Các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tư

16/09/2022
Pháp luật Việt Nam có quy định các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tư. Cùng tìm hiểu những điều khoản này dưới bài viết này.

Đầu tư nước ngoài là một lĩnh vực hết sức quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế. Góp phần chủ yếu giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tạo vị thế vững chắc để quốc gia chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài, các quốc gia trên thể giới cũng như các quốc gia thành viên ASEAN đã có những chính sách để thực hiện tự do hóa trong đầu tư. Việt Nam không nằm ngoài những quốc gia chú trọng vấn đề này. Pháp luật Việt Nam có quy định các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tư. Cùng tìm hiểu những điều khoản này dưới bài viết này.

Các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tư

Tự do hóa đầu tư là gì?

Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, đầu tư nước ngoài là một lĩnh vực hết sức quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tạo vị thế vững chắc để quốc gia chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài, các quốc gia trên thể giới cũng như các quốc gia thành viên ASEAN đã có những chính sách để thực hiện tự do hóa trong đầu tư.

Vậy tự do hóa đầu tư là gì? Có thể hiểu tự do hóa đầu tư là những biện pháp nhằm cắt giảm hay loại bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để tạo nên một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh và bình đẳng hơn, tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho việc di chuyển các nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia.

Nội dung của tự do hóa đầu tư

Tiến trình tự do hóa đầu tư diễn ra ở các nước, các khu vực và các tổ chức trên thế giới theo ba nội dung chính sau:

- Loại bỏ dần các rào cản và những ưu đãi mang tính phân biệt đối xử trong hoạt động đầu tư.

- Thiết lập các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ đối với hoạt động đầu tư.

- Tăng cường các biện pháp giám sát thị trường để đảm bảo sự vận hành đúng đắn của thị trường.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ

Điều khoản liên quan đến vấn đề tước đoạt quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong tự do hóa đầu tư

Có hai loại biện pháp mà chính phủ nước tiếp nhận đầu tư áp dụng để tước đoạt quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngpài. Đó là tước đoạt trực tiếp và tước đoạt gián tiếp.

Tước đoạt trực tiếp trong vấn đề tự do hóa đầu tư

Tước đoạt trực tiếp là việc tước đoạt triệt để quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối vối mọi tài sản thuộc thành phần kinh tế tư nhân hoặc của một ngành công nghiệp hoặc của một doanh nghiệp cụ thể. Các hành vi tước đoạt trực tiếp từ lâu đã là đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc tế. Biện pháp tước đoạt trực tiếp bao gồm hành vi quốc hữu hoá và hành vi trưng thu (tịch thu) tài sản.

+ Thứ nhất, quốc hữu hoá. Đây là việc tước đoạt quyền sở hữu tuyệt đối đối với thành phần kinh tế tư nhân hoặc một ngành công nghiệp.

Hành vi quốc hữu hoá hoàn toàn đối với thành phần kinh tế tư nhân dẫn đến việc chấm dứt mọi hoạt động đầu tư nước ngoài tại nước tiếp nhận đầu tư. Mục đích của biện pháp này nhằm đạt được sự kiểm soát hoàn toàn của nhà nước đối với nền kinh tế và tước đoạt quyền sở hữu đối với tất cả các tư liệu sản xuất của thành phần kinh tế tư nhân

+Thứ hai, trưng thu (tịch thu) tài sản. Đây là việc tước đoạt quyền sở hữu đối với một doanh nghiệp cụ thể.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thuế - kế toán

Các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tư

Tước đoạt gián tiếp trong tự do hóa đầu tư

Bên cạnh biện pháp tước đoạt trực tiếp là biện pháp tước đoạt gián tiếp, bao gồm các hành vi của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư can thiệp vào hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, làm mất quyền kiểm soát, sử dụng hoặc quản lí hoặc làm giảm nghiêm trọng giá trị tài sản của nhà đầu tư nước ngoài.

+ Thứ nhất, tịch thu không tuyên bố. Thí dụ: Bắt buộc phân tán cổ phần của một công ti, can thiệp vào quyền quản lí của doanh nghiệp, chỉ định người quản lí, từ chối khả năng tiếp cận các nguồn lao động và nguyên liệu thô, đánh thuế quá cao hoặc tuỳ tiện V.V.. Trong trường hợp này, quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài nhưng quyền sử dụng bị hạn chế do sự can thiệp của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.

+ Thứ hai, tước đoạt hợp pháp quyền sở hữu. Đây là trường hợp các cơ quan có thẩm quyền ở nước tiếp nhận đầu tư tước đoạt tài sản theo quy định của pháp luật quốc gia, thường là liên quan đến các biện pháp chế tài (hành chính, hình sự). Bên cạnh đó, các hành vi tước đoạt quyền sở hữu để thực hiện các quy định về môi trường, y tế, đạo đức, văn hoá hoặc kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư cũng được coi là tước đoạt hợp pháp quyền sở hữu. Việc thực hiện những hành vi này không phải là đối tượng của bồi thường.

Điều kiện để một hành vi tước đoạt quyền sở hữu được coi là hợp pháp theo pháp luật quốc tế

Có bốn điều kiện sau đây:

-        Việc tước đoạt quyền sở hữu vì mục đích công cộng.

-        Không phân biệt đối xử.

-        Cố bồi thường.

-        Việc tước đoạt quyền sở hữu phải tuân theo “thủ tục hợp lệ”.

Các biện pháp tự do hóa đầu tư?

Để tự do hóa đầu tư một cách triệt để, mỗi quốc gia cần phải thực hiện những biện pháp (phương thức) sau:

– Mở rộng phạm vi danh mục những ngành, nghề, dịch vụ mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư, từ đó tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế.

– Từng bước loại bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư, áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) và nguyên tắc tối huệ quốc (MFN). Cụ thể là, khi các nhà đầu tư thuộc các nước là thành viên của tổ chức tiến hành đầu tư tại một quốc gia thành viên khác sẽ được hưởng những ưu đãi và nghĩa vụ như nhau. Có như vậy mới tạo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình dẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua

Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527,

E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.13877 sec| 965.813 kb