Tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề luật sư ở Việt Nam

06/03/2021

 

Để trở thành một luật sư ở Việt Nam cần phải đáp ứng được các tiêu chí về tiêu chuẩn luật sư và điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật.

 

 

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Tiêu chuẩn luật sư ở Việt Nam

 

 

Theo Luật Luật sư, đầu tiên để trở thành luật sư phải là công dân Việt Nam. Quy định này có tính truyền thống Việt Nam, phủ hợp với thông lệ các nước trên thế giới. Phẩm chất đạo đức tốt, đây là tiêu chuẩn rất quan trọng đối với luật sư trước khi trở thành luật sư cũng như trong quá trình hành nghề luật sư. Nghề luật sư ở Việt Nam và ở một số nước được quan niệm là một nghề dựa trên kiến thức pháp luật và kỹ năng nghề nghiệp, vì vậy trách nhiệm và danh dự nghề nghiệp, đạo đức và uy tín nghề nghiệp luật sư có vai trò rất lớn trong hành nghề luật sư.

 

 

Người có bằng cử nhân luật là người tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cấp, hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

 

Công ty luật Everest luôn đem tới cho mọi người những luật sư uy tín chất lượng tốt nhất

 

Điều kiện hành nghề luật sư ở Việt Nam

 

 

Điều 11 Luật Luật sư 2006 quy định như sau: “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư”. Quy định này nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp của nghề luật sư, phòng ngừa tình trạng những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện vẫn thực hiện dịch vụ pháp lý như luật sư, góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức và xã hội, tăng cường quản lý hành nghề luật sư. ( Đọc thêm về giải quyết tranh chấp thương mại trong ngành luật )

 

 

Việc gia nhập Đoàn luật sư được coi là điều kiện bắt buộc đối với người hành nghề luật sư. Bởi vì, không giống như các nghề nghiệp khác, nghề luật sư là một nghề gắn với pháp luật, gắn với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, với hoạt động của cơ quan nhà nước, đặc biệt là với cơ quan tiến hành tố tụng. Để bảo vệ lợi ích của khách hàng, lợi ích của xã hội, đồng thời góp phần ngăn ngừa sự lạm dụng tín nhiệm, các hành vi vi phạm từ phía các luật sư, pháp luật về luật sư quy định chặt chẽ về nghĩa vụ, trách nhiệm tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Tuy nhiên, để các quy định này bảo đảm thực hiện trên thực tế thì cần phải có cơ chế theo dõi giám sát, kiểm tra. Đoàn luật sư là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có vị trí, vai trò rất trọng trong quản lý hành nghề đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Cùng với cơ quan quản lý nhà nước, Đoàn luật sư thực hiện theo dõi, giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư trong hành nghề, có thẩm quyền xử lý luật sư vi phạm đến mức đình chỉ hành nghề. Đây là một chức năng quản lý nghề nghiệp quan trọng thuộc nội dung tự quản của Đoàn luật sư. Theo Điều 2 Luật Luật sư 2006, ngoài việc gia nhập Đoàn luật sư thì người đó còn phải cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng thì mới được gọi là luật sư.

 

 

Theo quy định của Pháp lệnh Luật sư 2001, một người hội đủ điều kiện luật định, phải gia nhập một Đoàn luật sư để tập sự hành nghề luật sư. Sau khi kết thúc thời gian tập sự và đạt yêu cầu kiểm tra hết tập sự, được Đoàn luật sư đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và trở thành luật sư chính thức. Trong thực tiễn thi hành quy định này đã bộc lộ một số bất cập như người chưa có Chứng chỉ hành nghề luật sư lại được gia nhập Đoàn luật sư với tư cách luật sư tập sự. Điều này không phù hợp với tính chất của nghề luật sư là người hành nghề luật sư phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận có đủ khả năng hành nghề bằng việc cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Mặt khác, trong trường hợp luật sư tập sự không vượt qua kỳ kiểm tra hết tập sự và đương nhiên không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Như vậy, pháp luật đã vô tình cho phép một người không đủ điều kiện được hành nghề luật sư với tư cách luật sư tập sự. Để khắc phục tình trạng này, Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung 2012 chỉ cho phép những người đủ điều kiện mới được hành nghề luật. Điều đó có nghĩa là phải có Chứng chỉ hành nghề, gia nhập Đoàn luật sư, đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau đó mới được hành nghề luật sư.

 

 

 ( Nếu bạn đang vướng mắc về vấn đề đầu tư có thể tham khảo tư vấn pháp luật đầu tư tại Everest )

 

0 bình luận, đánh giá về Tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề luật sư ở Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.23088 sec| 942.188 kb