Sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil law từ thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ XVIII
1- Sự phát triển của dòng họ Civil law từ thế kỉ XIII đến thế kỷ XVIII
Cuối thế kỉ XIII, các thành phố châu Âu bắt đầu phát triển và cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng các hoạt động thương mại và giao lưu giữa các dân tộc châu Âu lục địa. Hoạt động buôn bán, thương mại và sự phát triển dân cư thành thị (civitas) tạo ra nhu cầu cần phải phân biệt giữa tôn giáo, đạo đức và pháp luật. Đáng chú ý là giai đoạn văn hoá Phục Hưng bắt đầu từ thế kỉ XIII - XIV xuất phát từ Italia sau đó lan dần sang các nước lục địa châu Âu. Các nhà tư tưởng lúc này muốn những giá trị đích thực của luật La Mã được chấn hưng, phát triển.
Năm 1080, đại học Bologne ở Italia được thành lập, thế kỉ XII đại học Paris và sau đó lần lượt các trường đại học tổng hợp các nước phương Tây ra đời. Quan điểm pháp luật của các giáo sư đại học lúc này là luật pháp phải là công cụ, là mô hình tổ chức xã hội. Theo họ luật pháp cũng như đạo đức phải hướng con người tới cái Sollen - What ought to be done (cái cần phải làm), chứ không phải là Sein - What is done in practice (cái đang xảy ra trong thực tiễn). Các trường đại học có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống pháp luật lục địa châu Âu.
Khác với Common law ở Anh, nơi hệ thống pháp luật ra đời gắn liền với việc tập trung quyền lực của hoàng đế và việc hình thành hệ thống toà án hoàng gia, dòng họ Civil law được hình thành gắn liền với sự hình thành nền văn hoá cộng đồng châu Âu, nó gần như độc lập với các khuynh hướng chính trị của những người nắm quyền lực nhà nước.
Các triết gia, luật gia, các nhà tư tưởng mà chủ yếu là các giáo sư đại học lúc này muốn các quan hệ xã hội cơ bản phải được điều chỉnh bằng các quy định của pháp luật để chấm dứt tình trạng hỗn mang trong xã hội. Các trường đại học có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống pháp luật ở lục địa châu Âu. Quan điểm khoa học pháp lí của các trường đại học châu Âu lúc này là nghiên cứu pháp luật gắn liền với đạo đức, tôn giáo và mục đích nghiên cứu không chỉ là để áp dụng thực tiễn, thực dụng mà còn phục vụ mục đích xã hội và nhân đạo.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest
2- Các trường phái pháp luật Civil law
Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII, trong quá trình khoảng 05 thế kỉ nghiên cứu, giảng dạy luật La Mã nhằm đào tạo các chuyên gia pháp luật, các trường đại học châu Âu đã có những đóng góp lớn cho việc xây dựng một hệ thống pháp luật chung cho lục địa châu Âu nên các nhà luật học châu Âu gọi đó là Jus commune of universities (pháp luật chung của các trường đại học). Trong 05 thế kỉ đó, đã xuất hiện các trường phái pháp luật sau đây:
Trường phái thứ nhất: gọi là Trường phái Glossators - trường phái pháp luật chú giải xuất hiện vào thế kỉ xm ở Bologne (Italia). Trường phái này tập trung sự nghiên cứu của mình vào việc giải thích các chế định phấp luật La Mã theo nghĩa gốc nguyên thuỷ của nó trong Corpus juris civilis. Trong giai đoạn này, một số văn bản luật La Mã đã bị bãi bỏ như các chế định về chế độ nô lệ, một số lĩnh vực quan hệ xã hội lúc này được điều chỉnh bằng luật của giáo hội (Canon law) như các vấn đề hôn nhân và thừa kế. Trường phái Glossators đã đạt được những thành tựu lớn vào giữa thế kỉ xni với tác phẩm đồ sộ của Accursius (1182-1236). Trong công trình Great Gloss của Accurcius có đến 96000 led chú giải về luật La Mã cổ đại.
Trường phái thứ hai: xuất hiện vào thế kỉ XIV gọi là Trường phái Post-Glossator còn gọi là Commentator - trường phái các nhà bình luận. Đây cũng là trường phái pháp luật của Italia. Bartolus De Sassoferatto (1314-1357) là đại diện của trường phái này. Tiến xa hom trường phái chú giải, trường phái bình luận tìm cách giải thích các quy định của luật La Mã phù hợp với những điều kiện mới. Việc nghiên cứu pháp luật lúc này không chỉ tập trung vào Corpus Juris Civilis mà còn cả luật giáo hội, không chỉ nghiên cứu lí thuyết mà còn cả phương diện áp dụng pháp luật, đặc biệt là trong các lĩnh vực luật thương mại và xung đột pháp luật (conflict of laws). Đây là trường phái có nhiều ảnh hưởng trong việc phát triển khoa học pháp lí ở châu Âu.
