Tư vấn về việc lựa chọn chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm

26/06/2021

 

Để tư vấn về việc lựa chọn chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm hiệu quả và đúng theo quy định pháp luật cần biết những gì? Sau đây Công ty Luật TNHH Everest gửi tới quý bạn đọc nội dung sau:

 

hoạt động tư vấn đầu tư Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 Tư vấn về việc lựa chọn chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm

Hợp đồng có hiệu lực pháp luật trở thành cơ sở pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những nghĩa vụ của hợp đồng thi phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, căn cứ áp dụng là theo sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật LTM năm 2005 quy định các loại chế tài tại Điều 292, theo đó có các chế tài sau: (i) Buộc thực hiện đúng hợp đồng, (ii) Phạt vi phạm, (iii) Buộc bồi thường thiệt hại, (iv) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng, (v) Đình chỉ thực hiện hợp đồng, (vi) Hủy bỏ hợp đồng, (vii) Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật. (xem thêm: tổng đài tư vấn giao thông đường bộ)

Khi một bên trong quan hệ hợp đồng có hành vi vi phạm hợp đồng thì họ có thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mang tính vật chất. Do hợp đồng thương mại được các bên ký kết là những hợp đồng mang tính chất đền bù ngang giá, phản ánh mối quan hệ mang tính chất hàng hóa tiền tệ, nên việc áp dụng các chế tài mang tính chất tài sản là tất yếu, trừ khi chính bản thân người bị vi phạm trong cùng quan hệ hợp đồng không muốn áp dụng chế tài đối với bên vi phạm. Hậu quả bất lợi mang tính chất tài sản thể hiện ở việc bên có hành vi vi phạm phải nộp một khoản tiền phạt hợp đồng, nộp tiền bồi thường hợp đồng hay những chi phí cần thiết để thực hiện đúng hợp đồng.... Các chế tài tài sản áp dụng đối với bên vi phạm dưới những hình thức khác nhau đều dẫn đến việc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản. Tuy nhiên, có những chế tài không mang tính chất tài sản như chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng và hủy hợp đồng (xem thêm: tư vấn sở hữu trí tuệ)

Có thể phân loại các chế tài trong thương mại thành 3 nhóm:

(i) Chế tài đảm bảo hợp đồng được thực hiện nhằm thỏa mãn mục đích của các bên khi ký kết: chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng

(ii) Các chế tài liên quan đến tài sản nhằm ngăn ngừa và bù đắp các thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra: chế tài phạt hợp đồng, chế tài hợp đồng, chế tài bồi thường thiệt hại.

(iii) Các chế tài mang tính tổ chức của hợp đồng như chế tài đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng.

Việc luật sư tư vấn cho khách hàng lựa chọn áp dụng hình thức chế tài nào phụ thuộc vào các nội dung sau:

Thứ nhất, căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện hợp đồng, luật sư cần ưu tiên áp dụng chế tài tạo điều kiện cho các bên đạt được lợi ích mà họ mong đợi khi giao kết hợp đồng trước (áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng); trong trường hợp không thể áp dụng được chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì mới áp dụng đến chế tài triệt tiêu một phần hoặc toàn bộ hợp đồng vì như vậy các bên không đạt được lợi ích đặt ra khi giao kết hợp đồng (áp dụng chế tài đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng). Các chế tài liên quan đến tài như bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng có thể được áp dụng đồng với việc áp dụng các chế tài trên.

Thứ hai, phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng và quy định của pháp luật

Trên thực tế, bên có hành vi vi phạm hợp đồng có bị áp dụng chế tài hay không, áp dụng chế tài nào còn phải phụ thuộc vào việc chứng minh có hội tụ đủ các căn cứ xác định trách nhiệm hợp đồng đối với từng hình thức cụ thể. Có những chế tài mà căn cứ áp dụng phải có thoả thuận trong hợp đồng hoặc một trong số cấc căn cứ áp dụng chế tài là hành vi vi phạm là thoả thuận để áo dụng chế tài này như chế tài huỷ bỏ hợp đồng, đình chỉ hợp đồng thì việc áp dụng chế tài này khi bên vi phạm có hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng. Trong trường hợp này, luật sư phải kiểm tra hành vi vi phạm của phía bên kia có căn cứ áp dụng chế tài nào.

Thứ ba, luật sư cần lưu ý rằng chủ thể có quyền lựa chọn và quy định áp dụng chế tài nào, phạm vi áp dụng đến đâu chính là bên bị vị phạm hợp đồng.

Bên bị vi phạm có toàn quyền quyết định áp dụng chế tài nào, phạm vi áp dụng như thế nào phù hợp với tình hình thực tế, thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật. Khi luật sư tư vấn cho bên bị vi phạm áp dụng các chế tài trong thương mại, nhưng bên vi phạm không thừa nhận hành vi vi phạm hay không tuân thủ các biện pháp chế tài đưa ra thì tiếp tục tư vấn cho bên bị vi phạm có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (Tòa án hoặc Trọng tài thương mại) giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên bị vi phạm được toàn quyền quyết định việc yêu cầu bên vi phạm thực hiện một phần hay toàn bộ trách nhiệm tài sản đối với mình. Ví dụ: khi xác lập hợp đồng, căn cứ vào Điều 307 LTM năm 2005 hai bên thỏa thuận trong trường hợp vi phạm hợp đồng sẽ áp dụng đồng thời hai chế tài là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, bên bị vi phạm có thể chỉ áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại mà không áp dụng phạt vi phạm. Trong trường hợp này, Tòa án hoặc Trọng tài thương mại được bên bị vi phạm yêu cầu giải quyết tranh chấp phải tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự (đọc về: dịch vụ tư vấn doanh nghiệp)

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực thương mại được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.  

 

0 bình luận, đánh giá về  Tư vấn về việc lựa chọn chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.25722 sec| 942.594 kb