Thăng tiến trong nghề pháp chế doanh nghiệp

18/10/2022
Doanh nghiệp phải làm sao để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo tiết kiệm được chi phí và thời gian. Chính vì thế các doanh nghiệp rất cần bộ phận pháp chế. Cùng tìm hiểu sự thăng tiến trong nghề pháp chế doanh nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh của mình doanh nghiệp luôn gặp phải những vấn đề pháp lý nhất định, dù đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Từ quản lý nội bộ doanh nghiệp, phát triển kinh doanh… tất cả đều tiềm ẩn nguy cơ có thể phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, thiệt hại phát sinh từ những rủi ro pháp lý không đáng có. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại và nền kinh tế hội nhập như hiện nay, doanh nghiệp không nên mất thời gian vào việc giải quyết hậu quả phát sinh từ những rủi ro pháp lý trong các hoạt động, giao dịch của mình mà doanh nghiệp phải làm sao để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo tiết kiệm được chi phí và thời gian. Chính vì thế các doanh nghiệp rất cần bộ phận pháp chế. Cùng tìm hiểu sự thăng tiến trong nghề pháp chế doanh nghiệp.

Thăng tiến trong nghề pháp chế doanh nghiệp

Bắt đầu với nghề pháp chế doanh nghiệp

Có rất nhiều cách để bắt đầu với nghề pháp chế doanh nghiệp. Cũng có người tốt nghiệp đại học là được tuyển dụng làm pháp chế ngay, rồi gắn bó với công việc này. Cũng có người sau khi tốt nghiệp, đã làm việc cho các tổ chức hành nghê luật sư, tích lũy kỹ năng làm việc, kinh nghiệm rôi mới ứng tuyên vào làm pháp chế doanh nghiệp. Cũng có trường hợp, đã vào doanh nghiệp nhưng làm các công việc khác như nhân sự, hành chính, thư ký, trợ lý kinh doanh, ... rồi dược điều chuyển sang làm công việc pháp chế. Cũng không ít người sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành luật, đã làm các công việc không liên quan đến chuyên môn vê luật, sau nhiều năm, không tìm thấy dam mê cho công việc đã chọn, nên đã quay lại làm pháp chế doanh nghiệp, nhưng do chưa có kinh nghiệm, nên bản thân họ phải tìm nơi học việc trước để tích lũy kinh nghiệm, tham gia các khóa học đê học kỹ năng làm việc, trước khi bắt đầu ứng tuyển, ở một sô doanh nghiệp, những nhân sự chưa được đào tạo cử nhân luật, mà học các ngành khác như: kế toán, kỹ sư xây dựng, quản trị nhân sự, ... nhưng có hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm làm việc, đã được giao làm công việc pháp chế, có thể chuyên về một số lĩnh vực chuyên môn nhất định mà họ đào tạo như: hợp đông xây dựng, xây dựng quy định nội bộ, ... sau đó gan bó, phát triên với công việc này.

Xem thêm: Muốn thành lập doanh nghiệp cần tối thiểu bao nhiêu vốn góp

Thăng tiến với nghề pháp chế doanh nghiệp

Quá trình phát triển nghề pháp chế doanh nghiệp, nhìn từ khía cạnh thăng tiến trong công việc, qua các vị trí, khi mới vào doanh nghiệp, đối với người mới bắt đầu hoặc còn ít kinh nghiệm, thì có thể được phân công đảm nhận công việc ở bậc nhân viên, rồi phát triển lên chuyên viên, sau đó đến các vị trí quản lý đội, nhóm. Khi có đủ kinh nghiệm chuyên môn, có khả năng quản lý, điều hành, hướng dẫn nhân viên, thì có thể được bổ nhiệm các vị trí phó trưởng phòng, trường phòng. Ở nhiều doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, các ngân hàng, ... với sự đầy đủ về nhân sự, bộ phận chuyên môn về pháp chế thường được tổ chức thành một bộ phận độc lập, người đímg đầu bộ phận pháp chế là giám đốc pháp che, trưởng phòng pháp chế,...

Việc thăng tiến qua các vị trí công việc, chức danh có thể khác nhau, tùy theo cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý, diều hành công việc trong mồi doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp không có bậc nhân viên, hay có doanh nghiệp không có cấp đội, nhóm, ... Có rất nhiều nhân sự sau nhiều năm làm công việc pháp chế, đã được doanh nghiệp đào tạo thành nhân sự cấp cao, được Hội dồng quản trị của doanh nghiệp tin tường bổ nhiệm các vị trí diều hành công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, như Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đôc), Giám đốc (Tổng giám dốc), thậm chí dược cổ đông tín nhiệm đê cử và dược Đại hội đồng cổ đông bầu làm thành viên Hội đông quản trị.

Việc phát triển, duy trì nghề nghiệp của mỗi người cũng khác nhau, có người dang làm pháp chế thi thay đổi công việc, dề hành nghe luật sư hoặc một nghe khác; cũng có người đang hành nghề luật sư độc lập bên ngoài, thay đổi hình thức hành nghề bàng cách gia nhập vào các doanh nghiệp, đảm nhận công việc làm pháp chế, ... Chúng tôi đã từng nhiều lần chứng kiến, không ít người dã có những thay đổi công việc kiểu như vậy nhiêu lần trong quá trình hành nghề của mình.

Thu nhập của người làm pháp chế cũng tăng theo mức độ khó và phạm vi công việc được giao đảm trách, thời gian làm việc, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết công việc mà nhân sự dó đã tích lũy được. Thu nhập của người làm pháp chế, cũng như những người lao động khác, có thể gồm lương và thưởng. Rất nhiêu người làm pháp chê ở cấp quản lý đội, nhóm, trưởng phòng, giám đốc bộ phận, ... thường được doanh nghiệp chi trả các khoản thu nhập rất cao, thậm chí được thường cổ phần, trở thành cô đóng của doanh nghiệp. Nhân sự tham gia vào quản trị, điêu hành doanh nghiệp, họ còn được chi trả các khoản thù lao, phúc lợi và chế độ đãi ngộ khác dành cho nhân sự cấp cao tại các doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Yếu tố nào thuộc phạm vi công việc pháp chế doanh nghiệp

Thăng tiến trong nghề pháp chế doanh nghiệp

Rủi ro của Người làm pháp chế doanh nghiệp

Không có nghề nghiệp nào không mang đến rủi ro cho người hành nghề đó, và làm nghề pháp chế doanh nghiệp cũng vậy. Rủi ro nhiều hay ít, phụ thuộc vào chính bản thân người làm nghề. Rủi ro sẽ ít, nếu người hành nghề có kiến thức tổt, thành thạo kỹ năng làm việc, xây dựng và phát triển tổt các mối quan hệ công việc, thận trọng, không để những “cạm bẫy” vê thu nhập, chức vụ, các ma lực khác lôi kéo. Với mong muốn của chúng tôi cho việc phát hành sách này, nhàm phục vụ cho hoạt động đào tạo, chúng tôi mong muốn những học viên của chúng tôi nhìn thấy trước những rủi ro, hậu quả pháp lý bất lợi có thể đến với mình, phát sinh từ công việc hàng ngày của một người làm pháp chế.

Rủi ro về pháp lý:

+ Khi có chính sách pháp luật mới nhưng doanh nghiệp chưa nắm bắt được;

+ Doanh nghiệp chưa cập nhật được những điểm mới, chưa vận dụng được vào thực tiễn;

Tranh chấp giữa các công ty khi có xung đột về quyền lợi, giữa các công ty nảy sinh:

+ Phát sinh khi thực hiện hợp đồng kinh tế;

+ Phát sinh khi có vi phạm bản quyền, cạnh tranh,

+ Phát sinh giải quyết nợ khó đòi …

Tranh chấp nội bộ:

+ Phát sinh từ hợp đồng lao động,

+ Phát sinh giữa các thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn với nhau;

+ Phát sinh khi có nhân viên lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công ty

Tranh chấp với cơ quan nhà nước:

+ Mâu thuẫn trong công tác quản lý, báo cáo về thuế, bảo hiểm xã hội, vi phạm hành chính;

Thiệt hại do thiếu am hiểu thủ tục hành chính, chính sách pháp luật về đầu tư, về thuế, xuất nhập khẩu …

Xem thêm: Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp,chủ doanh nghiệp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Thăng tiến trong nghề pháp chế doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.50643 sec| 958.07 kb