệ mà pháp luật không thể quy định hết hoặc không cần thiết phải quy định.

Trong nhiều trường hợp những quy phạm xã hội sẽ điều chỉnh các mối quan hệ tốt hơn so với pháp luật. Mặt khác những ứng xử của luật sư trong những hoàn cảnh cụ thể sẽ làm tăng uy tín nghề nghiệp luật sư. Các quy tắc này nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp và phẩm giá cao quý của nghề luật sư. Mỗi luật sư cần phải căn cứ vào những quy tắc này làm chuẩn mực để tu dưỡng, rèn luyện,qua đó giữ gìn uy tín nghề nghiệp, danh dự của luật sư, xứng đáng với sự tin cậy của xã hội đối với nghề luật su.

Đạo lý cơ bản trong trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư là khi có nhu cầu được cung cấp dịch vụ pháp lý, khách hàng đều được tiếp cận các dịch vu nghề nghiệp độc lập của một luật sư liêm chính và có nǎng lực. Duy trì tính liêm chính và tăng cường tính chuyên nghiệp của nghề luật sư để đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất là trách nhiệm đạo đức của mỗi luật sư. Luật sư phải duy trì những tiêu chuẩn cao về đạo đức nghề nghiệp và khuyến khích các luật sư khác làm như vậy. Tuy nhiên, trong thực tế hành nghề, có thể xảy ra trường hợp xung đột về nghĩa vụ.

Những vấn đề khó khăn về đạo đức thường nảy sinh do mâu thuẫn giữa nghĩa vụ của luật sư với khách hàng, với hệ thống pháp luật và quyền lợi cá nhân của luật sư khi luật sư vừa phải là người ngay thật vừa muốn tìm kiếm lợi ích tốt nhất cho mình, cho khách hàng của mình, trong khi không phải trong mọi trường hợp lợi ích tốt nhất cho khách hàng cũng phù hợp vói luật pháp. Những quy tắc đạo đức hướng dẫn cách giải quyết những vấn đề như vậy. Nếu pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của luật sư trong hành nghề, thì quy tắc đạo đức nghề nghiệp ứng xử luật sư điều chỉnh, hướng dẫn cách ứng xử của luật sư đối với những tình huống mà luật sư gặp phải trong các mối quan hệ với khách hàng,với đồng nghiệp, với cơ quan nhà nuớc, cơ quan truyền thông khi hành nghề.

Xem thêm: tư vấn luật hình sự 

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư (Rules of professional ethics lawyer) là hệ thống quy tắc do tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ban hành dưới hình thức nhất định, quy định chuẩn mực hành vi ứng xử của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp và trong xã hội, xác định cách ứng xử với khách hàng, đồng nghiệp, cơ quan, người tiến hành tố tung, các cơ quan nhà nước khác, cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức và cá nhân khác phù hợp với chuẩn mực hành nghề, đòi hỏi và giá trị chung của nhà nước và xã hội mà các luật sư có nghĩa vụ phải tuân theo và nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

0 bình luận, đánh giá về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18769 sec| 954.773 kb