Biện pháp hình sự đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ

18/09/2022
Khi hành vi xâm phạm các quyền của sở hữu trí tuệ mang hậu quả nguy hiểm cho xã hội còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó chính là biện pháp hình sự trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Trong bài viết hôm nay, Luật Everest xin thông tin đến bạn đọc nội dung về biện pháp hình sự này.

Để đảm bảo việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện trên thực tế, pháp luật có quy định về vấn đề áp dụng các biện pháp như biện pháp dân sự, biện pháp hành chính… Khi hành vi xâm phạm các quyền của sở hữu trí tuệ mang hậu quả nguy hiểm cho xã hội còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó chính là biện pháp hình sự trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Trong bài viết hôm nay, Luật Everest xin thông tin đến bạn đọc nội dung về biện pháp hình sự này.

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, của cơ quan nhà nước và chủ thể khác có liên quan nhằm đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về các biện pháp thực thi quyền, các chế tài và thủ tục tương ứng đối với mỗi biện pháp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ có thể được thực thi bằng các biện pháp như:

  • Tự bảo vệ,
  • Biện pháp dân sự,
  • Biện pháp hành chính,
  • Biện pháp hình sự và
  • Kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT.

Theo nghĩa rộng, thực thi quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, của cơ quan nhà nước và chủ thể khác có liên quan nhằm đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Theo nghĩa hẹp, đây là cách thức, biện pháp để phát hiện và xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm về: Dịch vụ pháp lý thương mại 

Bảo hộ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?

Trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay, bên cạnh khái niệm thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn có các khái niệm khác liên quan cũng được đề cập đến đó là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Theo quy định của Hiệp định TRIPs, vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ là một khía cạnh của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, thuật ngữ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được giải thích là ‘‘bảo hộ phải bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ”.

Trong đó:

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là chuỗi hoạt động từ việc xây dựng pháp luật quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục xác lập, nội dung, giới hạn, duy trì, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đến việc thiết lập cơ chế thực thi quyền này.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là các hoạt động của nhà nước, của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và chủ thể khác có liên quan trong việc sử dụng các biện pháp không trái với quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo nghĩa rộng hơn, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn bao gồm cả hoạt động xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý

Biện pháp hình sự trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ?

Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức được xác định là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Có các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của toà án.

Xử lí xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (năm 2009), Bộ luật Hình sự năm 2015.

Từ Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009) đã có quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 170a và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 171. Theo đó “quy mô thương mại” là một trong điều kiện băt buộc để xác định trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.

Tuy nhiên, quy định “quy mô thương mại” không được hướng dẫn chi tiết, cụ thể vì vậy điều này đã gây khó khăn trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Trong nhiều vụ án, mặc dù cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp rõ ràng nhưng bị cáo lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội sản xuất, buôn bán hàng giả.

Ví dụ: Tại Bản án số 280/2017/HS-ST ngày 07/9/2017, mặc dù Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nhận định: từ năm 2013 đến tháng 1/2017, bị cáo đã có hành vi sản buôn bán tổng số 40 tấm kính ô tô giả nhãn hiệu Mercedes và giả nhãn hiệu BMW bán ra thị trường và được hưởng lợi bất chính 7.000.000 đồng, số lượng hàng giả bị cáo buôn bán tương đương với giá trị hàng thật là 189.664.098 đồng...

Hành vi phạm tội của bị cáo không những trực tiếp xâm phạm quyền sở hữu và quyền được bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của các công ti sản xuất kinh doanh đã đăng kí sở hữu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hoả tại Cục SHTT - Bộ Khoa học và Công nghệ. Mà còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh nói chung và gây tâm lí bất bình cho người tiêu dung cũng như ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an trên địa bàn Thủ đô.

Tuy vậy, Tòa án quyết định:

Bị cáo phạm tội “Buôn bán hàng giả” theo điểm e khoản 2 Điều 156; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 33, Điều 60 Bộ luật Hình sự;

Xử phạt bị cáo 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 60 tháng.

Đến Bộ luật Hình sự năm 2015, về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226) đã khắc phục được hạn chế của quy định pháp luật hình sự trước đó về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cụ thể, tương tự như Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Được áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thương mại khi có các căn cứ về lỗi cố ý và giá trị khoản thu lợi bất chính hoặc mức thiệt hại gây ra cho chủ thể quyền hoặc giá trị hàng hoá vi phạm.

Hình phạt

Bên cạnh phạt tiền, cá nhân, pháp nhân thương mại vi phạm có thể chịu áp dụng các chế tài sau:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
  • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
  • Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, căn cứ về giá trị khoản thu lợi bất chính, mức thiệt hại gây hại gây ra cho chủ thể quyền và giá trị hàng hoá vi phạm được làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đều được quy định ở mức cao hơn so với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Biện pháp hình sự đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.27303 sec| 965.906 kb