Quyền quản lý và điều hành công ty của cổ đông

17/07/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Cổ đông tham gia quản lý và điều hành công ty bằng cách: (i) cử người giữ các chức vụ quản lý trong công ty; (ii) thực hiện quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông; (iii) thực hiện quyền phủ quyết về một số vấn đề quan trọng; (iv) tiếp cận sổ sách và thông tin của công ty.

1- Quyền quản lý và điều hành công ty

Cổ đông tham gia quản lý và điều hành công ty bằng cách: (i) cử người giữ các chức vụ quản lý trong công ty; (ii) thực hiện quyền biểu quyết vé các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông; (iii) thực hiện quyền phủ quyết về một số vấn đề quan trọng; (iv) tiếp cận sổ sách và thông tin của công ty.

Hai vị trí mà cổ đông thường muốn có “người của mình” nắm giữ đó là Thành viên Hội đồng quản trị (bao gồm cả vị trí Chủ tịch) và Tổng giám đốc.

Trong điều khoản này các cổ đông sẽ thỏa thuận với nhau về' số người trong Hội đồng quản trị mà một cổ đông có quyền để cử và cổ đông khác phải biểu quyết để (những) người đó được bầu vào Hội đồng quản trị.

Các bên cũng có thể thỏa thuận bên nào sẽ được đề cử Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Khác với vị trí thành viên Hội đồng quản trị vốn có thể do các cổ đông trực tiếp bầu, chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc do hội đồng quản trị bầu. Do vậy các cổ đông thỏa thuận là cổ đông phải bảo đảm rằng người của cổ đông còn lại trong hội đồng quản trị sẽ bỏ phiếu bầu cho người do cổ đông kia đề cử vào vị trí chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc.

Quyền cử người cũng cho phép cổ đông có quyền được cử người thay thế cho vị trí mà mình đề cử nếu vị trí đó vì lý do nào đó mà bị trống sau này (chẳng hạn người được bổ nhiệm cũ chủ động từ chức hoặc bị thay thế do không làm tốt nhiệm vụ).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

2- Quyền biểu quyết của cổ đông

Các bên có thể thỏa thuận chung rằng các cổ đông tham gia thỏa thuận cổ đông phải thực hiện quyền biểu quyết của mình tại đại hội đồng cổ đông theo hướng làm sao để thỏa thuận cổ đông được thực hiện theo đúng nội dung mà các bên đã nhất trí. Tùy thuộc vào nội dung cụ thể, thỏa thuận cử người quản lý nói trên và quyền phủ quyết dưới đây là ví dụ điển hình của thỏa thuận loại này, Cũng có thể gọi đây là Thỏa thuận dồn phiếu (Voting/Pooling agreement).

Các bên cũng có thể thỏa thuận là các cổ đông còn lại chỉ được biểu quyết thông qua một vấn đề cụ thể nào đó thuộc thẩm quyến của Đại hội đồng cổ đông theo định hướng của cổ đông có quyền.

Theo luật cổ đông nói chung được tự do biểu quyết thông qua hay không thông qua một vấn để nào đó theo ý chí của mình. Vì vậy việc một cồ đông tự nguyện chịu ràng buộc bởi thỏa thuận với cổ đông khác suy cho cùng cũng là ý chí của cổ đông đó và do đó thỏa thuận dạng này cần được tôn trọng.

Hiệu lực và tính có thể thực thi của thỏa thuận cổ đông về quyền biểu quyết các vấn đề cụ thể nói trên có thể sẽ phải phụ thuộc vào những quy định của pháp luật nhằm hạn chế quyền kiểm soát của một cổ đông trong một công ty, chẳng hạn như giới hạn về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh một số ngành nghề' ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Nhà nước hoặc của đại chúng (ví dụ như ngân hàng).

Mục đích của giới hạn rõ ràng là để hạn chế khả năng của nhà đầu tư nước ngoài trong việc sở hữu vốn và từ đó kiểm soát doanh nghiệp Việt Nam, trong khi nếu thỏa thuận cổ đông có hiệu lực và được thực thi lại giúp nhà đầu tư nước ngoài đạt được quyển kiểm soát doanh nghiệp một cách không tương xứng với mức sở hữu vốn.

