Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình như thế nào?

20/06/2021
Sử dụng hợp lý ngôn ngữ cơ thể như cổ là nơi điều khiển ánh nhìn đồng thời có thể thể hiện thái độ của diễn giả thông qua việc ngước lên (sự tự tin) hay cúi xuống (để lắng nghe, chia sẻ với người nghe). Tay là phương tiện biểu đạt phong phú, linh hoạt nhất, có thể thể hiện rất nhiều ý nghĩa với các động tác khác nhau. Một số động tác tay phổ biến mà các diễn giả có thể sử dụng là: dang rộng bàn tay (thể hiện sự đón nhận các ý kiến, khích lệ người nghe); nắm chặt bàn tay (thể hiện sự quyết tâm)

 

ngôn ngữ cơ thể Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527

1- Người thuyết trình nhất thiết nên sử dụng mắt để truyền tải thông tin tới người nghe

Việc diễn thuyết sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu diễn giả kết hợp ngôn ngữ nói với ngôn ngữ không lời của cơ thể một cách phù hợp. Người nghe không chỉ bị cuốn hút bởi lời nói mà còn bị lôi cuốn bởi những biểu cảm trên gương mặt, ánh mắt, động tác tay của người thuyết trình. Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể là sử dụng các bộ phận trên cơ thể trên hai tiêu chí: dễ nhìn thấy và dễ di chuyển. Theo đó, có thể sử dụng mắt, miệng, vai, cổ tay, đôi chân đi lại.

Người thuyết trình nhất thiết nên sử dụng mắt để truyền tải thông tin tới người nghe. Tùy từng nội dung, bối cảnh thuyết trình mà diễn giả sẽ truyền tải “tiếng nói” của đôi mắt phù hợp. Trong thuyết trình thuyết phục, đó là đôi mắt nghiêm nghị, thể hiện sự tập trung, trong khi với thuyết trình chia sẻ thông tin, đó có thể là cái nhìn ấm áp, khích lệ người nghe.(đọc về: soạn thảo đơn ly hôn)

(i) Quy tắc 03 giây: Nếu nhìn vào người nghe thì cũng chỉ trong vòng 03 giây và không nên nhìn thẳng vào mắt người nghe vì có thể khiến họ bối rối.

(ii) Cách nhìn tốt nhất là với khán giả đông tại hội trường lớn thì nhìn theo hình chữ W và M.

2- Sử dụng hợp lý ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình như thế nào?

Cổ là nơi điều khiển ánh nhìn đồng thời có thể thể hiện thái độ của diễn giả thông qua việc ngước lên (sự tự tin) hay cúi xuống (để lắng nghe, chia sẻ với người nghe).

Tay là phương tiện biểu đạt phong phú, linh hoạt nhất, có thể thể hiện rất nhiều ý nghĩa với các động tác khác nhau. Một số động tác tay phổ biến mà các diễn giả có thể sử dụng là: dang rộng bàn tay (thể hiện sự đón nhận các ý kiến, khích lệ người nghe); nắm chặt bàn tay (thể hiện sự quyết tâm). Bàn tay người diễn thuyết nên khép 4 ngón tay và mở rộng ngón cái để dễ dàng, linh hoạt cho việc thực hiện các động tác và tạo nên hình thể đẹp. Đối với động tác tay, nên tránh việc chỉ tay về phía người nghe hoặc “chém” liên tục vào không trung. Nguyên tắc là phải luôn để tay trong khoảng từ thắt lưng tới dưới cằm. Nếu đưa quá cao, tay sẽ che mặt làm cho ta phát âm không rõ, còn đưa quá thấp thì những người ngồi dưới sẽ không nhìn thấy. Khi đưa tay phải luôn nhớ “trong ra, dưới lên”.(xem thêm: tranh chấp ly hôn)

Việc đi lại khi thuyết trình, nếu trong không gian và bối cảnh được phép đi lại, có thể đi lại trên sân khấu hoặc xuống gần với người nghe hơn. Tuy nhiên, tránh việc đi quá đi lòng vòng trên sân khấu khiến người nghe mất tập trung.

Về tư thế tốt nhất để bắt đầu thuyết trình là đứng thẳng, hai chân hơi mở rộng sang hai bên và trọng lượng cơ thể đều đổ dồn xuống hai chân. Giữ điệu bộ một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi người nghe.

Nhìn chung, việc sử dụng ngôn ngữ hình thể gần như là điều tự nhiên đối với bất kỳ diễn giả nào. Tuy nhiên, tùy từng môi trường, bối cảnh mà điều này có thể cần được tiết chế ở mức độ phù hợp. Môi trường phiên tòa là một ví dụ, việc nhún vai, nheo mắt, lắc đầu, ngừa cổ, cười cợt sẽ là không phù hợp trong khi các động tác tay ở mức độ vừa phải, dáng đứng đàng hoàng, đĩnh đạc sẽ gia tăng sự thu hút đối với phần trình bảy của Kiểm sát viên, Luật sư. Để điều chỉnh ngôn ngữ hình thể của mình cho phù hợp và hiệu quả, có thể luyện tập thuyết trình, ghi lại video clips thuyết trình của bản thân và xem lại, rút kinh nghiệm.(xem thêm: hợp đồng hôn nhân)

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(I) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(II) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(III) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527, E-mail: info@everest.org.vn

 

0 bình luận, đánh giá về Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình như thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.81455 sec| 943.258 kb