Tổng quan về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ?

07/09/2022
Các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ luôn được nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu lỹ hơn về lĩnh vực này, bài viết hôm nay, Luật Everest xin thông tin đến bạn đọc bài viết Tổng quan về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ.

Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực rộng, mang tính đa ngành và liên quan đến nhiều khía cạnh. Các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ luôn được nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu lỹ hơn về lĩnh vực này, bài viết hôm nay, Luật Everest xin thông tin đến bạn đọc bài viết Tổng quan về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ.

Sở hữu trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ?

Thuật ngữ sở hữu trí tuệ (SHTT) và quyền sở hữu trí tuệ có mối quan hệ với bản chất tương tự như mối quan hệ giữa sở hữu và quyền sở hữu. SHTT và quyền SHTT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đôi khi rất khó để phân định một cách rạch ròi trong thực tế.

SHTT dưới góc độ kinh tế được hiểu là mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ, như là mối quan hệ của mình hay thuộc về mình. Và do đó tài sản trí tuệ này được xác định là không thuộc về những cá nhân và tổ chức khác. Nói một cách ngắn gọn SHTT là các quan hệ chiếm hữu, chiếm đoạt đối với tài sản trí tuệ - đối tượng của SHTT.

Quyền SHTT là sự định hình các quan hệ SHTT bằng pháp luật. Đây chính là hình thức thực hiện các quan hệ SHTT dựa trên sự điều chỉnh pháp luật việc chiếm đoạt các đối tượng SHTT của cá nhân và tổ chức.

Xuất phát từ bản chất pháp lý, quyền SHTT có thể được tiếp cận theo các tiêu chí khác nhau, cụ thể:

  • Dưới góc độ lý luận, quyền SHTT có thể được hiểu theo hai hướng. Thứ nhất, đó là tổng hợp các quy pháp pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo ra, xác lập. sử dụng và định đoạt các đối tượng SHTT. Thứ hai, quyền SHTT là tập hợp các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức đối với đối tượng SHTT.
  • Xét theo đối tượng quyền. Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ liệt kê các đối tượng cụ thể, được chia làm ba nhánh gồm: Quyền tác giả và Quyền liên quan đến quyền tác giả. Quyền sở hữu công nghiệp và Quyền đối với giống cây trồng.

Xem thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý từ xa

Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Đối tượng ở đây là các tài sản trí tuệ được điều chỉnh bởi pháp luật SHTT. Pháp luật SHTT Việt Nam hiện nay điều chỉnh khá đầy đủ các đối tượng SHTT phù hợp với thực tiễn của thế giới.

  • Về quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức, bằng bất kỳ phương tiện nào. Không phân biệt nội dung, giá trị, không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào và được gọi là tác phẩm.
  • Về quyền liên quan, đối tượng bao gồm: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Về quyền sở hữu công nghiệp gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh.
  • Về đối tượng quyền của giống cây trồng gồm: giống cây trông và vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch.

Các đối tượng kể trên tuy rất đa dạng nhưng chúng cũng có một số đặc điểm chung như:

  • Các đối tượng SHTT không mang hình thái vật thể hay nói cách khách chúng đều vô hình, mang tính phi vật thể.
  • Các đối tượng SHTT có thể dễ dàng được sử dụng độc lập bởi nhiều chủ thể khác nhau trong không gian, thời gian khác nhau.

Xem thêm Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp

Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ chứa đựng những vai trò sau:

Thứ nhất, giúp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ.

Thứ hai, thúc đẩy cạnh tranh và lành mạnh hóa thị trường, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại trong nước và quốc tế.

Thứ ba, quyền này giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư cả ở trong nước và nước ngoài, khuyến khích phổ biến và chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Thứ tư, quyền SHTT có giá trị lớn. Có xu hướng ngày càng tăng với tỉ trọng ngày càng lớn so với giá trị tài sản hữu hình của các doanh nghiệp.

Pháp luật sở hữu trí tuệ

Khái niệm          

Pháp luật SHTT là hệ thống quy phạm pháp luật có cấu trúc chặt chẽ với đầy đủ các yếu tố cơ bản của một ngành luật. Được hiểu là tổng hợp của các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tạo ra, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các dối tượng SHTT.

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật SHTT là các quan hệ SHTT (quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân).

Quan hệ SHTT khá đa dạng và có thể phân nhóm theo đối tượng, bao gồm: Quan hệ quyền tác giả, quan hệ quyền liên quan, quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp và quan hệ về quyền đối với giống cây trồng mới.

Các quan hệ pháp luật SHTT với bản chất là quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân gắn với tài sản là quan hệ pháp luật dân sự và được tách ra khi phát triển đến mức độ nhất định. Phục vụ cho việc điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp và hiệu quả, tương tự như các quan hệ thương mại, lao động, đất đai…

Tìm hiểu thêm về Dịch vụ thư ký pháp lý

Hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ

Ở Việt Nam, theo trình tự hiệu lực và nguồn của pháp luật SHTT Việt Nam hiện hành bao gồm:

  • Hiến pháp năm 2013;
  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019;
  • Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật.

Ngoài ra Việt Nam đã ký kết và trở thành thành viên của hầu hết điều ước quốc tế đa phương quan trọng về SHTT. Từ đó góp phần cùng pháp luật quốc gia điều chỉnh quyền SHTT một cách hiệu quả. Các điều ước quốc tế có thể kể đến là:

  • Công ước thành lập Tổ chức SHTT thế giới 1967;
  • Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp;
  • Hiệp ước về bằng sáng chế (PCT);
  • Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
  • Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPs)
  • Công ước Gênva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống sao chép trái phép;…

Với các điều ước song phương như:

  • Hiệp định song phương Việt Nam – Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả (Ký kết ngày 27/6/1997);
  • Hiệp định song phương Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (có hiệu ực từ 08/06/2000).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tổng quan về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.71931 sec| 968.531 kb