Trường phái thứ ba: xuất hiện vào thế kỉ XV ở Italia gọi là Trường phái humanists - trường phái nhân văn. Trường phái này chú trọng phương pháp nghiên cứu lịch sử nhằm khôi phục lại những khái niệm nguyên thuỷ của luật La Mã cổ đại. Trường phái này có quan điểm nghiên cứu rất gần với trường phái Glossator.
Trường phái thứ tư: gọi là Trường phái Usus Modemus Pandectarium hay Pandectists là trường phái của các nhà pháp điển hiện đại xuất hiện ở Đức vào thế kỉ XVI. Trường phái Usus Modemus Pandectarium xuất hiện là kết quả của quá trình nghiên cứu và giảng dạy luật La Mã trong thế kỉ XIV và thế kỉ XV ở lục địa châu Âu. Đây là trường phái phát triển theo xu hướng cải cách hiện đại hoá luật La Mã cổ đại nhằm làm cho pháp luật phù hợp với những hoàn cảnh, điều kiện mới.
Trường phái thứ năm: gọi là Trường phái the Natural Law School - trường phái pháp luật tự nhiên, xuất hiện vào thế kỉ XVII, XVIII. Theo trường phái pháp luật tự nhiên, bên cạnh pháp luật thực định do nhà nước ban hành còn có pháp luật cao hơn là pháp luật tự nhiên do đấng tạo hoá sáng tạo ra, tồn tại cùng với thế giới tự nhiên và con người. Mặc dù trường phái pháp luật tự nhiên chỉ thực sự phát triển vào thế kỉ XVII, xvm, tuy nhiên nguồn gốc của học thuyết này đã có từ thời kì cổ đại trong tư tưởng của Aristot (384- 322 TCN) và Ciceron (106-43 TCN). Aristot cho rằng pháp luật là sự hài hoà của trật ‘tự tự nhiên. Ciceron trong tác phẩm: “về nền cộng hoà” đã quan niệm rằng, cao hơn pháp luật do con người sáng tạo ra là luật bất biến và vĩnh cửu của tự nhiên. Chính những luật này đã chi phối pháp luật của con người.
Dựa trên nền tảng của những tư duy này, các nhà tư tưởng pháp luật tự nhiên thế kỉ XVII, XVIII đã đề cao các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người. Hugo Grotius (1583-1645), nhà tư tưởng Hà Lan, trong tác phẩm: “Bàn về luật pháp của chiến tranh và hoà bình” đã đưa ra các luận điểm nổi tiếng của ông về pháp luật tự nhiên. Theo ông pháp luật tự nhiên và pháp luật thực định cùng tồn tại. Pháp luật tự nhiên xuất phát từ bản tính và lí trí của con người. Phù hợp với tinh thần của pháp luật tự nhiên là những hành vi như: sự không tơ hào đến tài sản của người khác, trách nhiệm thực hiện lời hứa, bồi thường thiệt hại do mình gây ra, trừng trị kẻ phạm tội...
Pháp luật thực định phải được xây dựng trên cơ sở pháp luật tự nhiên. Paul Henri Holbach (1723-1789) khẳng định rằng, các đạo luật tự nhiên xuất phát từ bản chất của con người, chúng quy định những nguyên tấc quan trọng nhất trong các mối quan hệ xã hội. Các quyền tự nhiẽn là vĩnh cửu và bất biến, chúng cao hơn các đạo luật do con người sáng tạo ra và các đạo luật phải phù hợp với chúng. Tóm lại, theo trường phái pháp luật tự nhiên, các quyền được sống, tự do, an toàn, mưu cầu hạnh phúc, quyền sở hữu tư nhân là các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Luật pháp do nhà nước xây dựng phải phù hợp với pháp luật tự nhiên, phải lấy pháp luật tự nhiên làm cơ sở, nền tảng. Trường phái pháp luật tự nhiên đấu tranh cho các quyền công dân và quyền con người, chống lại sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước. Tư tưởng này đặt nền móng cho việc xây dựng các luật trong lĩnh vực công pháp nhằm hạn chế, kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ các quyền và tự do của cá nhân.
Giai đoạn từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII: là giai đoạn hình thành hệ thống pháp luật thống nhất của châu Âu. Vào đầu thế kỉ XIII, không những châu Âu mà các nước thuộc lục địa châu Âu cũng không có một hệ thống pháp luật thống nhất. Nguyên nhân của tinh trạng này là mỗi quốc gia đều áp dụng pháp luật tập quán cho các vùng, miền khác nhau.