Thỏa thuận dạng này, tùy từng trường hợp cụ thể, cũng có thể trở thành căn cứ để xác định liệu có tổn tại giao dịch giả tạo giữa các bên hay đề nhằm che dấu quyền sở hữu cổ phần của cổ đông có quyền hay không.

Do những quan ngại về hiệu lực và tính có thể thực thi trên thực tế của dạng thỏa thuận này, cùng với việc pháp luật Việt Nam chưa chính thức cho phép các cơ chế khác như ủy quyền không hủy ngang (irrevocable proxy), tín thác biểu quyết (voting trust), trao quyền bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp như là một quyển mặc định của cổ phần ưu đãi (preferred stock), các bên có thể cần nghĩ đến cơ cấu hỗ trợ khác, chẳng hạn như các cổ đông tham gia thỏa thuận có thể lập một công ty nắm vốn (holding company) và góp một phần hoặc toàn bộ cổ phẩn mà các cổ đông này sở hữu trong công ty mục tiêu vào công ty nắm vốn này. Công ty nắm vốn sẽ trở thành cổ đông chính thức của công ty mục tiêu.

Nếu cổ đông có quyền trong các thỏa thuận về cử người quản lý, biểu quyết theo định hướng và quyền phủ quyết có thể kiểm soát được công ly nắm vốn này thì cổ đông đó có thể quyết định được việc công ty nắm vốn (với tư cách là một cổ đông chính thức của công ty mục tiêu) sẽ biểu quyết như thế nào đối với các quyết định của công ty mục tiêu mà không phụ thuộc vào ý chí của cổ đông có nghĩa vụ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Quyền phủ quyết của cổ đông

Quyền phủ quyết (Veto right) thường dành cho (nhóm) cổ đông nhỏ (cổ đông không có quyền quyết định thông qua hay không thông qua một vấn đề nào đó) tham gia thỏa thuận cổ đông. Cổ đông có quyền sẽ được phủ quyết một số vấn đề cụ thể (thường gọi là: “Vấn để được bảo lưu” hay “Reserved matters”). Các bên sẽ thỏa thuận là, đối với các vấn đề đó, các cổ đông còn lại sẽ không biểu quyết thông qua nếu như chưa được cổ đông có quyền đồng ý.

Cổ đông nhỏ cũng có thể có được quyền phủ quyết trên cơ sở tỷ lệ phiếu biểu quyết cần thiết để thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được quy định trong luật và điều lệ. Chẳng hạn như một nghị quyết cẩn ít nhất 75% số phiếu biểu quyết đồng ý thì cổ đông sở hữu 26% cổ phần đương nhiên có thể phủ quyết nghị quyết đó của Đại hội đồng cổ đông. Tùy nhiên, nhờ vào thỏa thuận cổ đông, cổ đông nhỏ có quyến phủ quyết theo thỏa thuận cổ đông cho dù cổ đông nhỏ không sở hữu đủ tỷ lệ cần thiết để phủ quyết theo luật hoặc theo điều lệ.

Một cổ đông nhỏ thường có quyền phủ quyết trong thỏa thuận cổ đông khi mà: (i) các cổ đông còn lại chỉ muốn dành quyển phủ quyết đó cho một cổ đông nhỏ cụ thể đó chứ không phải cho tất cả cổ đông nhỏ khác và (ii) vấn đề cẩn phủ quyết thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan quản lý khác trong công ty (hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc).

Về điểm thứ nhất, nếu điều lệ quy định rằng một nghị quyết của đại hội đồng cổ đông cẩn 100% số phiếu biểu quyết đồng ý thì bất kỳ cổ đông nào sở hữu sở hữu cổ phần phổ thông trong công ty cũng có thể phủ quyết nghị quyết đó. Thay vào đó, thỏa thuận cổ đông chỉ trao quyền phủ quyết cho một cổ đông cụ thể.

Về  vấn đề thứ hai, nếu vấn đề cần biểu quyết thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc, các cổ đông còn lại sẽ phải làm sao để “người của mình” trong hội đồng quản trị hoặc là tổng giám đốc không thông qua vấn đề được “bảo lưu” (bằng việc biểu quyết trong Hội đồng quản trị hoặc ra quyết định nếu thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc).

