Vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội

27/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, mỗi công cụ có vị trí, vai trò khác nhau, tùy thuộc điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, địa lý, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng... của quốc gia. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đời sống, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội ngày càng được coi trọng, nó ngày càng trở nên thắng thế vai trò của các thể chế phi quan phương.

1- Vai trò của pháp luật trong lịch sử

Ở Trung Quốc trong suốt hàng nghìn năm, đạo đức được coi trọng hơn so với pháp luật. Các triều đại phong kiến Trung Quốc, từ nhà Hán đến nhà Thanh, nhân trị luôn thắng pháp trị, đạo đức luôn là công cụ chủ đạo để xác lập và giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội. Chủ trương Đức trị trở thành đường lối chính trị chủ yếu của các nhà nước phong kiến Trung Quốc trong hơn hai thiên niên kỷ.

Ở các nước Tây Âu thời kỳ phong kiến, lợi dụng tình hình chưa ổn định của các quốc gia “man tộc” vừa mới được thành lập, nhà thờ Thiên chúa giáo đã giành lấy chức năng chính trị và hành chính, thao túng nhà nước, lấn át nhà nước.

Trong thời kỳ này, thần học là nội dung học tập chủ yếu trong các trường học, giáo lý, giáo luật của nhà thờ có vai trò chi phối hết sức mạnh mẽ hành vi của con người, từ các quan hệ trong gia đình đến các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá... trong xã hội. “Trong tay bọn giáo sỹ, chính trị và luật học cũng như tất cả cảc khoa học khác vân chỉ là những ngành của thần học, và những nguyên lý thống trị trong thần học cũng được áp dụng cho chính trị và luật học. Những giáo lý của giảo hội đồng thời cũng là những định lý chính trị và những đoạn kinh thánh cũng có hiệu lực trước mọi toà án như là luật pháp”.

Thậm chí, có nhà bác học còn bị đưa ra xét xử và bị tử hình bởi toà án giáo hội vì không chịu tuân thủ tư tưởng của nhà thờ. Ở các quốc gia Hồi giáo, hệ thống tín điều của đạo Hồi có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, được coi là chân lý, được lấy làm chuẩn mực cho mọi xử sự của con người. Kinh Coran được thiêng liêng hoá, trở nên bất di bất dịch và bất khả xâm phạm, không một quyền lực nào trên thế giới có thể thay đổi được. “Các quy định này hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối của bất kỳ nhà nước nào”.

Vai trò của luật Hồi giáo quan trọng đến mức có ý kiến cho rằng, ở đâu người ta không dùng đến luật Hồi giáo, ở đó đạo Hồi không tồn tại. Luật Hồi giáo điều chỉnh từ những mối quan hệ trong gia đình đến những mối quan hệ với láng giềng, với cộng đồng, nói chung là tất cả các mối quan hệ xã hội trong đời sống kinh tế, chính trị của quốc gia.

Đặc biệt ảnh hưởng của luật Hồi giáo trong các lĩnh vực hôn nhân, gia đình, thừa kế, hình sự khá mạnh mẽ. Ở các quốc gia có nền kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc manh mún, các quan hệ xã hội chủ yếu chỉ diễn ra trong phạm vi làng xã, phong tục tập quán, lệ làng, hương ước có vai trò rất quan trọng, thậm chí đứng trên luật pháp của nhà nước.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ phong kiến có hiện tượng “phép vua thua lệ làng”. Ngay trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp trước đây, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cũng chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính và các chuẩn mực đạo lý.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đời sống, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội ngày càng được coi trọng, nó ngày càng trở nên thắng thế vai trò của các thể chế phi quan phương. Như trên đã đề cập, luật tục chỉ giữ vai trò quan trọng trong xã hội tiền giai cấp. Khi xã hội xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp, luật tục trở nên yếu thế, một bộ phận của nó được chuyển hoá thành pháp luật, một bộ phận bị pháp luật loại trừ, bộ phận còn lại tồn tại chỉ như sự hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật.

Có thể nói, phong tục tập quán, lệ làng, hương ước chỉ phát huy mạnh mẽ vai trò của nó trong xã hội tiểu nông, tự cấp, tự túc bởi chúng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của làng xã, phù hợp với suy nghĩ và tầm nhìn của người nông dân tiểu nông.

Khi nền kinh tế hàng hoá ra đời, ngành thương nghiệp xuất hiện, các quan hệ xã hội vượt ra khỏi phạm vi làng xã thì phong tục tập quán, lệ làng, hương ước bị thu hẹp phạm vi ảnh hưởng, vai trò của nó trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội bị suy giảm đáng kể. Đặc biệt, khi nền kinh tế được công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá diễn ra rộng khắp, đời sống xã hội có sự biến đổi nhanh chóng, giao lưu xã hội diễn ra trên phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế thì vai trò của phong tục tập quán, lệ làng, hương ước chỉ còn rất hạn chế.

Ở các nước Á Đông chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, trong hàng thiên niên kỉ, mặc dù Đức trị luôn là tư tưởng chủ đạo, tuy nhiên trên thực tế, bề ngoài, công cụ cai trị vẫn là pháp luật. Đó chính là đường lối cai trị “nội Nho ngoại Pháp”, có sự kết hợp chặt chẽ đạo đức với pháp luật, dùng pháp luật để thể chế hoá những tư tưởng của Nho giáo. Nhìn chung trên thế giới, một khi tôn giáo có sự tách bạch với chính trị, thế quyền thoát ly khỏi thần quyền thì ảnh hưởng của tín điều tôn giáo trong đời sống xã hội bị thu hẹp rất đáng kể.

Trong điều kiện hợp tác, hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, vai trò của Luật Hồi giáo ở các nước theo đạo Hồi cũng đang có những biến động mạnh mẽ. Ở nhiều quốc gia Hồi giáo, một mặt tiếp tục khẳng định sự gắn bó với các nguyên tắc của đạo Hồi, nhưng mặt khác vẫn tìm cách thích nghi với pháp luật trong thế giới hiện đại.

Ở các nước Trung Á thuộc Liên Xô trước đây, các nước từng là thuộc địa của phương Tây, chịu ảnh hưởng của pháp luật phương Tây như Malaysia, Bengale, Bắc Nigeria, Indonesia, các nước châu Phi nói tiếng Pháp, các nước nói tiếng Ả Rập… luật Hồi giáo vẫn tồn tại, tuy nhiên, vai trò của nó trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội đã bị hạn chế đáng kể so với trước kia.

Trong điều kiện ngày nay, pháp luật trở thành công cụ hàng đầu, quan trọng và có hiệu quả nhất, công cụ không thể thay thế để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quản lý xã hội. “Pháp luật nổi lên như là một công cụ “thép”, có hiệu lực mang tính uy quyền của nhà nước. Pháp luật là hạt nhân, giữ vị trí trung tâm trong hệ thong các quy tắc xã hội”.

Pháp luật không đơn thuần là công cụ quản lý nhà nước, nó còn được xác định là công cụ để mỗi người tự bảo vệ lợi ích của mình; công cụ điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống nhằm thiết lập, duy trì, bảo vệ trật tự của đời sống chung. Nói cách khác, trong điều kiện ngày nay, pháp luật không còn được quan niệm là của riêng nhà nước, nó phải được quan niệm là một loại quy tắc sinh hoạt công cộng, một công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, pháp luật là của chung toàn xã hội.

Pháp luật luôn “ngự trị trong các mối quan hệ xã hội”. Bất kỳ một thể chế xã hội phi quan phương nào cũng không thể hoán đối vị trí của pháp luật, càng không thể thay thế cho pháp luật. Pháp luật ngày càng có sự hiện diện thường xuyên trong cuộc sống của từng nhà, từng người. Thượng tôn pháp luật trở thành nguyên tắc ứng xử của toàn xã hội. Chính vì vậy, nhìn chung các nhà nước trên thế giới đều sử dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu để quản lý xã hội. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

2- Vai trò đặc biệt quan trọng của pháp luật

Pháp luật sở dĩ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như nêu trên là bởi vì, so với các công cụ điều chỉnh khác, pháp luật thể hiện những ưu thế vượt trội sau đây:

Một là, pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn nhất. Pháp luật do nhà nước ban hành, vì vậy nó được truyền bá, phổ biến bằng con đường chính thức thông qua hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhờ đó, pháp luật có khả năng tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác động đến mọi vùng miền, lãnh thổ của đất nước. Ở đâu có sự hiện diện của chính quyền, ở đó có sự tác động của pháp luật. Bởi vậy, pháp luật có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội trên bình diện rộng lớn trên các lĩnh vực của đời sống.

Hai là, pháp luật được nhà nước tổ chức thực hiện và bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp cưỡng chế nhà nước, nhờ đó nó có tính bắt buộc đối với mọi người. Trong điều kiện xã hội có sự khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn về lợi ích, mọi người đều muốn cái lợi cho riêng mình thì những lời khuyên, điều răn hay những cách xử sự theo thói quen... không phải khi nào cũng phát huy tác dụng.

Trong điều kiện đó, phải dùng các biện pháp cưỡng chế của pháp luật mới có thể thiết lập được trật tự, mới duy trì được sự ổn định của đời sống. Tất nhiên, sức mạnh của pháp luật có được chính là nhờ sức mạnh của nhà nước, sức mạnh của bộ máy chuyên nghiệp, chuyên môn làm nhiệm vụ cưỡng chế. Theo Lênin, nếu không có bộ máy nhà nước có đầy đủ sức mạnh để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện thì pháp luật cũng chỉ như những tiếng kêu trống rỗng làm rung động không khí.

Thông qua bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, bắt buộc các chủ thể phải phục tùng ý chí của nhà nước, vì vậy, pháp luật mang tính cụ chủ yếu để quản lý xã hội. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.

Ba là, pháp luật có hình thức xác định chặt chẽ nhất. Trong lịch sử, pháp luật có nhiều hình thức thể hiện, tuy nhiên trong xã hội hiện đại, pháp luật ngày càng có xu hướng thể hiện thành văn. Dưới hình thức này, pháp luật có sự xác định một cách hết sức chặt chẽ. Tính xác định chặt chẽ về hình thức là một trong những ưu thế vượt trội của pháp luật so với các công cụ điều chỉnh khác. “Trong mỗi xã hội (mỗi nước), luật pháp là sự tổng hợp dưy nhẩt những chuẩn mực, không có “bản sao”, không có phưcmg án hai”.

Pháp luật, bản thân nó là một hệ thống, đó là một thể thống nhất bao gồm các quy phạm pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau được sắp xếp một cách logic, khách quan và khoa học. Mỗi quy phạm pháp luật được xem “như dây mực, cái thủy chuẩn, cái quy, cái củ (thước tròn, thước vuông) của người thợ, là cái nhờ nó mà việc làm đạt được sự ngay thẳng, chính xác". Ngôn ngữ pháp luật thường một nghĩa, rõ nghĩa, chính xác, không trừu tượng, chung chung.

Chính vì vậy, thông qua pháp luật, các cá nhân, tổ chức trong xã hội nắm bắt được một cách đầy đủ, chính xác và rõ ràng nhất các hành vi được phép, các hành vi bắt buộc, các hành vi bị cấm cũng như cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện chúng... Thông qua pháp luật, các chủ thể biết được trong điều kiện, hoàn cảnh nào, họ được làm gì, phải làm gì hay không được làm gì, hậu quả sẽ phải gánh chịu như thế nào nếu làm trái điều đó, từ đó có đầy đủ cơ sở để lựa chọn và thực hiện hành vi.

Ngược lại, các thể chế phi quan phương thường không có sự xác định về hình thức. Phong tục tập quán thể hiện dưới dạng hành vi mẫu (thực hành xã hội), đạo đức, tín ngưỡng dân gian chủ yếu được truyền miệng dưới dạng tục ngữ, ca dao... Mặc dù tín điều của các tôn giáo thường được ghi chép thành kinh sách, được truyền giảng trong tu viện, nhà thờ, tuy nhiên nhìn chung những quy định trong đó thường rất khái quát và trừu tượng. Chẳng hạn, những quy định trong Kinh Coran được thể hiện dưới dạng những đoạn thơ, khá dài dòng và tương đối trừu tượng. Chính vì vậy, để nhận thức và thực hiện những quy tắc đó một cách chính xác, thống nhất là một khó khăn rất lớn đối với mọi người.

Bốn là, pháp luật dễ thích ứng với điều kiện thực tế của đời sống xã hội. Là hình thức pháp lý của các quan hệ kinh tế xã hội, vì vậy, về cơ bản pháp luật quy định về vấn đề gì, quy định như thế nào, điều đó trước tiên phụ thuộc vào thực trạng của điều kiện kinh tế xã hội. Khi điều kiện kinh tế xã hội thay đồi, pháp luật có sự thay đổi theo.

Chính vì vậy, pháp luật có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống. Ngược lại, đạo đức, phong tục tập quán... thường có quá trình hình thành và biến đổi khá chậm chạp, nhiều tín điều tôn giáo đã hình thành cách ngày nay hàng nghìn năm nhưng không hề có sự thay đổi, thậm chí là bất di bất dịch. Nói cách khác, các thể chế phi quan phương thường không phản ánh kịp thời sự phát triển của cuộc sống. Do đó, chúng không thể điều chỉnh một cách kịp thời sự biến động của các quan hệ xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, pháp luật cũng ràng nhất các hành vi được phép, các hành vi bắt buộc, các hành vi bị cấm cũng như cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện chúng... Thông qua pháp luật, các chủ thể biết được trong điều kiện, hoàn cảnh nào, họ được làm gì, phải làm gì hay không được làm gì, hậu quả sẽ phải gánh chịu như thế nào nếu làm trái điều đó, từ đó có đầy đủ cơ sở để lựa chọn và thực hiện hành vi.

(Tham khảo: Giáo trình Lý Luận chung về nhà nước và pháp luật - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66  527 527, E-mail: info@everest. org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.96931 sec| 993.938 kb