Ở Pháp, trong giai đoạn này có khoảng 60 loại tập quán chung áp dụng cho các tỉnh, các vùng miền như tập quán Paris, tập quán Bordeaux, tập quán Orleans, tập quán Normandie và khoảng 300 tập quán địa phương, có hiệu lực trong phạm vi huyện, xã, thị trấn. Nhà vãn Voltaire đã có nhận xét rằng đi trên các vùng đất của Pháp, người ta phải thay đổi pháp luật như thay đổi ngựa. Ở Đức và một số nước lục địa châu Âu khác cũng có tình trạng tương tự như vậy.
Việc nghiên cứu và giảng dạy luật La Mã nhằm đào tạo các thẩm phán, luật sư và các chuyên gia pháp luật khác trong các trường đại học ở châu Âu trong nhiều thế kỉ dần dần đã tạo ra tư duy pháp luật chung về pháp luật thống nhất. Người ta gọi hệ thống pháp luật thống nhất của châu Âu lục địa là Jus Commune. Tuy nhiên Jus Commune - là pháp luật thống nhất được hình thành từ các giảng đường đại học được tiếp nhận một cách tự giác chứ không phải bằng con đường quyền lực nhà nước như nước Anh vì vậy nó được hiểu một cách mềm dẻo, không phải là khuôn mẫu mang tính bắt buộc như Common law của nước Anh.
Ở Pháp, pháp luật thống nhất (Jus Commune) chỉ được coi là “Raison écrit” có nghĩa là “lẽ phải thành văn” được hiểu là nước Pháp chỉ chấp nhận ảnh hưởng của pháp luật thống nhất, bởi vì vua nước Pháp cho rằng tĩnh bắt buộc của luật nhà vua cao hơn pháp luật thống nhất. Ở Pháp, thuật ngữ “Parlement” ngày nay có nghĩa là nghị viện, tuy nhiên vào thế kỉ xn, xin các Parlement ở Pháp là các pháp viện của nhà vua ở các tỉnh và thành phố. Pháp viện Paris (Parlement de Paris) cũng như pháp viện ở các tỉnh, thành phố khác ở Pháp là các toà án cấp tỉnh.
Các toà án này khi xét xử hoàn toàn độc lập và không bị bắt buộc phải áp dụng tập quán hay hay pháp luật thống nhất. Giải pháp mà họ thường áp dụng khi xét xử là giải pháp công bằng (equité). Vì vậy jus commune mà các giáo sư dạy ở các trường đại học và pháp luật mà các thẩm phán áp dụng để xét xử không phải là một và nhiều khi khác nhau rất xa. Các luật gia có uy tín nhất ở Pháp là các nhà thực hành pháp luật và án lệ ở Pháp trong thời gian dài cũng có vai trò quan trọng không kém gì án lệ ở nước Anh. Trong ban soạn thảo Bộ luật dân sự Napoleon nổi tiếng không có tên tuổi của giáo sư luật nào cả.
So với Pháp, nước Đức tiếp nhận pháp luật thống nhất dễ dàng hơn vì theo quan niệm của người Đức thì hoàng để Đức là người thừa kế hợp pháp của hoàng đế La Mã. Cũng vì lí do này người ta thấy luật dân sự Đức rất giống luật La Mã. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng luật thống nhất mà nước Đức tiếp nhận không phải là Corpus Juris Civilis của thế kỉ thứ VI mà là luật La Mã đã được cải biến theo quan điểm của các nhà pháp điển hiện đại (Pandectists). Cũng cần lưu ý rằng cũng như ở Pháp, một số vùng ở Đức như vùng Saxon phía Bắc nước Đức người ta cũng chỉ coi Jus commune như nguồn luật bồ sung mà thôi.
Ở Italia quê hương của Luật La Mã cổ đại, với sự ra đời của Đại học Bologne năm 1080, luật La Mã được phục sinh, được nghiên cứu, giảng dạy và được truyền bá rộng rãi. Jus Commune cũng được tiếp nhận ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha như là pháp luật chung của những nước theo đạo Thiên Chúa.
Tóm lại, khoảng từ thế kỉ XIII đến thế kỉ xvni trên cơ sở ảnh hưởng sâu rộng của Corpus Juris Civilis, hệ thống pháp luật chung của lục địa châu Âu đã ra đời và được gọi là Jus Commune. Jus Commune là hệ thống pháp luật thống nhất của châu Âu nhưng được thể hiện đa dạng ở các nước châu Âu, đó là hệ thống pháp luật mềm dẻo, hoàn toàn khác với Common law của nước Anh.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil law đến cuối thế kỉ XVIII được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil law đến cuối thế kỉ XVIII có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm