Tổ chức trọng tài quốc tế và trong nước

18/06/2021

 

Vì có nhiều tổ chức trong tài trong nước và quốc tế khác nhau nên các luật sư cũng có nhiều lựa chọn để tư vấn cho khách hàng trong có giao dịch cụ thể dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Vậy tổ chức trọng tài quốc tế và tổ chức trọng tài trong nước bao gồm những tổ chức nào? Sau đây Luật Everest xin được chia sẻ tới quý bạn đọc.

 

 

giọng nói trong giao tiếp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Tổ chức trọng tài quốc tế

 

 

Nhóm trọng tài khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Asia Pacific Regional Arbitration Group (APRAG): gồm có 30 thành viên. Đây không phải là một tổ chức trọng tài mà là một hiệp hội của 30 tổ chức trọng tài ở các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương,

 

 

Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC): SIAC được coi là một trong những tổ chức trọng tài hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cũng là tổ chức trọng tài được nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam lựa chọn giải quyết tranh chấp phát sinh từ các giao dịch xuyên biên giới. Nhận thấy tầm quan trọng của thị trường Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng dịch vụ trọng tài ở Việt Nam. Việc lựa chọn SIAC dễ được các đối tác kinh doanh quốc tế chấp nhận do uy tín về tính trung lập và chuyên nghiệp của tổ chức này.(tìm hiểu thêm: dịch vụ thành lập công ty)

 

 

Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông (HKIAC): Tương tự khu vực châu Á - Thái Bình Dương, HKIAC rất có thế mạnh trong việc giải quyết các tranh chấp xuyên biên giới liên quan đến các doanh nghiệp của Trung Quốc lục địa (mainland China) và các doanh nghiệp ở khu vực Bắc Mỹ.

 

 

Ủy ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc (CIETAC): CIETAC có thể được coi là tổ chức trọng tài quốc gia của Trung Quốc (tương tự Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam của Việt Nam) mặc dù hiện nay đã có rất nhiều tổ chức trọng tài khác nhau ra đi từ sự “ ly khai ” của các chi nhánh CIETAC trước đây ở các địa như Thượng Hải hay Bắc Kinh. Tuy nhiên, khi giao dịch với các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, điều khoản trọng tài mẫu thường được yêu cầu áp dụng để lựa chọn CIETAC giải quyết các tranh chấp phát sinh, do đó luật sư Việt Nam khi tư vấn cho khách hàng có quan hệ kinh doanh với thị trường Trung Quốc cần nghiên cứu kỹ về tổ phương chức này.(đọc thêm: dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh)

 

 

Hiệp hội trọng tài thương mại Nhật Bản (JCAA): JCAA ít có uy tín quốc tế hơn so với Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore hay Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông do thị trường trọng tài nội địa của Nhật Bản chưa thực sự phát triển đến mức độ như ở Singapore hay Hồng Kông. JCAA thường được các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng khi đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn là các giao dịch nội địa. Tuy nhiên, với tư cách là quốc gia cung cấp viện trợ ODA nhiều cho Việt Nam cũng như là một trong số các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Việt Nam thì luật sư cũng cần tìm hiểu về tổ chức trọng tài này khi giao dịch với các đối tác Nhật Bản.

 

 

Tòa án trọng tài quốc tế của Phòng thương mại quốc tế (ICC). ICC là một tổ chức trọng tài toàn cầu (global) được thành lập năm 1923  có trụ sở chính tại Paris, Pháp. Tòa trọng tài quốc tế của ICC có tới 176 thành viên đại diện cho 104 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trong đó có Việt Nam. Trọng tài ICC được biết đến với thế mạnh lâu đời trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, v.v. có giá trị lớn và có tính chất phức tạp về mặt pháp lý.

 

 

Tổ chức trọng tài trong nước

 

 

Theo thống kê của Bộ Tư pháp thi Việt Nam có tới 22 tổ chức trọng tài khác nhau phân bổ chủ yếu ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong số đó, đáng lưu ý nhất là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Thái Bình Dương.

 

 

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC): Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Hội đồng trọng tài ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng trọng tài hàng hải (thành lập năm 1964) . Cho đến nay, đây vẫn là tổ chức trọng tài có truyền thống lâu đời và hoạt động tích cực nhất trong số các tổ chức trọng tài ở Việt Nam thể hiện ở số lượng vụ tranh chấp được giải quyết hằng năm ngày một tăng cao. VIAC cũng là tổ chức trọng tài Việt Nam được quốc tế biết đến nhiều nhất và thường xuyên được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khi giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.(xem thêm: dịch vụ giải thể doanh nghiệp)

 

 

Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (VIAC): Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Thái Bình với tên tiếng Anh là Pacific International Arbitration Centre (PAC) thành lập theo giấy phép số 01/TP-GP ngày 28/8/2006 của Bộ Tư pháp. PIAC được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nhân về một định chế giải quyết tranh chấp đáng tin cậy, hiệu quả, công bằng và độc lập tại Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của PIAC là giải quyết tranh chấp nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tranh chấp và bảo đảm uy tín, bền vững và lâu dài của PIAC.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3.  

     

    Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

     

     

 

0 bình luận, đánh giá về Tổ chức trọng tài quốc tế và trong nước

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18574 sec| 942.313 kb