Vai trò của chính quyền địa phương trong bộ máy nhà nước

02/03/2023
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Có thể thấy, nếu phát huy tốt hai chức năng mà nó thực hiện Chính quyền địa phương sẽ phát huy được vai trò hết sức quan trọng của mình trong bộ máy nhà nước.

1- Vai trò của chính quyền địa phương

[a] Chính quyền địa phương gánh vác công việc của chính quyền trung ương

Chính quyền địa phương góp phần gánh vác công việc của chính quyền trung ương, giúp giảm tải công việc của chính quyền trung ương. Nhà nước hiện đại có xu hướng can thiệp vào mọi mặt của đời sống xã hội. Với định hướng xây dựng Xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Việt Nam cũng có xu hướng như vậy. Có thể thấy sự can thiệp của nhà nước vào các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, lao động, môi trường, báo chí... thậm chí cả các lĩnh vực mang tính xã hội hóa cao như văn hóa, văn nghệ, thể thao. Nếu các cơ quan nhà nước ở trung ương quyết định mọi vấn đề trong mọi lĩnh vực thì sẽ trở nên quá tải và không hiệu quả. Khi Chính quyền địa phương thực hiện chức năng tự quản có nghĩa là một số vấn đề trong một số lĩnh vực có phạm vi tác động ở địa phương sẽ được phân quyền cho Chính quyền địa phương quyết định và tổ chức thực hiện theo cơ chế tự chịu trách nhiệm. Nhờ vậy, các cơ quan nhà nước ở trung ương giảm tải được công việc để tập trung nguồn lực vào các vấn đề chính sách ở tầm quốc gia.

[b] Chính quyền địa phương thực thi chủ trương, chính sách, pháp luật của trung ương

Chính quyền địa phương là thiết chế bảo đảm tính hiện thực và thực thi có hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật của trung ương trong thực tiễn. Như trên đã đề cập, khi thực hiện chức năng chấp hành, Chính quyền địa phương các cấp tạo thành mạng lưới cơ quan chấp hành chính của các cơ quan nhà nước ở trung ương, đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương. Ví dụ, khi Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật đầu tư chứa đựng nhiều chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư về quyền sử dụng đất, về thủ tục hành chính v.v. thì nhà đầu tư chỉ có thể thực sự hưởng những ưu đãi đó khi Chính quyền địa phươngcấp tỉnh tương ứng thực sự thực thi Luật. Nói cách khác, chính sách, pháp luật của trung ương song vấn đề thi hành lại nằm ở địa phương. Nếu không có hành động hiệu quả của Chính quyền địa phương thì pháp luật và các chính sách chủ yếu của trung ương dù hay đến mấy cũng chỉ nằm trên giấy. Bộ máy hành chính nhà nước có hiệu quả hay không cũng phần lớn do hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. Câu nói “trên trải thảm, dưới trải đinh” mặc dù mang hàm ý chỉ trích song phần nào thế hiện được tầm quan trọng của Chính quyền địa phương trong việc thực thi pháp luật, chính sách của cấp trên.

[c] Chính quyền địa phương bảo đảm sự can thiệp của Nhà nước

Khi quyết định và tổ chức thi hành quyết định về các vấn đề của địa phương, chính quyền địa phương bảo đảm sự can thiệp của Nhà nước đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương. Điều này dễ hiểu bởi lẽ Chính quyền địa phươnglà do nhân dân địa phương thành lập nên với những đại diện của chính người dân địa phương, do đó, các quan chức làm việc trong Chính quyền địa phương là những người am hiểu nhất điều kiện, hoàn cảnh của địa phương. Các quyết định của Chính quyền địa phươngđưa ra sẽ có khả năng phù họp cao hơn với điều kiện của địa phương và do đó có hiệu quả tốt hơn, tránh được tình trạng quan liêu trong điều hành công việc nhà nước ở địa phương.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest

[d] Chính quyền địa phương đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của địa phương

Chính quyền địa phương đóng vai trò quyết định cho sự phát triển đa dạng của địa phương, qua đó đóng góp vào sự thịnh vượng bền vũng chung của đất nước. Nếu phát huy tốt chức năng tự quản của mình, mỗi Chính quyền địa phương sẽ là một thiết chế nhà nước có trách nhiệm với sự phát triển của địa phương. Quan chức trong Chính quyền địa phương sẽ phải tìm mọi cách phát huy lợi thế cạnh tranh của địa phương mình. Mỗi địa phương sẽ phát triển theo cách riêng với thế mạnh riêng. Ket quả là sự thịnh vượng của quốc gia sẽ mang tính ổn định và bền vững cao do có nền tảng đa dạng và vững chắc từ sự phát triển của các địa phương.

[đ] Chính quyền địa phương là cơ chế để người dân địa phương tham gia vào công việc nhà nước ở địa phương

Chính quyền địa phương là cơ chế hữu hiệu để người dân địa phương tham gia vào công việc nhà nước ở địa phương, qua đó vừa bảo đảm vừa nâng cao dân chủ ở địa phương. Một học giả đã nói “Chính quyền địa phươnglà việc tổ chức quản lí các công việc của người dân địa phương bởi chính người dân địa phương”. Khi tham gia vào chính quyền địa phương, người dân vừa làm quen với công việc chính trị ở địa phương vừa rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để có thể sau này gánh vác trách nhiệm chính trị ở cấp cao hơn.

[e] Chính quyền địa phương là hình ảnh trực tiếp nhất của Nhà nước

Vừa là thiết chế chính trị của Nhân dân địa phương song đối với người dân ở địa phương Chính quyền địa phươngcũng là hình ảnh trực tiếp nhất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính quyền địa phương, đặc biệt là Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính cấp cơ sở - cấp xã, là cơ quan nhà nước tiếp xúc với người dân nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày. Có thể nói nhiều người dân không có những cơ hội tiếp xúc với các cơ quan nhà nước ở trung ương như các Bộ hay thậm chí các cục, vụ của Bộ. Tuy nhiên, họ lại luôn có thể tiếp xúc với các cán bộ cơ sở, từ chủ tịch xã, phường tới cán bộ tư pháp xã, phường, công an xã, phường trong cuộc sống hàng ngày. Đối với người dân, Chính quyền địa phươngchính là sự hiện diện của Nhà nước. Ấn tượng tốt hay xấu về chính quyền địa phương, thông qua các cán bộ, công chức của chính quyền địa phương, là yếu tố chủ yếu quyết định hình ảnh của Nhà nước trong suy nghĩ của mỗi người dân.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Vai trò của chính quyền địa phương trong bộ máy nhà nước được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Vai trò của chính quyền địa phương trong bộ máy nhà nước có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024)  66 527 527, Email: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Vai trò của chính quyền địa phương trong bộ máy nhà nước

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.06582 sec| 965.563 kb