Sự hình thành và phát triển của luật so sánh ở Việt Nam

26/03/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Những yêu cầu của quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế đòi hòi Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để có thể chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới.

1- Luật so sánh ở Việt Nam thời kỳ phong kiến

Trong thời kỳ phong kiến, các nhà làm luật của các triều đại phong kiến của Việt Nam đã tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Mặc dù không có nền tảng lý thuyết về so sánh pháp luật như bây giờ nhưng các nhà làm luật của Việt Nam ở các thời kỳ khác nhau đã chắt lọc những điểm họp lý trong pháp luật của nước ngoài mà chủ yếu là pháp luật Trung Quốc để xây dựng hệ thống pháp luật của mình phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam.

Sự tiếp thu những kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xây dựng pháp luật của các triều đại phong kiến Việt Nam không phải chỉ là sự tiếp thu về tư tưởng mà còn tiếp thu về hình thức cũng như nội dứng của các văn bản pháp luật nước ngoài.

Một ví dụ điển hình cho việc tiếp thu pháp luật Trung Quốc trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam là Quốc triều hình luật - Bộ luật có giá trị đặc biệt trong cổ luật của Việt Nam. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, khi xây dựng Quốc triều hình luật, các nhà làm luật Việt Nam đã tiếp nhận nhiều yếu tố trong pháp luật của Trung Quốc, về hình thức cấu trúc, Quốc triều hình luật có đến 09 chương giống với Bộ luật nhà Đường.

Về nội dung, Quốc triều hình luật có đến 261 điều khoản tiếp nhận toàn bộ hoặc một phần từ luật của nhà Đường, 53 điều tiếp nhận từ Bộ luật của nhà Minh và một số điều khoản có nội dung tiếp nhận các quy định của nhà Tống. Mặc dù, “Quốc triều hình luật có nhiều điều khoản tương tự với những điều khoản tương ứng ở Bộ luật nhà Đường nhưng nó có châm chước, sửa đổi khi cần thiết những quỵ định của pháp luật nước ngoài mà nó tham khảo cho phù hợp với tình hình của xã hội Việt Nam, với truyền thống sinh hoạt của dân tộc”

Một văn bản pháp luật khác cũng rất nổi tiếng trong các triều đại phong kiến Việt Nam là Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long). Các nhà soạn thảo Hoàng Việt luật lệ đã nghiên cứu pháp luật của nước ngoài mà cụ thể là luật lệ của nhà Thanh (Trung Quốc) nên đã đưa vào trong bộ Hoàng Việt luật lệ này nhiều quy định của pháp luật nhà Thanh.

“Về hình thức, bộ Hoàng Việt luật lệ so với Bộ luật nhà Thanh, chép gần đúng toàn thể nguyên văn, chỉ loại bỏ mất vào điều lệ. Các bố cục giống như hệt không có sự thay đổi “Nhà làm luật vì quá câu nệ trong sự bắt chước bộ luật nhà Mãn Thanh, nên đã chép lại rất nhiều điều luật nhà Mãn Thanh kể cả những lời bình chú”. Việc nghiên cứu luật của nhà Thanh và so sánh với pháp luật của các triều đại trước đó của Việt Nam để xây dựng bộ Hoàng Việt luật lệ, được chính vua Gia Long lệnh cho các triều thần thực hiện.

Trong lời tựa của Hoàng Việt luật lệ, vua Gia Long viết: “Các triều đình phương Bắc, cấc vua dựng lên những nhà Hán, Đường, Tống, Minh... mỗi triều đại, sách về luật đều có sửa đỗi mà đầy đủ nhất là triều đại nhà Thanh. Thế nên, ta ra lệnh cho triều thần lấy luật lệ của các triều đại nước ta làm căn bản, tham chiếu luật Hồng Đức và luật Thanh triều; rút lấy, thêm bớt, cân nhắc, biên tập thành bộ luật tiện dụng”.

Những ví dụ này cho thấy các nhà làm luật của Việt Nam thời kỳ phong kiến cũng đã nghiên cứu tham khảo pháp luật nước ngoài, trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Thậm chí, các nhà làm luật đã đưa vào trong các văn bản pháp luật của Việt Nam nhiều quy định pháp luật của nước ngoài như là một sự “cấy ghép” pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

2- Luật so sánh ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám

Sau Cách mạng tháng Tám, với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, hệ thống pháp luật Việt Nam. đã từng bước được xây dựng. Có thể nói, hầu hết các đạo luật lớn đặc biệt là hiến pháp và các luật về tổ chức nhà nước của Việt Nam đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo pháp luật của nước ngoài, nhất là pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa.

Khi tiến hành việc soạn thảo bản Hiến pháp năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo “phải tham khảo hiến pháp của các nước bạn và của một số nưởc tư bản có tính chất điển hình”. Vì thế, Hiến pháp 1959 được xem như là một trong những sản phẩm của so sánh pháp luật được thực hiện bởi các nhà làm luật Việt Nam.

