Các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu
1- Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Điều 130 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: "Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch".
Tương tự như giao dịch dân sự vô hiệu, hợp đồng lao động vô hiệu từng phần cũng được hiểu là hợp đồng có một phần nội dung hợp đồng trái quy định của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng hoặc một phần nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì phần đó sẽ bị vô hiệu.
Ví dụ: Như trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận lao động nữ không được mang thai trong thời gian thực hiện hợp đồng hoặc hợp đồng lao động có thỏa thuận tiền lương của người lao động thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng nơi người lao động làm việc) thì hợp đồng lao động được coi là vô hiệu từng phần, cụ thể là sẽ bị vô hiệu tại chính điều khoản đó (điều khoản cấm lao động nữ mang thai và điều khoản tiền lương). Các điều khoản khác vẫn có hiệu lực pháp luật.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
2- Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ
Về nguyên tắc, hợp đồng lao động bị coi là vô hiệu khi hợp đồng đó không tuân thủ các quy định của pháp luật, ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể hoặc lợi ích chung của xã hội. Thông thường hợp đồng lao động bị coi là vô hiệu toàn bộ khi không đảm bảo điều kiện về chủ thể giao kết, nội dung giao kết hoặc phạm vào điều cấm của pháp luật. Theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng lao động bị coi là vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động là trái pháp luật:
Toàn bộ nội dung hợp đồng lao động trái pháp luật được hiểu là toàn bộ các điều khoản trong hợp đồng lao động đều không đúng với quy định của pháp luật.
(ii) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:
Người giao kết không đúng thẩm quyền là người không có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động nhưng lại tiền hành ký kết các hợp đồng lao động.
Ví dụ: Người không được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền nhưng lại tiến hành giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
(iii) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng là công việc bị pháp luật cấm:
Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng là công việc bị pháp luật cấm được hiểu là những công việc pháp luật cẩm thực hiện nhưng các bên vẫn thoả thuận trong hợp đồng đó là công việc mà người lao động phải thực hiện.
Chẳng hạn như những công việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma túy; hay công việc không được phép sử dụng lao động chưa thành niên nhưng người lao động đó lại là lao động chưa thành niên…
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.


TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm