Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Để thành công trong thế giới này, chỉ ngu xuẩn là không đủ, anh cũng phải biết xử thế".
François-Marie Arouet, 1694-1778, nhà văn, triết gia (Pháp)
Để thuyết trình thành công, luật sư cần chuẩn bị chu đáo từ chuẩn bị tâm lý, chuẩn bị nội dung và các yếu tố liên quan khác. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại.
Luôn xác định đúng đối tượng người nghe và mục tiêu của bài thuyết trình.
Không chỉ là nội dung, thuyết trình là quá trình giao tiếp giữa người thuyết trình với nhiều người nghe nên người thuyết trình cần có thái độ, diện mạo, cách thức trình bày ấn tượng, ngôn ngữ cơ thể phù hợp và có sự tương tác với người nghe.
Người thuyết trình hãy luôn chuẩn bị tươm tất khi thuyết trình. Tùy môi trường mà trang phục lựa chọn có thể có sự khác biệt nhưng nhìn chung người hành nghề luật nên mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, tránh những trang phục quá khác biệt, lòe loẹt; trường hợp có quy định cụ thể về trang phục của mỗi chức danh như tại phiên tòa, cân mặc trang phục theo đúng quy định đó. Một kinh nghiệm nhỏ là trước khi trình bày, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư nên dành khoảng 30 giây chỉnh trang lại trang phục (vuốt vạt áo cho cân đôi, chỉnh lại kính mắt...) cho dù mọi thứ đã được chuân bl thật sự chỉn chu. Điều này một mặt thể hiện thái độ nghiêm túc, tôn trọng người nghe, sự bình tĩnh, tự tin, mặt khác giúp Thẩm phán, Kiêm sát viên, Luật sư tập trung sự chú ý của người nghe đôi với minh trươc khi băt đầu trình bày.
Diện mạo, thái độ khi thuyết trình cần phù hợp với môi trường. Đối với những bài thuyết trình mang tính chất chia sẻ, người hành nghề luật nên giữ thái độ vui vẻ, hòa nhã, cởi mở. Một nụ cười, một khuôn mặt tươi tắn chắc chắn sẽ gây ấn tượng tốt cho đa số người nghe. Đối với thuyết trình thuyết phục, đặc biệt là ở môi trường công sở, tại phiên tòa, thái độ nghiêm túc, chừng mực, sự tập trung sẽ đặc biệt phù hợp. Thái độ của người thuyết trình không chỉ thể hiện qua nội dung họ trình bày mà còn được bộc lộ thông qua nét mặt, dáng đứng, ngôn ngữ cơ thể. Vì vậy, người thuyết trình cần chú ý đến những yếu tố này. Trong mọi trường hợp, thái độ uể oải, mệt mỏi, cáu kỉnh chắc chắn không phù hợp với hoàn cảnh một buổi thuyết trình.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Trên cơ sở nội dung đã chuẩn bị, người thuyết trình trình bày phần mở đầu bài thuyết trình. Trong phần mở đầu, trước khi giới thiệu chủ đề, người thuyết trình cần dành lời chào/thưa đối với những người tham gia; lời giới thiệu về bản thân; lời cảm ơn những người liên quan... về cơ bản, với những bài thuyết trình trong nghề luật, những lòi mở đầu thường ngắn gọn, rõ ràng, tránh lối diễn đạt hoa mĩ, dài dòng.
Đối với bài trình bày tại phiên tòa, những bài thuyết trình trong các buổi làm việc tại văn phòng, sau những lời giới thiệu ban đầu một cách ngắn gọn, người hành nghề luật trình bày trực tiếp vào nội dung bài nói.
Đối với những bài thuyết trình mang tính chất chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, trong phần mở đầu, người thuyết trình có thể giới thiệu những nội dung cơ bản của bài thuyêt trình, thời gian thuyết trình dự kiến và cách thức trao đổi trong thời gian thuyết trình (khi nào người nghe có thể đặt câu hỏi...).
Trong phần nội dung, người thuyết trình cần lưu ý:
- Trình bày đầy đủ, tránh bỏ sót các nội dung liên quan thec đúng trình tự đã chuẩn bị; tránh việc quên ý sau đó bổ sung ngược lại sẽ khó theo dõi cho người nghe.
- Trình bày mạch lạc từng ý, kết thúc mỗi ý lớn có thể tóm tắt lại nội dung chính đã trình bày. Trong mỗi ý có thể nêu số thứ tự các nội dung: thứ nhất, thứ hai, thứ ba... để bảo đảm sự mạch lạc, dễ theo dõi.
- Với các nội dung, thông tin là số liệu, nội dung cần sự chính xác tuyệt đối hoặc hình ảnh, đoạn ghi âm, video clips, người thuyết trình thực hiện việc trình chiếu để minh họa cho nội dung trình bày. Lưu ý dành thời gian thích đáng đế người nghe có thế tiêp cận, nắm bắt được với các thông tin được trình chiếu.
- Cố gắng thoát ly văn bản, tránh việc “cắm cúi” đọc bản in hoặc đọc lại nội dung trên slide thuyết trình. Tuy vậy, với các thông tin cần chính xác tuyệt đối, việc đọc nguyên văn được khuyến khích để tránh những sai sót nhưng người thuyết trình cần cân đối thời gian, vừa đọc vừa phân tích thông tin và có sự giao tiếp nhất định với người nghe, tránh việc đọc liên tục các thông tin.
- Tóm tắt ngắn gọn, nhấn mạnh lại nội dung, giải pháp, đề xuất được nêu.
- Đôi với các bài thuyết trình mang tính chât chia sẻ thong tin, kinh nghiệm, có thể chỉ dẫn cho người nghe những nội dung nen tim hiêu thêm; đưa ra yêu cầu, ý tưởng để người nghe thực hiện sau khi kết thúc buổi thuyết trình.
- Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của mọi người. Nêu là buôi thuyêt trình mang tính chất chia sẻ với không khí cởi mở, sau khi tuyên bô kết thúc buổi thuyết trình, nên đợi tiếng vỗ tay lắng xuống rôi nói lời cảm ơn những người tham dự.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest
Hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng sống động khi thuyết trình. Những từ ngữ thường sống động hơn khi được sử dụng dưới dạng biểu cảm hoặc so sánh.
Việc sử dụng thuật ngữ chuyên ngành cần hết sức cân nhắc bởi vì đối với những người ngoài ngành thì “thuật ngữ chính là một loại ngoại ngữ”. Đánh giá đối tượng người nghe sẽ giúp bạn quyết định có nên dùng thuật ngữ chuyên ngành hay không.
Ví dụ: Khi trình bày tại phiên tòa, Luật sư cỏ thể sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành bởi đối tượng họ muốn thuyết phục là Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử - những người hiểu biết pháp luật, việc sử dụng thuật ngữ chuyên ngành sẽ bảo đảm tỉnh chỉnh xác, thể hiện hiểu biết của người trình bày. Tuy vậy, khi giải thích, chia sẻ với khách hàng ít hiểu biết pháp luật, khi phổ biến pháp luật cho cộng đồng cần tránh dùng những thuật ngừ pháp lý phức tạp, nếu có sử dụng thì cần giải thích để người nghe có thể hiểu được. Nói chung, đổi với người ngoài ngành, thay vì thuật ngữ chuyên môn, nên dùng các từ ngữ thông dụng đế thay thể.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thừa kế của Công ty Luật TNHH Everest
Giọng nói: có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả thuyết trình. Tiếng nói hay tạo nên bài thuyêt trình hấp dẫn. Kết quả nghiên cứu của Albert Melrabian (Mỹ) trong giao tiếp để tiếp thu được 100% thông tin nào đó thì: 7% nhờ vào nội dung thông tin, 38% nhờ vào giọng nói của người truyền thông tin, còn lại 55% là nhờ cử chỉ, điệu bộ của người truyền tin. Có thể hình dung cụ thể hơn bằng sơ đồ sau:
- Nội dung thông tin: 7%,
- Cử chỉ, điệu bộ: 55%,
- Giọng nói: 38%.
Mỗi yếu tố của giọng nói như cách phát âm, tốc độ nói, nhịp điệu, ngữ điệu... đều ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình giao tiếp. Cụ thể là: Cách phát âm thể hiện vùng, miền quê, tính cách...; tông giọng thể hiện cảm xúc, tình cảm của người truyền đạt thông tin; nhịp điệu, ngữ điệu thể hiện điểm nhấn trong thông điệp... Người thuyết trình cần làm chủ được giọng nói của mình để sử dụng linh hoạt trong bài thuyết trình.
Tốc độ nói: Không gì nhàm chán hon là cách nói đều đều từ đầu đến cuối không nhấn nhá và cũng tệ không kém là việc nhấn nhá không phù họp. Người thuyết trình cần chủ động điều chỉnh giọng nói, khi nào nói nhanh, khi nào nói chậm; khi nào nói giọng cao; khi nào nói giọng thấp. Thông thường:
- Nên mở đầu bài nói với cao độ trầm và tốc độ chậm để thu hút dần sự chú ý của người nghe.
- Việc nói nhanh hay chậm được lựa chọn phụ thuộc vào mức độ ưu tiên của nội dung. Nói nhanh thường áp dụng với những nội dung không thật quan trọng hoặc người nghe đã biết thông tin, còn nói chậm, nhân nhá khi cần nhấn mạnh các nội dung quan trọng.
- Kết thúc bài nói, nên sử dụng giọng trầm đế thu hút sự chú ý của người nghe.
Với người có khả năng nói lưu loát, thi khi nói “tiếng mẹ đẻ”, chúng ta nên nói khoảng 120 - 150 từ/phút; nếu nói bằng ngôn ngữ thứ hai thì chỉ nên nói tối đa 100 từ/phút.
Âm lượng: Âm lượng nên được điều chỉnh phù họp với không gian, sô lượng người nghe, không nên nói quá nhỏ để người nghe phải vừa nghe vừa đoán song cũng không nên nói quá to đến mức người nghe cảm thấy họ đang bị “quát” vào tai.
Ví dụ: Hãy nói câu này một cách trung lập, không nhấn mạnh: “Tôi có một chuyện rất quan trọng cần nói với bạn ”. Giờ hãy nói câu ấy và nhấn mạnh từ “Tôi”, bằng cách tăng âm lượng hoặc âm vực cho giọng nói hoặc cả hai. Câu này đã mang ý nghĩa mói, nói với người nghe rằng “bạn” và “chỉ bạn” mới có thông điệp quan trọng này. Giờ hãy nhấn mạnh ở cụm từ “một chuyện”. Giờ đây, khản giả của bạn sẽ cảm thẩy tò mò vì không biết chuyên đặc biệt này là gì. Hãy thử lại lần nữa, nhấn mạnh chữ “rất” hoặc chữ “quan trọng”, bạn đang ám chỉ mức độ quan trọng của thông điệp. Cuối cùng, hãy lặp lại và nhẩn mạnh từ “Bạn”. Giờ đây, bạn đã chi ra khản giả cùa mình đặc biệt thế nào và có lẽ bạn đã chọn chinh họ là người duy nhất tiếp nhận thông điệp này.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest
Việc diễn thuyết sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu diễn giả kết hợp ngôn ngữ nói với ngôn ngữ không lời của cơ thê một cách phù hợp. Người nghe không chỉ bị cuốn hút bởi lời nói mà còn bị lôi cuốn bởi những biểu cảm trên gương mặt, ánh mắt, động tác tay của người thuyết trình. Việc sử dụng ngôn ngữ cơ the là sử dụng các bộ phận trên cơ thể trên hai tiêu chí: dễ nhìn thấy và dễ di chuyển. Theo đó, có thể sử dụng mắt, miệng, vai, cổ tay, đôi chân đi lại.
Người thuyết trình nhất thiết nên sử dụng mắt đế truyền tải thông tin tới người nghe. Tùy từng nội dung, bối cảnh thuyết trình mà diễn giả sẽ truyền tải “tiếng nói” của đôi mắt phù họp. Trong thuyết trình thuyết phục, đó là đôi mắt nghiêm nghị, thể hiện sự tập trung, trong khi với thuyết trình chia sẻ thông tin, đó có thể là cái nhìn ấm áp, khích lệ người nghe.
- Quy tắc 03 giây: Nếu nhìn vào người nghe thì cũng chỉ trong vòng 03 giây và không nên nhìn thẳng vào mắt người nghe vì có thể khiến họ bối rối.
- Cách nhìn: tốt nhất là với khán giả đông tại hội trường lớn thì nhìn theo hình chữ W và M.
- Cổ: là nơi điều khiển ánh nhìn đồng thời có thể thể hiện thái độ của diễn giả thông qua việc ngước lên (sự tự tin) hay cúi xuống (để lắng nghe, chia sẻ với người nghe). - Tay: là phương tiện biếu đạt phong phú, linh hoạt nhất, có thể thể hiện rất nhiều ý nghĩa với các động tác khác nhau. Một số động tác tay phổ biển mà các diễn giả có thể sử dụng là: dang rộng bàn tay (thể hiện sự đón nhận các ý kiến, khích lệ người nghe); nắm chặt bàn tay (thể hiện sự quyết tâm). Bàn tay người diễn thuyết nên khép 04 ngón tay và mở rộng ngón cái để dễ dàng, linh hoạt cho việc thực hiện các động tác và tạo nên hình thể đẹp. Đối với động tác tay, nên tránh việc chi tay về phía người nghe hoặc “chém” liên tục vào không trung. Nguyên tắc là phải luôn để tay trong khoảng tù' thắt lưng tới dưới cằm. Nếu đưa quá cao, tay sẽ che mặt làm cho ta phát âm không rõ, còn đưa quá thấp thì những người ngồi dưới sẽ không nhìn thấy. Khi đưa tay phải luôn nhớ “trong ra, dưới lên”.
- Việc đi lại khi thuyết trình: nếu trong không gian và bối cảnh được phép đi lại, có thể đi lại trên sân khấu hoặc xuống gần với người nghe hon. Tuy nhiên, tránh việc đi quá nhanh, đi lòng vòng trên sân khấu khiến người nghe mất tập trung.
- Tư thế tốt nhất để bắt đầu bài thuyết trình: là đứng thẳng, hai chân hơi mở rộng sang hai bên và trọng lượng cơ thể đều đổ dồn xuống hai chân. Giữ điệu bộ một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi người nghe.
Nhìn chung, việc sử dụng ngôn ngữ hình thể gần như là điều tự nhiên đối với bất kỳ diễn giả nào. Tuy nhiên, tùy từng môi trường, bối cảnh mà điều này có thể cần được tiết chế ở mức độ phù họp. Môi trường phiên tòa là một ví dụ, việc nhún vai, nheo mắt, lắc đầu, ngửa cổ, cười cợt sẽ là không phù họp trong khi các động tác tay ở mức độ vừa phải, dáng đứng đàng hoàng, đĩnh đạc sẽ gia tăng sự thu hút đối với phần trình bày của Kiểm sát viên, Luật sư. Để điều chỉnh ngôn ngữ hình thể của mình cho phù họp và hiệu quả, có thể luyện tập thuyết trình, ghi lại video clips thuyết trình của bản thân và xem lại, rút kinh nghiệm.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest
Thuyết trình là một hình thức giao tiếp. Do đó, sự tương tác giữa người thuyết trình với người nghe là yêu cầu bắt buộc. Việc tương tác với người nghe không chỉ thể hiện sự quan tâm của người nói với người nghe mà còn là cơ hội để người thuyết trình thăm dò, nắm bắt phản ứng của người nghe, từ đó có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp thuyết trình cho phù hợp. Đối với người hành nghề luật, việc giao tiếp với người nghe có thể thực hiện qua những cách thức sau:
Đây là hình thức giao tiếp với ngưo nghe trong tất cả các bài thuyết trình của người hành nghề luật. Người thuyết trình nên cố gắng nhìn bao quát toàn bộ người nghe. Tại phiên tòa, Luật sư có thể hướng về phía Hội đồng xét xử nhiều hơn nhưng cũng không quên nhìn Kiểm sát viên, Luật sư đối tụng, người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa khi trình bày các nội dung liên quan. Qua việc quan sát, người thuyết trình có thể thấy được biểu hiện của người nghe, từ đó biết được phản ứng của họ. Thông thường, người tập trung lắng nghe sẽ chăm chú nhìn người thuyêt trình, có thê có những động tác bày tỏ sự đồng tình như gật đầu...; người ít tập trung thường lơ đãng, nhìn đi chỗ khác, sử dụng điện thoại; người bày tỏ sự phản đôi có thể khoanh tay, nhìn đi chỗ khác vẻ ngao ngán, lắc đầu hoặc vừa nhìn diễn giả vừa thì thầm với người bên cạnh.
Từ kết quả quan sát, người thuyết trình có thể có những điều chỉnh nội dung hoặc cách thức giao tiếp phù hợp. Cụ thể là: (i) Với những người nghe chăm chú, người thuyết trình có thổ nhìn vào măt họ, bày tỏ sự khích lệ, thu hút và lôi cuôn họ tiêp tục lắng nghe; (ii) Trường hợp thấy nhiều người không chú ý, thậm chí nói chuyện gây mất trật tự, người thuyết trình có thể nhìn chăm chú về phía họ, điều chỉnh tốc độ nói chậm hơn hoặc dừng lại một chút để thu hút sự chú ý; (iii) Trường họp quan sát thấy sự thiếu tập trung, mệt mỏi của phần lớn người nghe hoặc người nghe tỏ vẻ khó hiểu về nội dung thuyết trình hay có ý phản đối cho rằng có nội dung không chính xác, người thuyết trình có thể trình bày chậm hơn, kỹ càng hơn, hỏi người nghe có băn khoăn gì muốn trao đổi không hoặc cho mọi người tạm nghỉ một thời gian ngắn.
Với việc thuyết trình tại phiên tòa, hỏi đáp là thủ tục riêng nên việc giao tiếp thông qua hỏi đáp trong khi trình bày bài thuyết trình bị hạn chế.
Đối với các bài thuyết trình khác, người thuyết trình có thể giao tiếp với người nghe thông qua việc hỏi, đáp, trao đổi. Cụ thể là: (i) Người thuyết trình chủ động hỏi người nghe nhằm thể hiện sự quan tâm, thu hút sự chú ý của họ. Nội dung hỏi có thể về cảm nhận của người nghe (có nghe rõ không, có nhìn rõ hình ảnh không, người thuyết trình có cần nói chậm hơn hoặc nhắc lại không...) hoặc hỏi liên quan tới nội dung thuyết trình. Các câu hỏi này nhằm thăm dò phản ứng của người nghe, kiểm tra việc tiếp nhận thông tin hoặc gợi mở vấn đề trao đổi.
Về cơ bản, người thuyết trình nên sử dụng các câu hỏi mở để tìm kiếm được các thông tin chi tiết, tham khảo ý kiến đa chiều của người nghe và cũng tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người nghe khi trả lời. (ii) Dành thời gian cho người nghe đặt câu hỏi. Tùy thuộc từng buổi thuyết trình, người nghe có thê đặt câu hỏi cho từng vấn đề hoặc vào cuối buổi.
Với thuyết trình mang tính chất “giải quyết vấn đề”, người hành nghề luật nên đề nghị được trình bày toàn bộ nội dung thuyết trình sau đó người nghe sẽ đặt câu hỏi để đảm bảo tính đầy đủ, trọn vẹn của giải pháp được nêu. Với thuyết trình mang tính chất chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tùy theo thời gian thuyết trình, người thuyết trình có thể đề nghị người nghe hỏi sau khi kết thúc mỗi nội dung lớn hoặc sau khi kết thúc toàn bộ phân trình bày của mình.
- Cần chuẩn bị trước các vấn đề liên quan đến nội dung thuyết trình, dự liệu các câu hỏi để chuẩn bị phương án trả lời;
- Nếu chưa rõ câu hỏi, có thể đề nghị người nghe trình bày lại hoặc tóm tắt lại câu hỏi để người nghe xác nhận nội dung câu hỏi đã chính xác, đầy đủ chưa;
- Bình tĩnh, không vội vàng trả lời các câu hỏi, không trả lời với thái độ hơn - thua mà luôn coi việc trả lời là cách để trao đổi ý kiến, làm sâu sắc hon nội dung thuyết trình. Do đó, việc trả lời các câu hỏi là trao đổi đối với toàn bộ người nghe mà không chỉ riêng với người được hỏi;
- Trường hợp có nội dung đã trình bày mà người nghe vẫn hỏi lại, có thể khẳng định nội dung này người thuyết trình đã trình bày nhưng vẫn cần trả lời đầy đủ theo hướng nêu vắn tắt lại nội dung đã trình bày, mở rộng hay đi sâu vào ý đó để mọi người cùng nhìn nhận vấn đề thấu đáo hơn;
- Nên trả lời rõ ràng tùng câu hỏi, hết câu hỏi này mới chuyển sang câu hỏi khác theo thứ tự hợp lý (nên sắp xếp các câu hỏi theo nội dung, các câu hỏi liên quan đến nhau có thể nhóm vào để trả lời chung);
- Với các câu hỏi khó, chưa có câu trả lời ngay có thê đề nghị nhũng người nghe cùng thảo luận, phát biểu ý kiến sau đó người thuyết trình tổng kết, xác định câu trả lời đúng hoặc gợi mở các hướng suy nghĩ. Trường hợp vẫn chưa thể trả lời ngay, người thuyết trình có thê trao đổi các khía cạnh liên quan, những băn khoăn và xin phép trả lời sau cho người hỏi qua email;
- Với những câu hỏi không thật sự liên quan, hãy xin phép chia sẻ trong một dịp khác, về một chủ đề khác.