Tương tự thỏa thuận về quyền biểu quyết nói trên, việc một cổ đông tự nguyện chịu ràng buộc bởi thỏa thuận với cổ đông khác suy cho cùng cũng là ý chí của cổ đông đó và do đó thỏa thuận cần được tôn trọng.

Mặc dù vậy Thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc có liên quan sẽ phải đối mặt với quy định về trách nhiệm của người quản lý công ty (directors’ duties). Theo đó người quản lý công ty phải trung thành với lợi ích của công ty và phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty. Cho nên, nếu để thực hiện một thỏa thuận cổ đông mà thành viên hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc ra quyết định nào đó ảnh hưởng đến lợi ích của công ty (chẳng hạn như làm cản trở hoạt động của công ty) thì Thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

4- Quyền thông tin của cổ đông

Quyền thông tin (information rights) cho phép cổ đông có quyền chủ động tiếp cận, xem xét, trích lục tài liệu, sổ sách của công ty và được cung cấp thông tin định kỳ hoặc khi có yêu cầu.

Pháp luật cho cổ đông nắm số cổ phần nhất định trong một thời gian nhất định có quyền tiếp cận một số ít tài liệu của công ty (như nghị quyết của hội đồng quản trị và báo cáo tài chính và các báo cáo của ban kiểm soát). Tuy nhiên loại thông tin, tài liệu mà cổ đông có quyền trong thỏa thuận cổ đông thường rộng hơn so với mức độ luật cho phép.

Một vấn đề đặt ra ở đây là nếu công ty cũng tham gia vào thỏa thuận cổ đông và quyển này được trao cho cổ đông cụ thể tham gia thỏa thuận mà không trao cho các cổ đông khác nắm giữ cùng số lượng cổ phán tối thiểu nhưng không tham gia thỏa thuận thì có thể sẽ bị xem là trái với quy định của pháp luật về doanh nghiệp với quy định rằng mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

Còn nếu công ty không tham gia thỏa thuận cổ đông thi các cổ đông còn lại sẽ phải cung cấp thông tin, tài liệu thông qua người quản lý công ty vốn là “người của mình”. Trong trường hợp đó những người này có thể cũng sẽ phải chịu trách nhiệm của người quản lý công ty là không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty dế tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác và phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

5- Chuyển nhượng cổ phần

Đây là những điều khoản thường xuất hiện nhất trong các thỏa thuận cổ đông liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong việc định đoạt (chủ yếu dưới hình thức bán) cổ phần của công ty.

Điều kiện này có thể hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông hoặc buộc cổ đông phải thực hiện một số nghĩa vụ khi cổ đông khác định thực hiện việc mua bán cổ phần được quy định dưới dạng quyến được chào bán đầu tiên (right of first offer), quyển được từ chối đầu tiên (right of first refusal), quyền được cùng bán (Tag-along right) và quyền buộc bán cùng (Drag-along right). Ngoài ra, thỏa thuận dạng này cũng cho phép cổ đông được mua thêm cổ phần hoặc buộc cổ đông phải mua cổ phần khí quyển chọn mua (call right) và quyền chọn bán (put right) được thực hiện.

Các điều khoản này dựa trên quyền tự do định đoạt cổ phần của cổ đông và như vậy việc cổ đông tham gia vào thỏa thuận để tự ràng buộc, hạn chế quyền tự do định đoạt của mình cũng là một cách định đoạt cổ phần hoặc là sự tự nguyện từ bỏ quyền tự do của chính mình. Thỏa thuận cổ đông về vấn đề này cũng dựa trên nguyên tắc “tự do hợp đồng” (freedom of contract), theo đó “cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyến, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận" và “mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”

Những thỏa thuận dạng này cũng phù hợp với quy định về hợp đồng có điều kiện và nghĩa vụ có điều kiện trong pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những hạn chế chuyển nhượng cổ phần mang tính tuyệt đối, chẳng hạn như thỏa thuận trong đó việc chuyển nhượng cổ phần của một bên hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của bên kia có thể bị xem là hạn chế quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu một cách trái luật. Bên có quyền nếu không cho phép bên kia chuyển nhượng một cách vô lý có thể bị coi là vi phạm nguyên tắc thiện chí khi thực hiện quyền dân sự. Tòa án hay trọng tài trong chừng mực nào đó cũng có thể dựa vào lẽ công bằng để can thiệp khi cần.

