Xác định tư cách chủ thể, trọng tâm vấn đề chứng minh

27/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Hoạt động thu thập chứng cứ nhằm chuẩn bị cơ sở pháp lý, căn cứ để đáp ứng những yêu cầu về đối tượng cần phải chứng minh. Do đó, để xác định được nội dung cần tiến hành xác minh, thu thập phải căn cứ vào đối tượng chứng minh. Xem xét quy định của pháp luật hiện hành, các nội dung thu thập chứng cứ Luật sư cần đặt trọng tâm vào xác định tư cách của chủ thể tham gia tố tụng và trọng tâm vấn đề cần phải chứng minh. Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc để làm rõ hơn về vấn đề này. 

 

 

kỹ thuật trình bày Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Xác định nội dung, phạm vi hoạt động thu thập chứng cứ

 

 

Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự luôn rất phong phú, đa dạng về nội dung, đối tượng, hình thức và biện pháp thu thập. Trong các vụ việc dân sự, nội dung của hoạt động chứng minh phải xuất phát từ yêu cầu của đương sự, nên mỗi nội dung vụ việc khác nhau sẽ đặt ra yêu cầu thu thập chứng cứ khác nhau. Ngay cả khi cùng một loại vụ việc thì việc đưa ra nội dung thu thập chứng cứ cũng có đặc thù riêng. Ví dụ, cùng là tranh chấp về hợp đồng, nhưng tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì chứng cứ cần tiến hành thu thập sẽ khác so với yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

 

 

Nội dung của hoạt động thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự và yêu cầu của chủ thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ và ở từng thời điểm tố tụng. Yêu cầu ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là yêu cầu của nguyên đơn mà còn là yêu cầu của bị đơn, yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vì vậy, đối tượng của hoạt động thu thập chứng cứ rất đa dạng gồm: chứng cứ dùng để khẳng định và chứng cứ dùng để phủ định, chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu về nội dung, chứng cứ dùng để giải quyết yêu cầu về tố tụng.(xem thêm: dịch vụ ly hôn)

 

 

Hoạt động thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự phải được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật thì chứng cứ được thu thập mới có giá trị chứng minh. Trong quá trình chứng minh, nếu không xác định được nội dung cần chứng minh là định hướng để thu thập thì sẽ dẫn đến hệ quả là quá trình thu thập chứng cứ sẽ tràn lan, Luật sư sẽ thu thập cả những thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ việc hoặc không liên quan đến những tình tiết, sự kiện cần phải chứng minh. Hoặc ngược lại, quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ bị thu hẹp, bỏ sót, không thập hết những thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến vụ việc, dẫn đến việc không có đủ những tài liệu, chứng cứ để chứng minh những thông tin, mâu thuẫn của sự việc. Việc không xác định được chính xác nội dung, phạm vi thu thập chứng cứ sẽ làm cho hoạt động thu thập chứng cứ của Luật sư lâm vào tình trạng không thể xác định, không cụ thể, mơ hồ, xa rời mục đích chứng minh.

 

 

Hoạt động thu thập chứng cứ nhằm chuẩn bị cơ sở pháp lý, căn cứ để đáp ứng những yêu cầu về đối tượng cần phải chứng minh. Do đó, để xác định được nội dung cần tiến hành xác minh, thu thập phải căn cứ vào đối tượng chứng minh. Xem xét quy định của pháp luật hiện hành, các nội dung thu thập chứng cứ Luật sư cần đặt trọng tâm vào những điều kiện sau :

 

 

Xác định quan hệ pháp luật đang tranh chấp;

 

 

Xác định tư cách của chủ thể tham gia tố tụng;

 

 

Xác định rõ trọng tâm vấn đề cần phải chứng minh.

 

 

Xác định tư cách của chủ thể tham gia tố tụng

 

 

Để xác định được nội dung này đòi hỏi các chủ thể cần nghiên cứu các quy định của BLTTDS về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Xuất phát từ việc xác định quan hệ pháp luật cần giải quyết, Tòa án sẽ tập hợp những chủ thể có liên quan đến quan hệ pháp luật đó và đặt họ vào đúng vị trí tổ tụng. Tuy nhiên, trong một vụ việc dân sự có thể xuất hiện nhiều quan hệ pháp luật khác nhau, do vậy cần phải xác định quan hệ pháp luật nào là quan hệ pháp luật chính, từ đó đặt vị trí tố tụng của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho phù hợp.(đọc về: luật sư tư vấn ly hôn)

 

 

Việc đặt đúng vị trí tố tụng của các đương sự trong vụ việc dân sự không chỉ có ý nghĩa đảm bảo quyền lợi của các đương sự mà còn là điều kiện quan trọng để Tòa án có thể giải quyết vụ việc kịp thời, đúng pháp luật và triệt để. Ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ việc dân sự Tòa án có quyền xác định một đương sự mới. Việc không triệu tập đầy đủ đương sự hoặc không đặt họ đúng vị trí tố tụng là vi phạm thủ tục tố tụng và các quyết định, bản án của Tòa án có thể bị hủy, sửa, làm cho vụ việc dân sự kéo dài không cần thiết.

 

 

Xác định rõ trọng tâm vấn đề cần phải chứng minh

 

 

Điều kiện này giúp cho Luật sư khi thu thập chứng cứ tập trung vào những điểm mấu chốt, trọng tâm cần làm sáng tỏ trong vụ việc dân sự. Để làm được điều này, trước tiên Luật sư phải dựa vào các quy định để xác định những tình tiết, sự kiện cần phải chứng minh. Đồng thời cũng căn cứ vào yêu cầu của đương sự và những mâu thuẫn giữa các đương sự mà tìm ra trọng tâm vấn đề phải chứng minh. Điều kiện này hướng Luật sư thu thập chứng cứ tập trung vào những điểm, mấu chốt, trọng tâm cần làm sáng tỏ trong vụ việc dân sự. Với những sự kiện không liên quan đến việc giải quyết vụ việc thì không cần thiết phải thu thập.(tìm hiểu : soạn thảo đơn ly hôn)

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Xác định tư cách chủ thể, trọng tâm vấn đề chứng minh

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.37600 sec| 942.289 kb