Trên cơ sở nội dung hỏi đáp, người thuyết trình có thể điều chỉnh nội dung trình bày, nói rõ hơn một số ý hoặc rút bớt những nội dung đã chuẩn bị nếu thấy người nghe đã nắm rõ.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest
VII- NGƯỜI THUYẾT TRÌNH SỬ DỤNG THIẾT BỊ HỖ TRỢ
Một số lưu ý khi sử dụng máy chiếu (projector):
- Tìm hiểu cách sử dụng, kiếm tra máy và các công cụ phụ trợ (nếu có) trước khi thuyết trình.
- Kiểm tra kết nối điện và đầu dây nối với máy tính.
- Điều chỉnh độ nét của trang chiếu và kích thước của trang chiếu cho phù hợp với màn hình.
- Sử dụng chuột từ để điều khiển trang chiếu từ xa.
- Không đứng trước ống kính máy chiếu hoặc quay lưng lại phía khán giả chỉ để nhìn slide; nếu cần có thế đứng nghiêng góc 45 độ hoặc nhìn nội dung trên màn hình sau đó quay ra nói với người nghe.
- Điều khiển trang chiếu tương ứng với nội dung nói, tránh việc nhâm trang hoặc lật trang liên tục để tìm nội dung phù hợp.
Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest
Đảm bảo thời gian thuyết trình là một trong các yêu cầu cần được xem xét ngay khi xây dựng nội dung, lựa chọn công cụ, phương tiện hỗ trợ việc thuyết trình. Cũng cần chú ý ở khía cạnh tâm lý về thời gian lăng nghe tập trung của con người để cân nhắc thời gian thuyết trình phù hợp.
Khi ở điều kiện tốt nhất, số phút mà một người tập trung lắng nghe bằng số tuổi của họ. Một đứa trẻ 1 tuổi sẽ lắng nghe trong vòng 1 phút, 5 tuổi thì 5 phút, 15 tuổi là 15 phút và cứ thế tăng dần cho đến tuổi 20. Sau thời điểm ấy nó sẽ giảm dần.
Thời gian thuyết trình cần được người thuyết trình dự tính và chủ động kiểm soát, tránh việc thuyết trình quá dài hoặc quá ngắn so với thời gian dự tính. Đối với thuyết trình tại phiên tòa, phiên họp, thông thường việc thuyết trình không bị giới hạn thời gian trừ trường hợp trình bày quá dài dòng, lan man có thể bị “cắt” để tập trung vào nội dung chính. Đối với các buổi thuyết trình khác, trong trường hợp việc thuyết trình không thật phù hợp với thời gian dự kiến, có thể áp dụng một số kỹ thuật sau:
- Đăt câu hỏi để người nghe cùng chia sẻ kinh nghiệm.
- Kể chuyện để minh họa thêm điểm đã trình bày.
- Tạo ra tình huống nhập vai để người nghe cùng tham gia.
- Loại bỏ bớt các hoạt động ít quan trọng.
- Tập trung vào những điểm chính của bài trình bày.
- Nêu vấn đề và khẳng định sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest
Sau mỗi buổi thuyết trình, người hành nghề luật, nhất là người mới vào nghề cần tự’ đánh giá, rút kinh nghiệm buổi thuyết trình đê chuẩn bị cho những lần thuyết trình sau tốt hơn.
Người thuyết trình có thể xem lại băng ghi hình (nếu có) hoặc ghi nhận thông tin, phản ánh, góp ý từ người nghe để tự đánh giá. Các tiêu chí đánh giá cơ bản là:
- Nội dung thuyết trình có chính xác, có căn cứ, phù hợp hay không;
- Bố cục bài thuyết trình có hợp lý, đầy đủ, logic hay không;
- Việc thuyết trình có phù hợp với yêu cầu của phiên tòa, buổi họp, buổi chia sẻ hay không; có hấp dẫn, thuyết phục đối với người nghe không;
- Việc sử dụng công cụ hỗ trợ có phù họp hay không;
- Giọng nói, tác phong, thái độ, ngôn ngữ cơ thể có phù họp không;
- Việc hỏi, đáp: các câu trả lời có họp lý không, có thuyết phục được người nghe không;
- Việc xử lý các tình huống trong buổi thuyết trình có chính xác, hiệu quả không.
Trên cơ sở đánh giá, người thuyết trình có thể tự rút ra những kinh nghiệm để hoàn thiện hơn trong những lần thuyết trình sau.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest
Nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm trong Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm