Chế độ chính trị và các hình thức của nhà nước

23/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Trong đời sống chính trị của đất nước luôn tồn tại hình thức mặt trận đoàn kết dân tộc. Hiến pháp và pháp luật quy định, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp, chính đáng của nhân dân; tập họp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1- Hình thức cấu trúc nhà nước

Các nhà nước chủ nô, phong kiến hầu như đều có cấu trúc đơn nhất, hãn hữu mới gặp cấu trúc liên bang. Khi nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời, hình thức cấu trúc liên bang mới trở thành phổ biến. 

Nhiều nhà nước chủ nô khi mới hình thành, chưa biết tổ chức quyền lực nhà nước thành các cấp theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Cùng với sự phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ, lãnh thổ quốc gia được mở rộng, dân cư ngày càng đông đảo hơn, chức năng nhà nước trở nên phức tạp hơn... các nhà nước từng bước tổ chức chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ, hình thành nên bộ máy nhà nước từ trung ương xuống địa phương. Ở nhiều nhà nước chủ nô, ngay từ đầu đã thiết lập chế độ trung ương tập quyền, địa phương là cấp dưới của trung ương, phục tùng trung ương một cách tuyệt đối. ở một số quốc gia phương Đông, ngay trong thời kì cổ đại đã tồn tại chế độ phân quyền cát cứ. Các thế lực chư hầu ban đầu được nhà vua trung ương phong chức tước và ban cấp đất đai, trực tiếp cai quản phần lãnh thổ được phân phong đó. Tuy nhiên, về sau, thế lực của các chư hầu ngày càng lớn mạnh, chèn ép các chư hầu khác, lấn át chính quyền nhà vua trung ương.

Trong nhà nước phong kiến, ở phương Đông, trong suốt quá trình phát triển của chế độ phong kiến, mặc dù yếu tố phân quyền cát cứ có xuất hiện và tồn tại trong những thời gian nhất định, tuy nhiên xu hướng chung đều là trung ương tập quyền với sự phục tùng tuyệt đối của chính quyền địa phương đối với chính quyền trung ương. Ngược lại, ở phương Tây, nhà nước phong kiến đã phát triển qua hai giai đoạn, ban đầu là thời kì phân quyền cát cứ, về sau yếu tố trung ương tập quyền mới được thiết lập.

Hình thức cấu trúc của nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa khá đa dạng, phong phú. Nhìn chung, các nhà nước này đều có hiến pháp và các quy định pháp luật khác về tổ chức bộ máy nhà nước. Nhờ vậy, mô hình tổ chức, sự phân định thẩm quyền, mối quan hệ giữa trung ương với địa phương cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương đều được xác lập và điều chỉnh bằng pháp luật.

Thực tế cho thấy, cách thức tổ chức chính quyền địa phươngở các nhà nước đương đại khá đa dạng và phức tạp, tuỳ theo điều kiện cụ thế của mỗi nước. Tựu trung lại có thể chia thành một số mô hình tổ chức chính quyền địa phương:

(i) Một là, địa phương đơn thuần là cấp dưới của trung ương, phục tùng trung ương một cách tuyệt đối. Việc tổ chức chính quyền địa phương là do trung ương quy định, địa phương không có quyền ban hành pháp luật, chỉ thực hiện thẩm quyền do trung ương quy định.

(ii) Hai là, địa phương không hoàn toàn phụ thuộc vào trung ương. Việc tổ chức chính quyền địa phương là do trung ương quy định, nhưng địa phương không chỉ đơn thuần thực hiện thẩm quyền theo quy định do trung ương ban hành, ở một số lĩnh vực nó có thể có quyền ban hành pháp luật, và quản lý điều hành theo quy định đỏ. Nói cách khác, thẩm quyền của địa phương vừa do trung ương quy định, vừa do chính nó quy định.

(iii) Ba là, địa phương phụ thuộc hạn chế vào trung ương về chính trị; các lĩnh vực kinh tế xã hội khác do địa phương hoàn toàn tự quản.

(iv) Bốn là, địa phương gần như một nhà nước hoàn toàn độc lập, nó chỉ phụ thuộc vào trung ương về quốc phòng.

Có thể nói, nhà nước liên bang chỉ xuất hiện sau khi nhà nước tư sản ra đời. Hình thức cấu trúc này tồn tại khá phổ biến trong các nhà nước đương đại. Tùy thuộc vào con đường hình thành liên bang mà ở mỗi nhà nước liên bang, mối quan hệ giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang có những đặc thù riêng. Ở một số nhà nước liên bang, các bang vốn là những nhà nước hoàn toàn độc lập, khi gia nhập liên bang, một phần chủ quyền quốc gia của các nhà nước thành viên được chuyển giao cho nhà nước liên bang, tuy nhiên các nhà nước thành viên vẫn nắm giữ chủ quyền của mình ở mức độ nhất định. Ở nhiều nhà nước liên bang khác, các bộ phận hợp thành liên bang có vị thế tương đối yếu. Ở một số nhà nước liên bang, pháp luật cho phép tự do gia nhập, tự do tách khỏi liên bang; ở một số nước khác pháp luật không cho phép tự ý tách ra khỏi liên bang để trở thành nhà nước độc lập. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

2- Chế độ chính trị

Trong nhà nước chủ nô đã tồn tại cả chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ. Tuy nhiên, chế độ dân chủ trong nhà nước chủ nô còn nhiều hạn chế, mang đậm dấu ấn của nền dân chủ nguyên thủy. Trong nhà nước phong kiến, chế độ chính trị ở hầu hết các nhà nước đều là phản dân chủ.