Trong giai đoạn này, ở miền Bắc, luật so sánh học thuật dường như ít được chú trọng. Điều này, một phần xuất phát từ bản thân sự phát triển của khoa học pháp lý ở Việt Nam nói chung và khoa học luật so sánh nó riêng, một phần do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử, những thông tin về pháp luật nước ngoài cũng ít được các học giả quan tâm nghiên cứu. Nếu có các công trình nghiên cứu pháp luật trong giai đoạn này, có lẽ các công trình đó cũng chỉ tập trung vào hệ thống pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa.

Ở miền Nam, trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1975, các nhà làm luật của miền Nam Việt Nam cũng đã tham khảo pháp luật của nước ngoài trong quá trình xây dựng pháp luật. Trong lĩnh vực luật tư, khi soạn thảo các văn bản pháp luật liên quan đến các lĩnh vực dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình đều tham khảo pháp luật của Pháp. Chẳng hạn, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, “Sắc luật 1964 có nhiều điều khoản chép y nguyên theo Bộ dân luật Pháp.

Ngược lại, trong một số lĩnh vực luật công như luật hiến pháp, luật hình sự, các nhà làm luật còn tham khảo pháp luật của Mỹ và một số nước khác. Chẳng hạn, sự tồn tại của “Pháp viện tối cao” theo quy định của Hiến pháp Việt Nam cộng hoà năm 1967 là biểu hiện của việc các nhà lặm luật đã tham khảo Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, hoạt động lập pháp của Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể. Hiến pháp năm 1980 và các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước đã được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Điều này đã làm cho hệ thống pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn này có nhiều điểm tương đồng với pháp luật của Liên Xô.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest

3- Luật so sánh ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Từ năm 1986 đến nay, những yêu cầu của quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế đòi hòi chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để có thể chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhờ đó, luật so sánh đã được phát triển mạnh hơn so với các giai đoạn trước trên cả hai phương diện là so sánh lập pháp và so sánh học thuật.

Ở phương diện so sánh lập pháp, các nhà làm luật trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật đã tìm hiểu và tham khảo kinh nghiệm pháp luật của các nước khác nhau, đặc biệt là những nước đã phát triển nền kinh tế thị trường. Việc ban hành các văn bản pháp luật, nhất là các vãn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ gắn liền với nền kinh tế thị trường được chú trọng hơn.

Trong quá trình soạn thảo các văn bản này, các nhà làm luật đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá khá năng tiếp nhận các quy định pháp luật nước ngoài để đề xuất các phương án có thể được sử dụng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam. Tuy nhiên, “hướng nghiên cứu so sánh lập pháp của giới pháp lý Việt Nam chưa thực sự rõ rệt, sâu sắc và có bài bản”.

Ở phương diện luật so sánh học thuật, các nhà luật học Việt Nam trong giai đoạn này đã bắt đầu quan tâm đến các nghiên cứu so sánh học thuật. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của các nhà luật học Việt Nam chủ yếu là giới thiệu các dòng họ pháp luật trên thế giới hoặc giới thiệu những vấn đề cụ thể của các hệ thống pháp luật nước ngoài. Các công trình nghiên cứu so sánh luật trên cơ sở những nguyên tắc và lý thuyết của luật so sánh chưa nhiều.

Đặc biệt, các nghiên cứu lý thuyết về luật so sánh còn rất khiêm tốn. Có thể nói đến một số công trình lý thuyết về luật so sánh như “Tìm hiểu luật so sánh”, “Luật so sánh” và một số bài viết trong các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí luật học, Tạp chí nhà nước và pháp luật... Mặc dù vậy, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ các công trình so sánh và giới thiệu pháp luật nước ngoài đã phần nào phản ánh được sự phát triển của luật so sánh ở Việt Nam trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, các tổ chức chuyên về luật so sánh đã được thành lập ở các trường đại học, các viện nghiên cứu ở Việt Nam. Trong đó, ra đời sớm nhất vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước là Phòng nghiên cứu luật so sánh thuộc Viện nhà nước và pháp luật thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam. Bước sang thế kỷ thứ XXI, nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng và phát triển luật so sánh ở Việt Nam ngày càng cấp thiết, nhiều tổ chức chuyên về luật so sánh đã được thành lập. Viện khoa học pháp lý thuộc Bộ tư pháp đã thành lập Trung tâm luật so sánh và luật quốc tế năm 2001.

Các cơ sở đào tạo chuyên về luật cũng đã phát triển lĩnh vực luật so sánh thông qua việc thành lập các trung tâm luật so sánh như Trung tâm luật so sánh của Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội (thành lập năm 2003), Trung tâm luật so sánh thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội (thành lập năm 2004) nay là Viện Luật so sánh thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội; Trung tâm luật so sánh thuộc Khoa luật - Đại học Cần Thơ (thành lập năm 2005). Các trung tâm luật so sánh của các cơ sở đào tạo luật ngoài nhiệm vụ nghiên cứu luật so sánh còn đảm nhiệm chức năng giảng dạy luật so sánh cho các sinh viên ở các bậc học khác nhau.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Sự hình thành và phát triển của luật so sánh ở Việt Nam được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Sự hình thành và phát triển của luật so sánh ở Việt Nam có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Sự hình thành và phát triển của luật so sánh ở Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.21702 sec| 981.734 kb