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

6- Bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần

Điều khoản này sẽ hạn chế khả năng của cổ đông có nghĩa vụ trong việc chuyển nhượng (bán, cho hoặc thế chấp) số cổ phần mà minh đang sở hữu trong công ty cho người khác. Người khác ở dây có thể là cổ đông hiện hữu khác của công ty hoặc là cá nhân, tổ chức hiện không phải là cổ đông của công ty.

Hạn chế cơ bản nhất là buộc cổ đông có nghĩa vụ khi muốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác phải được sự đồng ý của cổ đông có quyền. Cổ đông có quyền sẽ được phép ngăn cản cổ đông có nghĩa vụ chuyển nhượng cổ phần cho người khác mà không cẩn biết người nhận chuyển nhượng là ai, giá bán dự kiến và cũng không cẩn phải có lý do cụ thể nào (trừ trường hợp các bên thỏa thuận rằng cổ đông có quyển không được phép không đồng ý mà không có lý do chính đáng).

Hạn chế này cho phép cổ đông có quyền kiểm soát việc cổ đông đang hợp tác với mình thoái vốn khỏi công ty cho người khác mà mình, vì một lý do nào đó, không muốn cùng sở hữu, điều hành và quản lý công ty. Hạn chế này cũng cho phép cổ đông có quyển duy trì cơ cấu sở hữu cổ phần giữa các cổ đông.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest 

7- Quyền được chào bán đầu tiên

Quyền này buộc cổ đông có nghĩa vụ khi muốn bán cổ phần của mình cho người khác thì phải chào bán cho cổ đông có quyền trước tiên.

Cổ đông có nghĩa vụ sẽ phải gửi một đẽ xuất bán cổ phần (oiler notice) đến cổ đông có quyền, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần muốn bán và Điều kiện bán (Terms and conditions) chủ yếu, bao gồm cả giá bán. Đề xuất bán cổ phần này trở thành một (lé nghị giao kết hợp đồng bán cổ phần không thể hủy ngang của cổ đông có nghĩa vụ dành cho cổ đông có quyền. Để xuất bán cổ phần này cũng có hiệu lực trong một thời hạn nhất định do các bên nhất trí trong thỏa thuận cổ đông.

Trong thời hạn để xuất bán cổ phần còn hiệu lực, cổ đông có quyền sẽ phải gửi đề xuất mua cổ phần cho cổ đông có nghĩa vụ, thể hiện rõ ý định đồng ý mua toàn bộ số cổ phần được chào bán nói trên và chấp nhận tất cả các điều kiện bán đã được bên có nghĩa vụ đề cập trong đề' xuất bán cổ phần. Đề xuất này trở thành chấp nhận đề' nghị giao kết hợp đồng không thể hủy ngang của bên có quyền dành cho bên có nghĩa vụ, có hiệu lực ràng buộc từ thời điểm bên có nghĩa vụ nhận được đề xuất mua cổ phần.

Nếu có nhiều hơn một cổ đông có quyển muốn mua cổ phần, mỗi một người này sẽ được mua số lượng cổ phần được đề xuất bán tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông đó trên tổng số cổ phần của các cổ đông muốn mua cổ phần.

Nếu không có cổ đông có quyền nào đưa ra đề xuất mua cổ phần trong thời gian để' xuất bán cổ phần còn hiệu lực, bên muốn bán sẽ được bán số cổ phần đó cho người khác với điều kiện bán (ké cả giá bán) không được ưu đãi hơn điều kiện trước đó đã đề xuất cho các cổ đông có quyền.

Nếu bên muốn bán không thế hoàn tất việc bán có phẩm cho người khác sau một thời hạn do các bên xác định trong thỏa thuận cổ đông thì khi muốn tiếp tục bán cổ phần đó, cổ đông muốn bán phải thực hiện lại thủ tục chào bán cho cổ đông có quyến như đã mô tả trên đây.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

8- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Quyền quản lý và điều hành công ty của cổ đông được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Quyền quản lý và điều hành công ty của cổ đông có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Quyền quản lý và điều hành công ty của cổ đông

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20807 sec| 1007.227 kb