Trong nhà nước tư sản, chế độ chính trị cũng tồn tại cả hai dạng là dân chủ và phản dân chủ. Chế độ dân chủ tư sản được hình thành và củng cố ở những nước có phong trào dân chủ phát triển mạnh. Chế độ này có các dấu hiệu cơ bản sau: có sự thừa nhận về mặt pháp lý quyền tự do chính trị của công dân, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; công dân có điều kiện thực tế để sử dụng các quyền tự do dân chủ của mình; trong xã hội có sự tồn tại công khai của các tổ chức chính trị với những xu hướng chính trị khác nhau; trong bộ máy nhà nước có sự tồn tại của các cơ quan đại diện được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu (nghị viện, quốc hội); trong đời sống nhà nước và xã hội có sự tồn tại của nền pháp chế...

Tuy nhiên, nền dân chủ tư sản có sự thăng trầm qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, có nơi, có lúc các quyền tự do dân chủ của công dân bị chà đạp hoặc bị hạn chế đến mức tối đa. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân được quy định trong Hiến pháp bị hạn chế bởi nhiều điều kiện như giới tính, nghề nghiệp, thời gian cư trú...Ngay cả trong giai đoạn hiện nay, khi nền dân chủ tư sản có xu hướng mở rộng hơn nhiều so với trước đây thì đó vẫn là một nền dân chủ hạn chế, chủ yếu là dân chủ với các nhà tư bản vì họ mới có đủ điều kiện để thực hiện các quyền tự do dân chủ của mình một cách đầy đủ nhất. Đối với nhiều người lao động, nhiều quyền tự do dân chủ được quy định trong pháp luật vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa trở thành hiện thực.

Chế độ phản dân chủ ở các nhà nước tư sản thường hình thành khi các lực lượng dân chủ, tiến bộ ở đó bị suy yếu, mâu thuẫn trong lòng xã hội rất gay gắt và nhà nước nằm trong tay các phần tử cực đoan hay hiếu chiến... 0 đó, các quyền tự do dân chủ của công dân bị chà đạp hoặc bị hạn chế đến mức tối đa; các tổ chức dân chủ bị cấm hoạt động, bị giải tán hoặc bị khủng bố; nhà nước do các nhóm tư bản lũng đoạn chi phối... Ngày nay, chế độ phản dân chủ ở các nước tư bản chưa hoàn toàn bị thủ tiêu.

Chế độ chính trị ở tất cả các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều là chế độ dân chủ, đó là một nền dân chủ rộng rãi và thực chất. Đó là nền dân chủ đối với đại đa số dân cư, dân chủ với những người lao động; đó là một nền dân chủ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, giáo dục...; công dân có đầy đủ điều kiện để thực hiện các quyền tự do dân chủ của mình. Trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, các nhà nước đều đang tích cực củng cố và mở rộng dân chủ, đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân không ngừng mở rộng và trở thành hiện thực trong đời sống.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

3- Hình thức Nhà nước Việt Nam hiện nay

Hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam là cộng hoà dân chủ nhân dân. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội.

Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Toà án thực hiện quyền tư pháp. Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, đại diện cho nhà nước về đối nội và đối ngoại. Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội; thành lập và giám sát hoạt động của Chính phủ. Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác với Quốc hội, có thể bị Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm. Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác với Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, có thể bị Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm.

Hình thức cấu trúc của Nhà nước Việt Nam hiện nay ỉà nhà nước đơn nhất, trung ương tập quyền. Chủ quyền quốc gia do chính quyền trung ương nắm giữ, địa phương là các đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền: không được tự tổ chức bộ máy chính quyền của riêng mình, không có quyền ban hành pháp luật cho riêng mình (chỉ được ban hành những văn bản để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản của trung ương)... Chính quyền địa phương bao gồm ba cấp là tỉnh, huyện, xã, trong đó, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương.

Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ dân chủ. Nhà nước sử dụng các biện pháp dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà nước. Trong bộ máy nhà nước luôn tồn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đó là các cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Các cơ quan này được thành lập ra bằng con đường bầu cử dân chủ, tự do. Nhà nước luôn coi trọng và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ.

Công dân được tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với các cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản ỉí nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Công dân được nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ như quyền bầu cử, ứng cử, giám sát hoạt động của các cơ quan và nhân viên nhà nước, mít ting, biểu tình, lập hội, hội họp, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân... Quyết định của nhân dân là quyết định cao nhất, nhà nước phải phục tùng. Hoạt động của nhà nước luôn đảm bảo phương châm dân biết, dân bàn, dân kiểm tra 

(Tham khảo: Giáo trình Lý Luận chung về nhà nước và pháp luật - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

Xem thêm: Hướng dẫn về hợp đồng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Chế độ chính trị và các hình thức của nhà nước được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Chế độ chính trị và các hình thức của nhà nước có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. 

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Chế độ chính trị và các hình thức của nhà nước

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.26942 sec| 982.266 kb